Không có giấy phép lái xe máy, ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện như ô tô, xe gắn máy thì người điều khiển phương tiện cần mang đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của luật giao thông đường bộ để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy không có giấy phép lái xe máy, ô tô thì bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Người điều khiển xe máy, ô tô phải mang theo các giấy tờ gì?
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông thì người điều khiển xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định
Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau. Cụ thể:
Hạng
Loại xe
A1
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 50 -> dưới 175 cm³
A2
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 175 cm³ trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
A3
Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự
A4
Máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg
B1
Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg
B2
C
Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2
D
Xe ô tô chở người từ 10 – 39 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. C
E
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D
FB2
Xe hạng B2 kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa
FD
Xe hạng D kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa
FE
Xe hạng E kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa
FC
Xe hạng D kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.
2. Không có giấy phép lái xe máy, ô tô bị phạt bao nhiêu tiền
Không có giấy phép lái xe được hiểu như thế nào?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Khi tham gia giao thông, chủ điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe. Nếu không có sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Xem thêm: Không có bằng lái xe gây tai nạn sẽ bị phạt tiền hay phạt tù?
2.1. Mức phạt đối với xe ô tô
– Trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lai xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.
Theo điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.
Theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
2.2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy
– Trường hợp không có giấy phép lái xe:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xe lanh dưới 175 cm³
Theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên.
Theo điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Theo điểm c khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
3. Không có bằng lái xe có bị Cảnh sát giao thông giam xe hay không?
Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
Nội dung này được ghi nhận như sau:
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;”
Như vậy, nếu cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì cảnh sát giao thông có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.
4. Bằng lái xe nào có thời hạn, loại bằng nào không có thời hạn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Trong đó, bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn. Tất cả các loại bằng còn lại chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định.
– Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;
(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);
– Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;
– Bằng C, D, E, FB2, FC, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, trừ bằng cấp cho người điểu khiển xe mô tô hái bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư này, đối với người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng thì sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể:
– Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết
– Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình, nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của vấn đề. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần hỗ trợ giải đáp xin vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162. Rất mong nhận được sự hợp tác. Xin trân trọng cảm ơn!