Kiểm thử phần mềm là gì? Những điều bạn lên biết
Kiểm thử phần mềm là gì? Những điều bạn nên biết
Kiểm thử phần mềm – Software Testing là phương pháp kiểm tra xem sản phẩm đó có phù hợp với các yêu cầu hay không, với mục đích bàn giao cho khách hàng sản phẩm chất lượng, đúng thời hạn. Bài viết này sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: Kiểm thử phần mềm là gì
Mục lục bài viết
Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm – Software Testing là việc kiểm tra, phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau của sản phẩm nhằm tìm kiếm, phát hiện lỗi, đảm bảo phần mềm chính xác, đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của khách hàng.
Software Testing cung cấp cái nhìn độc lập về phần mềm, từ đó đánh giá được các rủi ro khi thực thi phần mềm. Với Software Testing, lỗi sẽ được phát hiện sớm và khắc phục trước khi bàn giao cho khách.
Tester là người kiểm tra, phát hiện lỗi, sai sót hay những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tester bao gồm Automation Tester và Manual Tester. Automation Tester là người kiểm thử phần mềm tự động và Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công.
Tại sao lại cần phải kiểm thử phần mềm?
Tại sao phải kiểm thử phần mềm? Kiểm thử phần mềm rất quan trọng, nó giúp phát hiện ra các errors và defects được tạo nên trong các giai đoạn phát triển phần mềm. Đó là điều cần thiết để tạo nên sản phẩm chất lượng, giúp khách hàng có được lợi nhuận lớn và ổn định.
Kiểm thử phần mềm rất quan trọng, nó giúp phát hiện ra các errors và defects được tạo nên trong các giai đoạn phát triển phần mềm. Đó là điều cần thiết để tạo nên sản phẩm chất lượng, giúp khách hàng có được lợi nhuận lớn và ổn định.
Mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ nhận được sự tin cậy và hài lòng của họ. Kiểm thử phần mềm là cần thiết để cung cấp cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, chi phí bảo trì thấp hơn, kết quả chính xác, nhất quán và đáng tin cậy hơn.
Quan trọng hơn cả là đảm bảo sản phẩm sẽ không xuất hiện bất cứ lỗi nào nữa, bởi vì như vậy sẽ rất tốn kém khi bảo trì hay sửa lỗi các giai đoạn sau của quá trình phát triển phần mềm. Đến lúc bàn giao cho khách hàng, nếu có lỗi phát sinh, có thể chúng ta sẽ phải bồi thường một khoản không nhỏ, đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín.
Thực tế cho thấy, vì ngân sách eo hẹp và cho rằng không có hậu quả lớn mà một số công ty phát triển phần mềm đã bỏ qua bước kiểm thử phần mềm. Thế nhưng, để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất, chất lượng phần mềm cần được đặt lên hàng đầu.
Chính vì vậy, kiểm thử để tìm lỗi phần mềm là điều gần như bắt buộc. Chúng ta chỉ có thể mang đến đến giá trị cho khách hàng khi mang đến cho họ sản phẩm lý tưởng. Cần đảm bảo rằng, người dùng không gặp bất cứ vấn đề gì khi sử dụng và cách tốt nhất là tạo ra sản phẩm không lỗi.
Thêm nữa, việc kiểm thử phần mềm ngày càng trở nên cần thiết, bởi lẽ, nó phát hiện khả năng tương thích với các nền tảng, thiết bị khác nhau. Chẳng hạn, khi phát triển một website, tester cần kiểm tra xem website đó có chạy trên các thiết bị, trình duyệt nào khác.
Khi nào bắt đầu kiểm thử phần mềm?
Kiểm thử phần mềm càng sớm càng tốt vì nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Trong vòng đời kiểm thử phần mềm, việc kiểm thử nên được bắt đầu khi nhận được yêu cầu từ khách hàng và kết thúc khi giải quyết xong các lỗi, đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, thời điểm bắt đầu còn phụ thuộc vào mô hình kiểm thử được áp dụng. Chẳng hạn, khi áp dụng mô hình thác nước (Water Model), kiểm thử được bắt đầu từ testing phase (giai đoạn kiểm thử).
Thế nhưng, đối với mô hình gia tăng (Incremental Model), kiểm thử sẽ được bắt đầu ở cuối mỗi chu kỳ con và kiểm thử cho toàn bộ sản phẩm thường được thực hiện ở giai đoạn cuối, khi sản phẩm được hoàn thiện.
Lợi ích của việc kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm mang đến rất nhiều lợi ích, trong đó, lợi ích về chi phí, sự hài lòng của khách hàng, độ bảo mật và chất lượng sản phẩm được đề cập đến nhiều nhất.
Tiết kiệm chi phí: Lỗi xuất hiện không hẳn là do sự bất cẩn của lập trình viên mà đôi khi là do sự phức tạp của hệ thống. Nếu vấn đề về thiết kế được phát hiện sớm thì việc khắc phục nó sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn.
Sự hài lòng của khách hàng: Kiểm thử phần mềm góp phần quan trọng để tạo nên sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đề ra, từ đó có được sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng hài lòng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm doanh thu và uy tín.
Gia tăng độ bảo mật: Kiểm thử phần mềm giúp đảm bảo sản phẩm không bị rơi vào tầm kiểm soát của hacker. Nếu phần mềm mà chúng ta cung cấp không được bảo mật, thiếu an toàn thì khả năng cao người dùng sẽ không lựa chọn.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Chỉ khi thỏa mãn yêu cầu, cung cấp sản phẩm chất lượng và đúng thời hạn thì doanh nghiệp mới nhận được sự hài lòng, niềm tin của khách hàng. Do đó, kiểm thử thực sự quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mềm không được kiểm thử?
Để cho ra sản phẩm chất lượng, kiểm thử phần mềm là bắt buộc. Nếu không được kiểm thử, phần mềm có thể bị lỗi trong quá trình vận hành. Chúng ta hiểu rằng, một lỗi nhỏ cũng sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh, gây tổn thất về tài chính và lợi thế thương mại.
Thực tế, không ít doanh nghiệp đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi phần mềm bị lỗi:
- Starbucks – thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới từng phải đóng cửa khoảng 60% cửa hàng ở Canada và Mỹ do hệ thống POS bị lỗi phần mềm. Ở một thời điểm, cửa hàng phục vụ cà phê miễn phí vì họ không thể xử lý giao dịch, gây thất thoát đến hàng triệu đô.
- Nissan – thương hiệu xe ô tô nổi tiếng của Nhật Bản đã phải thu hồi hơn 1 triệu xe ô tô trên thị trường do bị lỗi phần mềm cảm biến túi khí. Theo báo cáo, phần mềm này đã bị lỗi đến 2 lần, ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của thương hiệu.
- Ngày 31/10/2019, sàn giao dịch Deribit (trụ sở Amsterdam) đã gặp sự cố flash crash do lỗi hệ thống về định giá hợp đồng tương lai Bitcoin. Ngay lập tức, Deribit đã phải bồi thường cho khách hàng đến 1,3 triệu đô.
Mục tiêu chính của kiểm thử phần mềm là gì?
Mục tiêu chính của kiểm thử phần mềm gồm:
Kiểm thử phần mềm cho phép tạo ra những đánh giá khách quan về mức độ phù hợp của các thông số kỹ thuật và các yêu cầu đã nêu.gồm:
- Tìm lỗi phát sinh do lập trình viên tạo ra khi code
- Ngăn chặn lỗi tương tự ở các dự án trong tương lai
- Đáp ứng yêu cầu và bàn giao cho khách hàng sản phẩm chất lượng
- Có được sự hài lòng, niềm tin của khách hàng và khẳng định uy tín
- Tiết kiệm chi phí và cải tiến quy trình sau khi kiểm thử phần mềm
Thông thường, mục tiêu chính của kiểm thử phần mềm thường được chia thành ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, mục tiêu ngắn hạn bao gồm: phát hiện và ngăn chặn lỗi. Mục tiêu dài hạn gồm: sản phẩm chất lượng, sự hài lòng của khách hàng.
Như vậy, mục tiêu của kiểm thử phần mềm là tìm kiếm, phát hiện, ngăn ngừa lỗi, đáp ứng các yêu cầu về kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, một số mục tiêu được xác định sau khi phát hành phần mềm gồm: giảm chi phí bảo trì phần mềm và cải tiến quy trình kiểm thử phần mềm.
Các loại kiểm thử phần mềm
Các loại kiểm thử phần mềm có vai trò quan trọng, giúp tìm kiếm và phát hiện lỗi phần mềm, từ đó mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng. Mỗi loại kiểm thử phần mềm sẽ có đặc điểm, chức năng và các bước thực hiện khác nhau. Một số loại kiểm thử phần mềm phổ biến:
có vai trò quan trọng, giúp tìm kiếm và phát hiện lỗi phần mềm, từ đó mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng. Mỗi loại kiểm thử phần mềm sẽ có đặc điểm, chức năng và các bước thực hiện khác nhau. Một số loại kiểm thử phần mềm phổ biến:
- Testing of function (Functional testing) – kiểm thử chức năng: Kiểm tra và xác nhận xem hệ thống có hoạt động đúng yêu cầu không.
- Testing of software product characteristics (Non – Functional testing) – kiểm thử phi chức năng: Nhằm xác định đặc tính và chất lượng của hệ thống được kiểm tra.
- Testing of software structure/architecture (Structural testing) – kiểm thử cấu trúc: Loại kiểm thử này quan tâm đến việc tìm kiếm những gì đang xảy ra bên trong hệ thống.
- Testing related to changes (Confirmation and regression testing): Bao gồm kiểm thử xác nhận (Confirmation testing) và kiểm thử hồi quy (Regression testing.
Các phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến
Các phương pháp kiểm thử phần mềm (Testing Methods) giúp đảm bảo hoạt động của ứng dụng mới được phát triển. Ba phương pháp kiểm thử phần mềm cơ bản gồm:
(Testing Methods) giúp đảm bảo hoạt động của ứng dụng mới được phát triển. Ba phương pháp kiểm thử phần mềm cơ bản gồm:
- Kiểm thử hộp trắng (White Box Testing): Được áp dụng để kiểm tra cấu trúc bên trong phần mềm và lấy dữ liệu thử nghiệm từ mã chương trình.
- Kiểm thử hộp xám (Gray Box Testing): Là phương pháp kết hợp giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.
- Kiểm thử hộp đen (Black Box Testing): Là phương pháp kiểm thử được tester sử dụng ngay cả khi không rõ cấu tạo bên trong hệ thống.
Các giai đoạn kiểm thử phần mềm
Các giai đoạn kiểm thử phần mềm bao gồm:
Kiểm thử phần mềm là một quá trình nhằm phát hiện lỗi, khiếm khuyết và đánh giá các chức năng của ứng dụng, phần mềm có đúng với yêu cầu được chỉ định hay không.bao gồm:
- Unit Testing – kiểm thử mức đơn vị: Xác nhận từng Unit của phần mềm được phát triển có theo đúng thiết kế hay không.
- Integration Testing – kiểm thử tích hợp: Giúp hệ thống vận hành theo ý muốn của khách hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- System Testing – kiểm thử mức hệ thống: Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi tích hợp, thuộc loại kiểm thử hộp đen.
- Acceptance Testing – Kiểm thử chấp nhận: Sau khi sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng sẽ tiến hành kiểm thử chấp nhận.
Kết luận: Kiểm thử phần mềm – Software Testing là quá trình xem xét, đánh giá một hệ thống và các thành phần của nó có thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng hay chưa. Hiểu đơn giản, kiểm thử là chạy một chương trình để phát hiện lỗi, lỗ hổng, yêu cầu không đúng hay bị bỏ quên, từ đó có được sản phẩm chất lượng, tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.
Kiểm thử phần mềm – Software Testing là quá trình xem xét, đánh giá một hệ thống và các thành phần của nó có thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng hay chưa. Hiểu đơn giản, kiểm thử là chạy một chương trình để phát hiện lỗi, lỗ hổng, yêu cầu không đúng hay bị bỏ quên, từ đó có được sản phẩm chất lượng, tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.
Tham gia ngay: Khoá học tester tại NIIT
tại NIIT