Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch
Đánh giá post
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm – Quảng Ngãi dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2025
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 được thể hiện trong số 4709/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2013 với những nội dung chủ yếu sau:
- Quan điểm :
Phát triển du lịch Quảng Ngãi theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Phát triển du lịch Quảng Ngãi trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác cả nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa, trong đó, chú trọng phát triển khách du lịch nội địa và tăng cường thu hút khách quốc tế.
Phát triển đồng thời du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái với việc lấy du lịch biển làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng để phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch của tỉnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch.
- Mục tiêu : Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Đến năm 2020, du lịch Quảng Ngãi cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2025 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa Quảng Ngãi, thân thiện với môi trường, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những điểm đến đạt mức trung bình khá của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước.
- Khách du lịch:
Đến năm 2020 đạt 950.000 lượt khách, trong đó 70.000 lượt khách quốc tế; đến năm 2025 đạt 1.350.000 lượt khách, trong đó 90.000 lượt khách quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 8% – 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 6% – 7%/năm.
Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế giai đoạn 2021 – 2025 đạt 3 ngày – 3,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế giai đoạn 2021 – 2025 đạt khoảng 100 USD/người/ngày đêm.
Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 3,0 ngày – 3,4 ngày. Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 900.000 – 1.000.000 VNĐ/người/ngày đêm.
Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2025 đạt 1.152 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch giai đoạn 2014 – 2015 đạt 17,3 %/năm; giai đoạn 2021 – 2025 đạt 11 %/năm. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có 4.000 buồng và đến năm 2025 có 5.800 buồng; trong đó, tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 15% – 25% theo từng giai đoạn.
Về việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho 13.000 người, trong đó, lao động trực tiếp 4.200 người; đến năm 2025 tạo việc làm cho 16.000 người, trong đó, lao động trực tiếp là 5.200 người.
Về văn hóa, xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa…
Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị các tài nguyên, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và bảo vệ môi trường.
Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch với đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vùng biển, đảo.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch
3.1.2. Định hướng khai thác phát huy các giá trị di tích Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
3.1.2.1 Định hướng chung
- Căn cứ trên tiềm năng, tài nguyên du lịch định hướng du lịch khu vực tập trung vào các nội dung:
- Khai thác các giá trị lịch sử, nhân văn gắn với anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm và lịch sử cách mạng ở khu vực để tạo thành hệ thống các tuyến điểm tham quan hấp dẫn du khách.
- Khai thác các giá trị tự nhiên, sinh thái, môi trường và văn hóa bản địa để hình thành các khu điểm du lịch, dịch vụ, các tuyến du lịch có khả năng hấp dẫn khách du lịch và kéo dài thời gian du lịch của khách trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch.
3.1.2.2 Nguyên tắc tổ chức hoạt động khai thác
- Tổ chức khai thác bảo đảm không ảnh hưởng đến các yếu tố gốc của di tích
- Khai thác các loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp với khu di tích.
- Đảm bảo giữ gìn nguyên vẹn khung cảnh khu di tích, tổ chức các hoạt động bảo tồn và khai thác các giá trị của khu di tích.
- Tổ chức không gian phù hợp với điều kiện về tài nguyên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo thành mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các tiềm năng du lịch khác.
- Tổ chức không gian phải bảo đảm không gây tác động đối với môi trường.
3.1.2.3 Sản phẩm dịch vụ chính Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Du lịch tham quan di tích lịch sử
- Khai thác giá trị hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng bao gồm:
- Tham quan các điểm di tích lịch sử gắn với anh hùng liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm
- Tham quan hệ thống các di tích lịch sử cách mạng khác của khu vực như di tích cách mạng Ba Tơ, di tích Nguyễn Nghiêm….
Du lịch mô phỏng bao gồm :
- Khai thác các giá trị lịch sử từ hình tượng anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm cũng như những giá trị lịch sử từ cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Mô phỏng lại các tuyến giao liên trong chiến tranh gắn với hành trình theo nhật ký Đặng Thùy Trâm.
- Cắm trại sinh hoạt theo hình thức các căn cứ thời chiến (luyện tập, sinh hoạt theo kiểu thời chiến)
- Các hoạt động mô phỏng ở di tích bệnh xá huyện Đức Phổ trong đó khách du lịch có thể tham gia trực tiếp với vai bác sỹ, y tá để chụp ảnh.
Du lịch nghỉ cuối tuần
- Khai thác giá trị của các tiềm năng du lịch của khu vực Nghỉ cuối tuần khai thác tiềm năng khu vực hồ Liệt Sơn
- Nghỉ cuối tuần khai thác tiềm năng của các bãi biển ở huyện Đức Phổ Du lịch sinh thái
- Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực bao gồm:
- Du lịch sinh thái khu vực hồ Liệt Sơn Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
- Du lịch biển ở các bãi biển thuộc huyện Đức Phổ Du lịch thể thao nước trên mặt hồ Liệt Sơn
- Du lịch dã ngoại với hoạt động leo núi, khám phá rừng Du lịch văn hóa dân tộc
- Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc thiểu số (người H’rê, người Cà dong…)
- Du lịch homestay (sinh hoạt tại nhà người dân tộc)
- Du lịch lễ hội dân tộc thiểu số
3.1.2.4 Định hướng thị trường
Thị trường nội địa
Thị trường nội địa tập trung vào các thị trường
Thị trường Khu vực miền trung: bao gồm khách du lịch từ các đô thị chính của khu vực miền trung như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tam Kỳ, Quảng Ngãi… với các đối tượng chính:
- Cán bộ đã từng tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ;
- Học sinh sinh viên
Dân cư
Thị trường khu vực miền nam: bao gồm khách du lịch từ các tỉnh miền nam tập trung vào các đô thị chính như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… với các đối tượng chính
Cán bộ đã từng tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ; Học sinh sinh viên.
Dân cư Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Thị trường khu vực miền bắc: bao gồm khách du lịch từ các tỉnh miền bắc tập trung vào các đô thị chính như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa…
Cán bộ đã từng tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ; Học sinh sinh viên
Thị trường nước ngoài
- Thị trường nước ngoài tập trung vào các đối tượng
- Khách du lịch cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam
- Khách du lịch châu Âu nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam và anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm.
- Khách du lịch từ nước ngoài với nhu cầu du lịch văn hóa, du lịch biển. Ưu tiên phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc,
- Hàn Quốc, Đài Loan), ASEAN; trong đó, đặc biệt chú trọng khai thác thị trường ASEAN theo hành lang Đông – Tây.
- Phát triển thị trường truyền thống: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Pháp, Úc, Nga, Ukraine.
- Mở rộng thị trường mới: Hướng tới các nước thuộc khu vực Trung, Bắc Âu, vùng Trung Đông; các nước New Zealand, Ấn Độ…
3.1.2.5 Hệ thống cơ cấu khu du lịch Đặng Thùy Trâm Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của khu du lịch Đặng Thùy Trâm bao gồm Các khu chức năng bao gồm
Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm: là khu trung tâm đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống của khu du lịch Đặng Thùy Trâm.
Khu du lịch sắc tộc bản H rê – xóm Đồng Lớn: phát triển ở khu vực bản H’rê hiện tại theo mô hình xây dựng thành khu du lịch cộng đồng, sắc tộc…
Khu du lịch Thác Trời: phát triển dọc theo lưu vực suối nước vào đến thác Trời.
Khu đón tiếp điều hành: phát triển ở khu vực bãi đỗ xe hiện tại.
Khu vực bệnh xá Đặng Thùy Trâm: bệnh xá mới do báo tuổi trẻ quyên tặng được giữ nguyên hiện trạng, chỉ tu bổ tôn tạo và khai thác hiệu quả không gian của khu đất.
Không gian tưởng niệm Đặng Thùy Trâm: được phát triển trên khu đất sân vận động của xã giáp với bệnh xá Đặng Thùy Trâm với mục đích tạo thành không gian tưởng niệm đồng thời là không gian tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị của địa phương.
Các điểm di tích bao gồm: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
- Điểm di tích bệnh xá Đức Phổ: tôn tạo cảnh quan và di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích để bảo vệ di tích
- Điểm di tích nơi hy sinh anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm:
- khoanh vùng bảo vệ di tích để bảo vệ di tích
- Điểm di tích nơi hy sinh
- Điểm di tích trạm xá Bác Mười (Trạm xá Đức Phổ)
- Điểm di tích Hang Bọng Dầu trạm tiền phẫu: mở rộng di tích hiện tại và làm đường vào điểm di tích phục vụ khách tham quan
- Điểm di tích hầm trú ẩn tại nhà bà Tạ Thị Ninh: khoanh vùng bảo vệ di tích để bảo vệ di tích.
Các tuyến bao gồm:
- Tuyến giao thông kết nối khu vực phía ngoài với khu vực phía trong là đường vào khu di tích hiện tại
- Tuyến giao thông nội bộ quanh hồ Liệt Sơn kết nối Khu Du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm với Khu du lịch sắc tộc bản H’rê.
- Tuyến du lịch sinh thái dọc suối vào khu du lịch sinh thái Thác Trời Tuyến đường lên điểm di tích nơi hy sinh và điểm di tích bệnh xá Bác Mười Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
3.1.2.6 Định hướng hệ thống tuyến tham quan
Hệ thống tuyến tham quan được phát triển trên cơ sở các tuyến giao thông hiện tại kết nối các điểm di tích. Tuyến tham quan bao gồm:
Tuyến tham quan khu vực phía tây quốc lộ 1A (khu vực phía trong): là tuyến giao thông vòng quanh hồ Liệt Sơn và kết nối các điểm di tích Bệnh xá Đức Phổ; điểm di tích nơi hy sinh của anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm; Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm; Khu du lịch sắc tộc bản H’rê – xóm Đồng Lớn và Điểm du lịch sinh thái Thác Trời. Toàn tuyến có chiều dài hơn 30 km.
Tuyến tham quan khu vực phía đông quốc lộ 1A (khu vực phía ngoài): là tuyến giao thông từ quốc lộ 1A vào Điểm di tích hầm trú ẩn; Điểm di tích trạm tiền phẫu hang Bọng Dầu; Khu bệnh xá Đặng Thùy Trâm và Không gian tưởng niệm Đặng Thùy Trâm. Toàn tuyến có chiều dài hơn 9 km.
3.1.3 Một số định hướng về quy hoạch không gian, lãnh thổ
3.1.3.1 Bố cục không gian kiến trúc toàn khu
Không gian kiến trúc của Khu du lịch Đặng Thùy Trâm được phân chia thành các không gian chính :
Không gian cây xanh đây là yếu tố chủ đạo của toàn khu do đó các công trình trong Khu du lịch Đặng Thùy Trâm được thiết kế quy mô nhỏ và vừa, tầng cao thấp, kiểu dáng công trình hài hòa với thiên nhiên, nằm ẩn trong không gian cây xanh.
Không gian hồ Liệt Sơn với mặt hồ rộng thoáng tạo thành cảnh quan thoáng, rộng, với màu xanh của nước là chủ đạo. Đây là điểm nhấn cảnh quan chính của khu du lịch Đặng Thùy Trâm.
Không gian đồi núi: là không gian có điểm nhìn cao, thoáng, với các sườn đồi chạy uốn lượn. Các công trình trong không gian đồi núi sẽ được bố trí bám theo các sườn đồi với hướng chính của công trình là hướng về phía đất thấp để thuận lợi cho quan sát. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Không gian suối nước: là không gian có mặt nước rộng, thoáng đồng thời có sườn dốc thoải. Các công trình cũng bố trí bám theo ven suối với hướng nhìn chính về phía mặt nước.
Trên cơ sở các yếu tố này, quan điểm bố cục không gian kiến trúc cảnh quan của toàn khu của Khu du lịch Đặng Thùy Trâm tập trung vào việc sử dụng chủ yếu các công trình kiến trúc thấp tầng, hình thức kiến trúc thân thiện, hòa nhập với môi trường, sử dụng kết cấu công trình theo kiểu chống chân để hạn chế tối đa đào đắp. Kiểu dáng kiến trúc tùy theo từng khu chức năng. Tại khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm sử dụng các công trình kiến trúc theo phong cách mô phỏng các lán trại của quân giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ, công trình ở khu du lịch sắc tộc H’rê là các công trình theo kiểu nhà ở truyền thống của người H’rê.
Vị trí đặt công trình kiến trúc tạo điểm nhấn tập trung vào các khu vực có cảnh quan đẹp như khu vực giáp hồ Liệt Sơn, trên các đỉnh đồi cao và dọc theo các suối nước.
3.1.3.2 Tổ chức không gian
Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm
Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm nằm xung quanh khu vực hồ Liệt Sơn do đó lấy hồ Liệt Sơn là điểm nhấn cảnh quan chính. Hệ thống các công trình được bố trí theo các sườn đồi theo nguyên tắc hướng nhìn về phía thấp để có tầm nhìn rộng thoáng. Mật độ xây dựng thấp, các công trình kết hợp thành các nhóm nhỏ, bố trí ẩn hiện trong không gian cây xanh tự nhiên.
Khu du lịch sắc tộc bản H’rê Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Khu du lịch sắc tộc bản H’rê nằm dọc theo suối nước do đó hệ thống công trình được bố trí men theo sườn đồi hướng về phía suối nước. Các công trình được tập trung thành cụm kết hợp hài hòa với thiên nhiên và hệ thống các khu đất sản xuất. Công trình kiến trúc chủ yếu mang kiểu dáng kiến trúc truyền thống của người H’rê.
Khu du lịch sinh thái Thác Trời
Khu du lịch sinh thái Thác Trời được bố trí dọc theo bờ suối lấy Thác Trời là điểm nhấn cảnh quan. Hệ thống công trình là các công trình nhỏ theo kiểu lán trại, chòi nghỉ nhỏ trong rừng nằm lẩn trong không gian cây xanh.
Khu tưởng niệm Đặng Thùy Trâm
Khu tưởng niệm Đặng Thùy Trâm chủ yếu sử dụng các không gian rộng, thoáng làm điểm nhấn cảnh quan. Các công trình được xây dựng thấp tầng, quy mô nhỏ để tôn các không gian chính, kiểu dáng công trình đơn giản, hiện đại.
3.2 Một số giải pháp Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Muốn phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm một cách bền vững và hiệu quả thì vấn đề bảo tồn cần phải được đặt lên hàng đầu. Đó là một điều hết sức dễ hiểu bởi mỗi tài nguyên văn hóa không phải chỉ cần khai thác trong thế hệ này mà còn cần lưu giữ, bảo tồn cho thế hệ sau có thể tìm hiểu, phát huy những giá trị lớn hơn của những di sản đó, đồng thời còn để quảng bá hình ảnh quốc gia trên toàn thế giới.
3.2.1 Tăng cường việc quản lý nhà nước đối với khu di tích Đằng Thùy Trâm
Thành lập và phân định việc quản lý toàn diện khu di tích cho Ban Quản lý Khu Di tích Đặng Thùy Trâm, chấm dứt tình trạng quản lý lỏng lẻo ở khu vực này.
Chuyển Ban Quản lý Di tích Đằng Thuỳ Trâm trực thuộc tỉnh để thống nhất về quản lý và xứng tầm một di tích trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi.
Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý liên quan cần quán triệt đầy đủ, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng những quy định của Nhà nước, để khu di tích Đằng Thùy Trâm có thể phát huy được những giá trị lịch sử vô giá của mình. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Khu di tích Đằng Thùy Trâm có đi vào hoạt động và khai thác tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào sự điều hành của Ban Quản lý khu di tích Đặng Thùy Trâm và những con người thực thi cụ thể. Chính vì vậy, khi nhu cầu của khu di tích ngày càng cao thì Ban Quản lý khu di tích Đặng Thùy Trâm cần được điều chỉnh và tăng cường đội ngũ cán bộ phù hợp. Đó là những người không chỉ có nhiệt huyết mà phải có trình độ chuyên môn cao về bảo tồn di tích, có đủ năng lực để vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích .
3.2.2 Quy hoạch, xúc tiến quảng bá khu di tích Đặng Thùy Trâm
Tiến hành quy hoạch không gian phát triển du lịch cho khu di tích Đặng Thùy Trâm trong xu thế phát triển chung của tỉnh Quảng Ngãi. Quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu đánh giá được tác động với môi trường khi du lịch phát triển, chú ý yếu tố phát triển bền vững trong phát triển du lịch.
Xây dựng khu di tích Đặng Thùy Trâm thành trung tâm du lịch lịch sử văn hóa của Quảng Ngãi. Đồng thời kết nối với các vùng phụ cận như Quảng Nam, Bình Định phát triển thành trung tâm du lịch lịch sử văn hóa của miền Trung.
Xây dựng tuyển du lịch :Khu di tích Đặng Thùy Trâm- Khu du lịch văn hóa Thiên Ấn – Nhà thờ Trương Định – Khu chứng tích Sơn Mỹ – Khu du lịch Mỹ Khê – Địa đạo Đám Toái – Khu du lịch sinh thái Vạn Tường – Khu du lịch Thiên Đàng – Đảo Lý Sơn, với mối liên kết du lịch dựa trên tính nổi trội của du lịch lịch sử văn hóa sẽ là cơ sở để kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng nguồn thu từ các loại hình dịch vụ du lịch. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các cơ sở lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách đủ mạnh, từ đó đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước có tiểm lực, có kinh nghiệm vào khu vực di tích. Đây là những dự án thu hút khách quốc tế vào địa phương một cách nhanh và hiệu quả nhất, góp phần xây dựng thương hiệu khu di tích Đặng Thùy Trâm.
Phát triển sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa mang đặc trưng văn hóa của dân tộc H’rê, vừa phù hợp với thị hiếu của du khách, từ đó đẩy mạnh giá trị xuất khẩu tại chỗ. Xây dựng các tụ điểm mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nhằm đẩy mạnh giá trị chi tiêu của du khách.
Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch trong xu thế mới. Tiến hành phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cần hướng đến, từ đó có chính sách marketing cho phù hợp với từng loại thị trường.
Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của khu di tích.
3.2.3 Về nguồn đầu tư Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Ưu tiên bố trí kinh phí trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh cho các dự án xác định điểm nhấn, trọng điểm của ngành du lịch theo từng giai đoạn. Tập trung huy động nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan.
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực
Trong bất cứ một lĩnh vực nào, yếu tố con người luôn luôn được đề cao hàng đầu. Đặc biệt trong việc phát triển du lịch văn hóa tại khu di tích Đặng Thùy Trâm thì chất lượng, dồi dào thì mới có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, hệ thống hướng dẫn viên để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ nhân lực tại khu di sản cả về số lượng và chất lượng còn nhiều hạn chế.
Như vậy, ban quản lý khu di sản muốn có số lượng nhân lực dồi dào, có chuyên môn, nghiệp vụ cao thì cần phải:
Cơ cấu nguồn nhân lực: Phải đa dạng hoá, đồng bộ hoá và phân chia một cách hợp lý từng bộ phận với những nhiệm vụ và quyền hạn riêng. Cần phải có đội ngũ nhân lực quản lý, thuyết minh am hiểu mọi khía cạnh có liên quan đến công việc.
Tuyển chọn nguồn nhân lực: Có trình độ đại học ở những ngành đào tạo có liên quan như Văn hoá nghệ thuật, Kiến trúc, Kinh tế, Kỹ thuật, Ngoại ngữ, quản lý, du lịch, Bảo tàng bảo tồn…
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch trên địa bàn thành phố, khuyến khích các cơ sở đào tạo tư nhân được quản lý chất lượng; ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp; tăng cường các chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch, phổ biến chính sách phát triển du lịch bền vững của thành phố; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao làm việc tại Hà Nội Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch đối với các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng; phát triển lực lượng thuyết minh viên tại điểm là người địa phương đối với các điểm du lịch văn hoá, làng nghề, làng cổ thông qua chương trình tập huấn, hỗ trợ người dân; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh du lịch của các hộ kinh doanh cá thể dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố; phổ biến áp dụng bộ quy tắc ứng xử với khách du lịch.
3.3 Xây dựng một số tour du lịch cụ thể
Tour du lịch chuyên đề gắn với anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm Là tour du lịch chủ đạo khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, nhân văn và tự nhiên gắn với hình tượng anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm, bao gồm:
Bệnh xá Đức Phổ: có vai trò là điểm di tích phục vụ tham quan và các hoạt động mô phỏng Hầm trú ẩn: có vai trò là điểm di tích phục vụ tham quan Trạm tiền phẫu hang Bọng Dầu: có vai trò là điểm di tích phục vụ tham quan Nơi hy sinh của anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm: có vai trò là điểm di tích phục vụ tham quan Bệnh xá Đặng Thùy Trâm có vai trò là không gian tưởng niệm anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm.
Khu vực hồ Liệt Sơn: có vai trò là khu điều hành đón tiếp và là khu du lịch tổng hợp Bản H’rê xóm Đồng Lớn: có vai trò là khu du lịch văn hóa sắc tộc nằm trên tuyến tham quan di tích
Tour du lịch khai thác khu di tích Đặng Thùy Trâm với các tiềm năng du lịch khác
Tour du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng: bao gồm các điểm di tích gắn với anh hùng liệt sỹ – bác sỹ Đặng Thùy Trâm, khu tưởng niệm Nguyễn Nghiêm, quần thể di tích khởi nghĩa Ba Tơ, khu lưu niệm cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, các di tích lịch sử cách mạng khác. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Tour du lịch văn hóa: bao gồm di tích khảo cổ Sa Huỳnh,bản dân tộc H’rê xóm Đồng Lớn, các bản làng người dân tộc thiểu số, khu di tích Đặng Thùy Trâm.
Tour du lịch sinh thái: bao gồm: Các bãi biển ở huyện Đức Phổ, khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm (Khu vực hồ Liệt Sơn), khu du lịch thác Trắng, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, mũi Ba Làng An.
Tour du lịch kết hợp với các tài nguyên khác của Quảng Ngãi: biển Mỹ Khê, biển Khe Hai, núi Thiên Ấn, núi Cà Đam, Dung Quất, đồng muối Sa Huỳnh, thành cổ Châu Sa, đèo Long Môn, đèo Vi Ô Lắc, khu di tích Đặng Thùy Trâm.
Một số tour du lịch đã được các công ty lữ hành đưa vào khai thác hiện nay:
Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ-Quảng Ngãi-Dung Quất)
Phương tiện: Đi về bằng xe lửa
Khởi hành: Theo yêu cầu của du khách
Giới thiệu tour: Chương trình do Saigontourist thiết kế với những địa danh nơi liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã sống, chiến đấu và hi sinh, gặp gỡ người đồng đội chiến đấu năm xưa của chị và kết hợp tham quan những di tích, thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi … Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Chương trình do Saigontourist thiết kế với những địa danh nơi liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã sống, chiến đấu và hi sinh, gặp gỡ người đồng đội chiến đấu năm xưa của chị Đặng Thùy Trâm (Chị Tạ Thị Ninh), và kết hợp tham quan những di tích, thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi như núi Thiên Ấn, núi Dâu, chứng tích Sơn Mỹ, sông Trà Khúc, biển Sa Huỳnh, thôn Cổ Lũy với những làng chài đặc trưng của cư dân người Việt tại dải đất miền Trung, chùa Ông nổi tiếng với kiến trúc chùa Hoa gần như còn nguyên vẹn, khám phá cuộc sống của người dân tộc Ca Dong với những nhà sàn và mẫu lúa bậc thang, hay điểm du lịch sinh thái, dã ngoại thác Trắng cao hơn 40m nơi du khách có thể tắm trong dòng suối mát và ngắm nhìn những dòng thác trắng xóa, đảo khỉ tự nhiên với số lượng lên tới 500 con, đồi Ma Vương nơi các nhà khảo cổ phát hiện các di chỉ của nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây 3000 năm.
Ngày 01:TP. HỒ CHÍ MINH – Đón du khách tại điểm hẹn, đưa ra ga QUẢNG NGÃI – ĐỨC PHỔ – SA Sài Gòn khởi hành đi Quảng Ngãi. Du HUỲNH (Ăn sáng, trưa, chiều) khách dùng điểm tâm trên tàu. Đến ga Quảng Ngãi, xe đón và đưa đoàn về Đức Phổ. Trên đường viếng nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng. Chiều tham quan hồ thủy lợi Liệt Sơn, trạm xá Phổ Cường, nhà của chị Tạ Thị Ninh (Người đồng đội và là học trò của bác sĩ Đặng Thùy Trâm). Viếng khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của huyện Đức Phổ (Dưới chân núi Giàng). Đến Sa Huỳnh nhận phòng, tắm biển. Tối sinh hoạt lửa trại (Giao lưu với đồn biên phòng Sa Huỳnh, nghe những câu chuyện về đồng đội và học trò của bác sĩ Đặng Thùy Trâm). Nghỉ đêm tại khu du lịch Sa Huỳnh.
3.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch văn hóa khu du lịch Đặng Thùy Trâm
Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Mục tiêu của ngành du lịch là phát triển bền vững, nhất thiết phải có sự điều tiết đúng đắn của Chính phủ và Nhà nước.
Tiếp tục thực hiện các chương trình kích cầu du lịch, đưa ngành du lịch của nước nhà qua khỏi tình trạng khó khan, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ cho sự phát triển du lịch trong những năm tiếp theo.
Cung cấp nguồn vốn cho công tác quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống,… nhằm phục vụ cho du lịch. Đồng thời cũng quan tâm kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài với những công trình có quy mô lớn. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi
Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 10 năm, kế hoạch phát triển 5 năm và kế hoạch hàng năm phù hơp ̣với chiến lươc ̣phát triển du licḥ của thành phố và trên cơ sở cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương ; chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển du lịch.Để khai thác tối ưu giá trị của khu du lịch Đặng Thùy Trâm
Đẩy mạnh tuyên truyền xúc tiến, quảng bá du lịch có trọng tâm, trọng điểm; phát triển thị trường, phân đoạn thị trường theo sản phẩm trong và ngoài nước; tổ chức các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến du lịch của Tổng Cục Du lịch, kênh thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa. Xúc tiến du lịch gắn kết chặt chẽ với xúc tiến đầu tư.
Khôi phục và bảo tồn những phong tục, tập quán, văn hóa tốt đẹp của tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực và nghệ thuật dân gian. Đưa những nét đẹp ấy đến du khách hơn nữa, để họ cảm nhận được cái đẹp và tuyên truyền cho những người khác biết Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Phát triển chương trình du lịch theo chủ đề do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đề ra, đồng thời phối hợp linh hoạt với các lĩnh vực dịch vụ khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị, tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Xây dựng nhiều loại mô hình vui chơi giải trí khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả đã tổng hợp quan điểm, định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung và khu du lịch Đặng Thùy Trâm nói riêng trong giai đoạn 2020-2025. Từ đó đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô cùng với những kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Ngãi nhằm tăng cường khách du lịch quốc tế đến với Quảng Ngãi nói chung và khu du lịch Đặng Thùy Trâm nói riêng.
Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tại khu tích Đặng Thùy Trâm một cách bền vững và hiệu quả như sau:
Tăng cường việc quản lý nhà nước đối với khu di tích Đặng Thùy Trâm Quy hoạch, xúc tiến quảng bá khu di tích Đặng Thùy Trâm Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
Giải pháp về nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
Du lịch văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong việc phát triển của ngành du lịch, nhằm khai thác tiềm năng di sản văn hóa. Khai thác và phát huy di sản văn hóa phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với việc phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế – xã hội,vừa bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Để phát triển loại hình du lịch văn hóa tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm khóa luận đã góp phần hoàn thiện về mặt lý luận, hệ thống hóa một cách chọn lọc những nội dung chủ yếu về phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch, đưa ra phương pháp, nội dung khai thác các giá trị vô giá tại khu du lịch để khu du lịch Đặng Thùy Trâm thực sự trở thành một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch.
Qua khảo sát thực tế và số liệu thứ cấp, khóa luận đã đánh giá đầy đủ về những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức, hạn chế trong việc khai thác các giá trị văn hóa, di tích tại khu du lịch Đặng Thùy Trâm. Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tế của khu du lịch,khóa luận đã tập trung xây dựng đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác đồng thời bảo tồn được giá trị của khu du lịch.
Do điều kiện thời gian, kiến thức và kinh nghiệm có hạn của tác giả, khóa luận không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]