Kho dữ liệu số Trường Đại học Y Hà Nội: ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM MELD VÀ MELD Na Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ BIẾN CHỨNG
Abstract: Xơ gan là bệnh lý thường gặp, đứng hàng đầu trong các bệnh gan mật. Bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao, là nguyên nhân tử vong thứ 14 trên toàn thế giới. Tỷ lệ bệnh nhân xơ gan có thể cao hơn thực tế bởi bệnh nhân ở giai đoạn sớm của xơ gan thường không có triệu chứng và hầu hết bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng nặng nề của xơ gan. Nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân xơ gan chủ yếu là do các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, hội chứng não gan, hội chứng gan thận, cổ trướng, nhiễm trùng dịch cổ chướng,… Do đó, cần có những thống kê về mức độ nặng của bệnh nhân xơ gan để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xơ gan không hồi phục ở giai đoạn nặng và lựa chọn duy nhất là ghép gan, nhưng nó chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển. Ca ghép gan đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1963 bởi Thomas Starzl. Từ đó đến nay, số lượng bệnh nhân ghép gan không ngừng tăng lên. Vấn đề đặt ra đối với các bác sĩ là cần phải phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh, nguy cơ tử vong để có thể sắp xếp các bệnh nhân cần được ghép gan sớm hay có thể trì hoãn.
Bệnh xơ gan đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu và có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý bệnh này với các thang điểm và chỉ số đánh giá các giai đoạn xơ gan. Thang điểm Child Pugh được áp dụng từ năm 1964 được tính điểm dựa trên năm thông số lâm sàng và cận lâm sàng, sau đó xếp thành ba mức độ A, B và C. Từ năm 2002, thang điểm MELD (Model for end stage liver disease) là một thang điểm được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thang điểm MELD có vai trò to lớn trong việc phân loại bệnh nhân trong danh sách chờ ghép gan. MELD là chỉ số có ý nghĩa trong đánh giá và tiên lượng ở bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là xơ gan có biến chứng. Thang điểm MELD dựa trên các chỉ số bilirubin, INR và creatinin. Chính vì vậy, thang điểm MELD có một số hạn chế: bệnh nhân hạ Natri máu, suy dinh dưỡng,… thang điểm MELD không đánh giá tên lượng chính xác nữa. Từ đó ra đời thang điểm MELD Na có khả năng dự báo tử vong tốt hơn. Cứ giảm 1mEq/L Natri máu thì tỷ lệ tử vong tăng 12% sau 3 tháng.1
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá giá trị của thang điểm MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về điểm MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan nhưng chưa tập trung vào các bệnh nhân xơ gan có biến chứng. Đặc biệt, ứng dụng điểm MELD Na chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thang điểm MELD và MELD Na ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng” với mục tiêu:
Đánh giá thang điểm MELD và MELD Na ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng.
Xơ gan không hồi phục ở giai đoạn nặng và lựa chọn duy nhất là ghép gan, nhưng nó chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển. Ca ghép gan đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1963 bởi Thomas Starzl. Từ đó đến nay, số lượng bệnh nhân ghép gan không ngừng tăng lên. Vấn đề đặt ra đối với các bác sĩ là cần phải phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng của bệnh, nguy cơ tử vong để có thể sắp xếp các bệnh nhân cần được ghép gan sớm hay có thể trì hoãn.
Bệnh xơ gan đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu và có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý bệnh này với các thang điểm và chỉ số đánh giá các giai đoạn xơ gan. Thang điểm Child Pugh được áp dụng từ năm 1964 được tính điểm dựa trên năm thông số lâm sàng và cận lâm sàng, sau đó xếp thành ba mức độ A, B và C. Từ năm 2002, thang điểm MELD (Model for end stage liver disease) là một thang điểm được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thang điểm MELD có vai trò to lớn trong việc phân loại bệnh nhân trong danh sách chờ ghép gan. MELD là chỉ số có ý nghĩa trong đánh giá và tiên lượng ở bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là xơ gan có biến chứng. Thang điểm MELD dựa trên các chỉ số bilirubin, INR và creatinin. Chính vì vậy, thang điểm MELD có một số hạn chế: bệnh nhân hạ Natri máu, suy dinh dưỡng,… thang điểm MELD không đánh giá tên lượng chính xác nữa. Từ đó ra đời thang điểm MELD Na có khả năng dự báo tử vong tốt hơn. Cứ giảm 1mEq/L Natri máu thì tỷ lệ tử vong tăng 12% sau 3 tháng.1
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá giá trị của thang điểm MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan. Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về điểm MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan nhưng chưa tập trung vào các bệnh nhân xơ gan có biến chứng. Đặc biệt, ứng dụng điểm MELD Na chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thang điểm MELD và MELD Na ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng” với mục tiêu:
Đánh giá thang điểm MELD và MELD Na ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng.