Khám phá các nền văn minh ở Việt Nam trên khắp 3 miền

Việt Nam là quốc gia có nền văn minh sớm và tương đối đa dạng. Trên mỗi vùng miền tổ quốc đều đã từng hình thành các nền văn minh tương ứng với đặc điểm địa lý. Vậy các nền văn minh ở Việt Nam như thế nào? Cùng khám phá ngay với Maydopro.com nhé.

Nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Kinh Dương Vương đã lập ra nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước công nguyên tức khoảng 5.000 năm trước. Đến khoảng 4.000 năm trước, những nền tảng văn minh đầu tiên đã xuất hiện ở miền bắc Việt Nam. Đó là các nền văn hóa Phùng Nguyên, Gò Mun và dẫn tới nền văn minh Đông Sơn, một nền văn minh thực sự của tổ tiên người Việt. Thời kỳ Đông Sơn có cột mốc xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên với một xã hội phát triển khá hoàn chỉnh và một nền kinh tế đa dạng bao gồm nông nghiệp, thủ công, ngư nghiệp và hàng hải.  

Trước đó, thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã được các bộ lạc còn lại tôn làm vua, sử gọi là vua Hùng, lập ra nước Văn Lang tại vùng đồng bằng, vùng trung du bắc bộ và vùng bắc trung bộ ngày nay. Cư dân Văn Lang là những người giỏi nghề sông biển, trồng lúa nước và đúc đồng. Lương thực chính của họ là lúa nếp, lúa tẻ nhiều loại hoa màu khác. Trống đồng Đông Sơn là di sản của thời kỳ này. Bên cạnh vũ khí bằng đồng, từ giữa thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện vũ khí làm bằng sắt, là công nghệ tối tân thời bấy giờ.

Trống đồng Đồng Sơn
Trống đồng Đồng Sơn

Thời kỳ này người Âu Việt cũng phát triển thế lực ở gần vùng núi phía bắc và đông bắc bộ, bên cạnh lãnh thổ nước Văn Lang. Họ cũng đã lập ra nước Thục. Một số nhóm Âu Việt đã sinh sống hòa lẫn với người Lạc Việt trong vùng cai trị của các vua Hùng. Năm 257 trước công nguyên, vua của người Âu Việt là Thục Phán nhân lúc vua Hùng nước Văn Lang không phòng bị, kéo quân đánh chiếm Phong Châu, khi đó nước Văn Lang và Âu Việt được sáp nhập làm một, đặt tên nước là Âu Lạc. Thời kỳ Âu Lạc cũng là thời mà văn minh Đông Sơn đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.

Xem thêm:

Nền văn minh Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam

Tại miền Trung, khoảng 4.000 năm trước đã có cư dân Malayo-Polynesian sinh sống. Họ làm nông nghiệp và bước vào thời đại kim khí. Tới khoảng 3.000 năm trước đến đầu công nguyên văn hóa Sa Huỳnh đã có bước nhảy vọt về kỹ thuật luyện kim và bước vào kỷ nguyên đồ sắt sớm hơn cả văn minh Đông Sơn. Khu vực này có hoạt động kinh tế dựa trên cả ba nền tảng nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại. Mặc dù cũng trồng lúa nước như cư dân Đông Sơn, cư dân Sa Huỳnh có lương thực chính là lúa tẻ chứ không phải lúa nếp. 

Nền văn hóa Sa Huỳnh
Nền văn hóa Sa Huỳnh

Người Sa Huỳnh phát triển nghề luyện thủy tinh và chế tác đá quý thành những đồ trang sức tuyệt đẹp. Đó là những hàng hóa quý giá, được nhiều nước trong khu vực ưu chuộng.

Không có đủ bằng chứng để chứng minh người Sa Huỳnh đã thành lập nhà nước như người Đông Sơn. Đến đầu công nguyên, cư dân Sa Huỳnh đã có sự phát triển về văn minh ngang ngửa với văn minh Đông Sơn, với sức sản xuất không hề thua kém.

Nền văn minh Óc Eo ở Nam Bộ

Theo dấu khảo cổ học thì tầng văn hóa Đồng Nai là tầng văn hóa đầu tiên ở Nam Bộ, xuất hiện khoảng 4.000 – 3.000 năm trước, với cư dân thuộc chủng Mã Lai – Đa Đảo. Họ chủ yếu sinh sống bằng canh tác nương rẫy, săn bắt và hái lượm. Cư dân ở đây cũng sớm phát triển kỹ thuật luyện sắt và tiến vào kỷ nguyên đồ sắt mạnh mẽ.

Các sản phẩm thủ công đặc trưng của văn hóa Đồng Nai là trang sức, đồ thủy tinh. Sự ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ đã chuyển biến văn hóa Đồng Nai sang một tầm cao mới, chính là văn minh Óc Eo. 

Nền văn minh Óc eo
Nền văn minh Óc eo

Đầu công nguyên, cư dân Óc Eo đã lập nên vương quốc Phù Nam, trung tâm nằm tại vùng Hà Tiên, Kiên Giang, nước này có nền kinh tế chuyên về thương mại và hàng hải. Người Phù Nam đã khai phá và làm chủ toàn bộ đất đai Nam bộ và dần dần lấn về phía tây, kiểm soát đất đai của vùng Campuchia ngày nay. 

Như vậy, Đông Sơn, Sa Huỳnh và Ốc Eo là các nền văn minh ở Việt Nam thời cổ đại vô cùng độc đáo phải không nào. Hy vọng những kiến thức này thì sẽ hữu ích hơn cho công việc khảo cổ hay dò tìm cổ vật của bạn nhé. 

Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu về các loại máy dò kim loại vui lòng gọi tới hotline Hà Nội: 0866 421 463 – Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được hỗ trợ.