Khám phá đôi nét về văn hóa trà Việt Nam
Trà là một là một trong những biểu tượng đại diện cho không gian văn hóa của dân tộc ta. Bởi không chỉ có lịch sử hình thành từ lâu đời mà văn hóa trà còn len lỏi trong đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam. Vậy văn hóa trà Việt được ra đời từ khi nào, có những giai đoạn phát triển ra sao và sự khác nhau giữa văn hóa trà Việt xưa và nay là gì. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu lịch sử hình thành của văn hóa trà Việt
Trước khi khám phá những nét đẹp của không gian văn hóa trà Việt Nam thì đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành của văn hóa trà Việt xa xưa đã được ra đời và phát triển như thế nào nhé!
Có thể bạn chưa biết rằng văn hóa trà Việt đã được ra đời từ rất lâu, với lịch sử hơn 4000 năm hình thành phát triển. Và có thể nói đây cũng chính là một trong những biểu tượng tiêu biểu gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của ông cha ta.
Mặc dù văn hóa trà tại Việt Nam được du nhập và chịu những ảnh hưởng nhất định bởi trà đạo Trung Quốc, thế nhưng không gian văn hóa trà của chúng ta vẫn chứa đựng được những màu sắc riêng biệt.
Một trong những ví dụ rõ nét nhất đó là đã có những giai đoạn trong lịch sử, khi trà được xem là món đồ uống cao cấp và chỉ dành cho những bậc vua chúa, hoặc những tầng lớp trung thượng lưu danh gia vọng tộc sử dụng – Thì ngày nay văn hóa trà đã len lỏi vào trong đời sống thường nhật của con người Việt Nam được thể hiện qua việc: Trà trở thành một trong những món đồ uống hằng ngày quen thuộc, và đồng thời còn gắn liền với những ngày lễ trọng đại như dạm ngõ, cưới hỏi, hay các dịp cúng giỗ trong năm,…
2. Văn hóa trà Việt Nam xưa và nay khác nhau như thế nào
Văn hóa trà là một trong những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc – Vốn đã được minh chứng bởi lịch sử hình thành lâu đời, gắn liền với không gian sinh hoạt và cuộc sống thường nhật.
Vậy với diễn tiến phát triển và sự giao thoa giữa các thời đại thì liệu văn hóa trà Việt xưa và nay có sự khác nhau gì hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển theo xu hướng chung trên toàn thế giới đã góp phần giúp văn hóa trà Việt tại nước ta cởi mở hơn rất nhiều. Có thể thấy được rằng khi so sánh với các nền văn hóa uống trà khác, trong đó điển hình nhất phải kể đến đó là trà đạo của Trung Hoa và Nhật Bản thì người Việt Nam ta không quá đặt nặng các quy tắc khuôn khổ trong việc uống trà.
Chúng ta đã tiếp thu, biến hóa và phát triển những tập tục văn hóa uống trà từ xa xưa trở nên đơn giản, sáng tạo và mang tính gắn kết nhiều hơn. Tại Việt Nam, người uống trà không xem đó là “đạo” mà nó có ý nghĩa như một thức uống tinh thần, và là nơi để người ta giãi bày tâm sự và chia sẻ cùng nhau mọi vấn đề trong cuộc sống.
Không gian văn hóa trà của Việt Nam có thể không mang bề dày lịch sử như khi so sánh với trà đạo Trung Hoa, hoặc cũng có thể không cầu kỳ khuôn khổ như trà đạo của Nhật Bản, thế nhưng chúng ta vẫn gây được ấn tượng bởi nền văn hóa trà mang đậm đà bản sắc dân tộc với đầy tính dung dị, mộc mạc đơn sơ và chân thật.
Trà là một trong những minh chứng đại điện cho nền văn hóa đã được hình thành từ lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha. Chính vì vậy mỗi người chúng ta cần duy trì và phát huy trọn vẹn nền văn hóa đó sao cho vẫn gìn giữ được những nét đẹp dung dị, mộc mạc từ cách pha chế đến khi thưởng thức, và đồng thời lưu truyền phát triển nó đến các thế hệ mai sau.