Khái niệm công nghiệp văn hóa là gì? [Cập nhật 2023] – ACC GROUP
Mục lục bài viết
1. Khái niệm công nghiệp văn hóa là gì?
Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Những nội dung này về bản chất mang tính phi vật thể và văn hóa, được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ.
Các ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế.
Sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành công nghiệp văn hóa có đặc điểm riêng, nhưng về cơ bản, các ngành công nghiệp văn hóa có quy trình hoạt động chính: sáng tạo, sản xuất, phân phối dịch vụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa.
2. Phát triển Công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế của Việt Nam
Ngày nay, phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngày 06 tháng 05 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, trong đó có đề cập đến chủ trương “Phát triển nhanh chóng “công nghiệp văn hóa”, gợi mở cho nhiều chính sách văn hóa quan trọng ở Việt Nam.
Ngày 08 tháng 09 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chính thức xác nhận các ngành công nghiệp văn hóa trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
3. Công nghiệp văn hóa bao gồm những lĩnh vực
Hiện nay, công nghiệp văn hóa được Chính phủ Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực:
- Quảng cáo;
- Kiến trúc;
- Phần mềm và các trò chơi giải trí;
- Thủ công mỹ nghệ;
- Thiết kế;
- Điện ảnh;
- Xuất bản;
- Thời trang;
- Nghệ thuật biểu diễn;
- Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm;
- Truyền hình và phát thanh;
- Du lịch văn hóa
4. Nơi đào tạo văn hóa công nghiệp
Đại học Văn hóa TP.HCM, chuyên ngành công nghiệp văn hóa. Hồ Chí Minh
Sự ra đời của chuyên ngành đào tạo công nghiệp văn hóa trong các trường cao đẳng, đại học là biểu hiện cụ thể của chủ trương “công nghiệp văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Nhà nước tạo điều kiện thu hút tối đa doanh nghiệp, nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh nhu cầu lao động ngành công nghiệp văn hóa ngày càng lớn, việc ra đời các chuyên ngành công nghiệp văn hóa là điều cấp thiết để hình thành lực lượng lao động độc lập, gắn kết tính sáng tạo, văn hóa và phương thức kinh doanh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của khách hàng.
5. Sinh viên chuyên ngành Công nghiệp văn hóa được trang bị những kiến thức, kỹ năng
Sinh viên chuyên ngành Công nghiệp văn hóa sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản như sau:
Về kiến thức:
-Kiến thức về nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính), thị trường sản phẩm văn hóa, vấn đề bản quyền, quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển khán giả, xây dựng thương hiệu cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp với bối cảnh của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
– Kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý quy trình sáng tạo, sản xuất, dịch vụ, phân phối và tiêu dùng sản phẩm văn hóa trong các ngành công nghiệp văn hóa để có thể làm việc trong môi trường hiện đại, đa văn hóa, không gian sáng tạo và khởi nghiệp.
Về kỹ năng:
– Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá chất lượng công việc; kỹ năng tổ chức, điều hành, quản lý; phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế; khởi nghiệp;
– Kỹ năng tổ chức hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp văn hoá để có thể làm việc trong môi trường đa văn hóa ở Việt Nam và quốc tế.
– Kỹ năng quay phim, chụp ảnh, tổ chức sự kiện… ứng dụng vào việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cụ thể (quảng cáo, mỹ thuật, triển lãm, thời trang…)
6. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Công nghiệp văn hóa
Sự phát triển mọi mặt của xã hội trong thời gian gần đây đã kéo theo hai xu hướng đối với cơ hội việc làm của người học: một là một số ngành học có xu hướng bão hòa và nhu cầu xã hội giảm sút; trong xu hướng ngược lại, cơ hội phát triển ở một số lĩnh vực, ngành nghề sẽ có cơ hội phát triển. Nhu cầu của xã hội cũng ngày càng cao, cơ hội nghề nghiệp ngày càng rộng mở. Công nghiệp văn hóa là ngành nóng thứ hai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành văn hóa có thể tham gia vào các công việc sau:
* Sáng tạo, sản xuất và phân phối các dịch vụ công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh (phim, quảng cáo, thời trang, thủ công mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật…)
* Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông (đài phát thanh, báo chí, công ty tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, marketing…)
* Vận hành các lĩnh vực kinh doanh văn hóa (quản lý nhân sự, phát triển dự án, tiếp thị văn hóa…)
* Hoạt động trong lĩnh vực du lịch (quản lý du lịch, marketing du lịch, hướng dẫn viên du lịch…)
* Quản lý hoạt động kinh doanh văn hóa của các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thông tin và du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa – Thông tin, Nhà Văn hóa…).
5/5 – (3319 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin