Kinh nghiệm du lịch Lào
Lào là một trong ba nước Đông Dương và đất nước nước bạn thân thiết của Việt Nam. Đất nước Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng mang nét hiền hoà thơ mộng được tô điểm bởi dòng Mê Kông như môt món trang sức quý giá còn tiềm ẩn chưa được sự khám phá của du khách bốn phương.
Lịch sử Lào được nhắc đến bởi câu chuyện tình của vua Phà Ngừm và công chúa Kiều Lạc Campuchia . Ông từng là người hung bạo, tham quyền cố vị, nhưng sau khi kết hôn với công chúa – người chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo rất sâu sắc đã cảm hoá làm cho nhà vua thay đổi thái độ trở thành một vị vua được người dân yêu mến. Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử. Cuối cùng vào ngày 2 tháng 12 năm 1957, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập và ngày này cũng chính là ngày quốc khánh của Lào, thủ đô là Viêng Chăn.
Mục lục bài viết
Sơ nét về Lào
– Thể chế chính trị: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
– Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển, phía Bắc giáp Trung Quốc , phía Nam Campuchia, phía Đông với Việt Nam,phía Tây Bắc giáp với Myanma và phía Tây giáp với Thái Lan
– Nước Lào có diện tích là 236.800km2 với dân số khoảng hơn 6 triệu người (năm 2009) sử dụng ngôn ngữ chính thức là tiếng Lào (phát âm gần giống tiếng Thái) .
– Lào có 3 dân tộc chính : Lào Lùm (Lao-Loum: 57%), Lào Thơng (Lao-Theung: 34%), Lào Sủng (Lao-Soung: 9%)
– Về tôn giáo thì đa số người Lào theo Phật giáo chiếm 67%, Thiên chúa giáo 1,5%, các tín ngưỡng khác 31,5%.
Khí hậu du lịch
Khí hậu tại Lào có 3 mùa khác nhau:
– Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, nhiệt độ có thể lên đến 40°C.
– Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, do mưa khá thường xuyên và nhiệt độ vào khoảng 30°C.
– Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, ít mưa hơn và nhiệt độ khoảng 15°C, hoặc xuống tới 0°C ở miền núi vào ban đêm. Đây lúc thời tiết mát mẻ nhất trong năm, ít mưa và cũng là mùa lễ hội ở Lào. Trong thời gian này du khách đến Lào rất đông và là mùa “cao điểm du lịch”.
Đi đến Lào như thế nào ?
– Mỗi ngày đều có nhiều chuyến bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Viêng Chăn và một vài thành phố du lịch khác như Luang Prabang, Pakse… Các hang hàng không hiện có chuyến bay đến Lào là Vietnam Airlines, JetStars, Lào Airlines, Thai Airways…
– Ngoài đường không, du khách thường đến Lào bằng đường bộ và Lao Bảo là cửa khẩu có lượng người qua lại đông nhất.
Di chuyển tại Lào
– Phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển, taxi chỉ có ở các thành phố lớn nhưng không nhiều vì do phương tiện cá nhân ở đây khá rẻ vì không phải đóng thuế nhập khẩu nên đa phần người dân Lào mua được xe hơi. Phương tiện người dân địa phương thường dùng là xe Tuk Tuk được cải tạo lại từ xe chở hàng hoặc xe máy kéo.
– Du lịch dọc sông Mêkông ở Lào cũng là một trong những cách để khám phá cuộc sống của người dân Lào một cách gần gũi nhất. Tuyến đường tiêu biểu thường xuyên là tuyến khứ hồi giữa thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luang Prabang hoặc tuyến Luang Prabang – Huay Xai. Các tàu này thường khởi hành vào buổi sáng, giá cả thì thường không quá cao nhưng có thể thay đổi theo mùa.
Điểm tham quan du lịch
– Những thành phố dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: thủ đô Viêng chăn, cô đô Luang Prabang, thành phố Pakse, thành phố Luang Namtha, thành phố Savanakhet.
– Các điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn tại Lào: Vieng Xai, động Pak Ou, đền Wat Phu, tháp Pha That Luang, chùa Wat Xieng Thong, cánh đồng Chum, thác nước Si Phan Don, khu du lịch Vang Vieng, khu bảo tồn thiên nhiên Bokeo, động Tham Kong Lo, dòng sông Mêkong …
Phong tục tập quán
– Tôn giáo, tín ngưỡng ở Lào được đề cao nên thầy tu ở đất nước này rất được xem trọng
– Khi vào chùa, khu thờ cúng hay khi vào nhà của người Lào, khách phải tháo giầy, dép để bên ngoài, ăn mặc phải chỉnh tề và nhất là phụ nữ không được mặt quần áo quá ngắn
– Các thầy tu không được phép chạm vào phụ nữ, vì thế nếu bạn là phụ nữ hãy cẩn thận khi đi cạnh các thầy tu và tránh ngồi cạnh thầy tu trên các phương tiện giao thông công cộng.
– Tránh thảo luận những vấn đề về tôn giáo và chính trị đối với người Lào và khi gặp nhau thường chào bằng cách vẫy tay hoặc cúi khẽ đầu với nhau, tập quán bắt tay không thông dụng ở Lào.
– Phong tục – Nam thanh niên phải đi tu 1 lần trong đời. Họ kỵ việc xoa đầu trẻ em, không thích cho người lạ vào nhà và chạm tay vào các đồ vật. Vào ngày lễ Phật giáo người Lào không sát sinh, ở chợ không bán thịt gia súc, gia cầm không ai ăn thịt trong những ngày này.
Lễ hội truyền thống
– Lễ hội hay tiếng Lào gọi là “Bun”. Nghĩa đúng của “Bun” là phước. Làm “Bun” có nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội nên hầu như tháng nào trong năm cũng có một lễ hội.
– Mỗi năm có 4 lần tết được chào đón tại Lào: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H’mong (tháng 12).
– Ngoài ra còn các lễ hội tiêu biểu như: Bun PhaVet ( Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun Bangphay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao Phansa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.
Lưu trú
Khi đi du lịch Lào bạn có thể dễ dành tìm thấy các khách sán từ 1 sao đến 5 sao tại các thành phố du lịch. Giá khách sạn tại Lào cũng tương đương với mức giá tại Việt Nam. Bạn sẻ bất ngờ khi vào một số khách sạn tại thủ đô Viêng Chăn, lễ tân và nhân viên phục vụ nói tiếng Việt vì có rất nhiều người Việt sống và kinh doanh tại Lào.
Tiền tệ
Đơn vị tiền tệ của Lào là “Lào Kip” viết tắt “Lak”, ký hiệu là “₭”. Tiền giấy hiện tại ở Lào có các mệnh giá như sau: 50’000, 20’000, 10’000, 5’000, 2’000, 1’000, 500, 100, 50, 20, 10, 5 và 1₭ (tiền xu hiện không còn được sử dụng tại Lào)
Tiền Bath Thái và Đôla Mỹ là ngoại tệ được sử dụng rộng rãi và là ngoại tệ dễ chuyển đổi nhất tại Lào. Lưu ý, máy rút tiền tự động còn chưa được sử dụng và tin tưởng trên đất nước Lào.
Ẩm thực
Ẩm thực Lào có chút gì đó pha lẫn ẩm thực của các quốc gia láng giềng là Campuchia, Việt Nam và Thái Lan: cay, chua và ngọt thường dễ tìm thấy trong các món của Lào. Tuy nhiên, nước này vẫn có một số món mang phong cách rất riêng.
Món đặc sản ở Lào:
– Khao niao (sticky rice): được dùng phổ biến trong các bữa ăn ở Lào, tuy nhiên nó dẻo và dính hơn cơm trắng thông thường ở Việt Nam.
– Khao niao moon: giống như các món xôi ở Việt Nam, tuy nhiên, ở Lào nổi tiếng với hương vị sầu riêng và xoài, món này cũng được dùng như món tráng miệng sau các bữa ăn.
Laap: hay còn được gọi là Lard, là một món thịt xào, bao gồm: thịt bằm, rau, củ các loại, tỏi, hành, ớt, nước cốt chanh, dùng kèm với cơm hoặc khao niao trong bữa ăn chính.
– Tam maal hun : là món gỏi đu đủ đặc trưng của Lào.
Khai phaan: là món được chế biến từ rong biển lấy từ sông Mêkông, đây là món đặc sản của vùng Luang Prabang.
– Kai yang: thịt gà nướng
Thức uống đặc trưng của Lào:
– Lao lao: là tên gọi của loại rượu được dùng phổ biến tại Lào, rượu này được ủ từ gạo, có màu nâu sậm như whisky. Cách thưởng thức lao lao giống như uống rượu cần ở các buôn làng Việt Nam, tuy nhiên có vị khác nhau do công thức ủ rượu và nguồn nước sử dụng khác nhau của từng điạ phương.
– Beer Lao: bia của Lào.
Mua sắm quà
– Mua sắm phổ biến tại các chợ ở Viêng Chăn và Luang Prabang với các mặt hàng như vải silk, vải sợi cotton, gỗ điêu khắc, trạm trổ, đồ gốm, nữ trang bằng bạc và các đồ dùng, vật dụng được làm bằng tay rất đặc sắc và lạ mắt như: xà rông của người Lào (được gọi là pha sin) hay các loại túi xách của người dân tộc, đây là các mặt hàng thường được du khách mua để làm quà tặng hoặc kỷ niệm sau chuyến đi.
– Giá cả mặc dù đã được dán giá niêm yết tại các cửa hàng tuy nhiên mặc cả giá vẫn được chấp nhận ở một số nơi và tuỳ thuộc vào người bán hàng.
– Giờ mở cửa của các cửa hàng tại các thành phố lớn thường bắt đầu từ 09:00 đến 17:00, thứ 2 – thứ bảy. Tuy nhiên, một vài cửa hàng vừa và nhỏ mở cửa thường xuyên hơn và hâu như không nghỉ ngày nào trong tuần.
Những điều cần lưu ý khi du lịch Lào
– Đối với du khách Việt Nam đến Lào được miễn thị thực (Visa). Thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày
– Giờ ở Lào cùng giờ với Việt Nam (GMT 7+)
– Điện thoại tại Lào khá rẻ, du khách có thể dễ dàng mua một Sim Card trả trước tại Sân bay hoặc siêu thị để sử dụng. Mã quốc gia của Lào là “856”, mã vùng của một số vùng tại Lào: Loang Prabang: 71; Pakse:31; Pakxan: 54; Svannaakhet: 41; Thakhek: 51; thủ đô Viêng Chăn: 21.
– Thiết bị sử dụng điện tại Lào 220V – 50Hz AC, ổ cắm loại 2 chấu tròn hoặc dẹp được sử dụng phổ biến.
– Tại Lào, du khách không thể uống trực tiếp nước máy. Phải uống nước đun sôi hoặc nước đóng chai để đảm bảo vệ sinh.
– Do Lào là nước Phật giáo người dân rất coi trọng văn hoá tín ngưỡng nên cần lưu ý cách ăn mặc cho phù hợp, nhất là khi đi tham quan những nơi thờ, cúng như: đền, chùa, nhà thờ… nên mặc đồ kín đáo nhất là phụ nữ tốt nhất không nên mặc trang phục ngắn tay, quần short, thiếu trang nghiêm.
– Luật pháp ở Lào quy định khi ra đường phải mang theo giấy tờ tuỳ thân vì cảnh sát có thể kiểm tra bất cứ người nào khi cần thiết.
– Lào hiện nay cũng được xem là nơi du lịch an toàn. Tuy nhiên khách cũng nên lưu ý khi đi vào chỗ đông người hoặc vào giờ quá khuya. Lưu ý khi có người lạ, đặc biệt là phải cảnh giác với những người lân la muốn làm quen hoặc muốn xem Hộ chiếu của bạn.
– Tại các khu vực du lịch như đền, chùa, đền tưởng niệm, vệ sinh được quản lý chặt chẽ. Nếu ai khạc nhổ, bỏ rác xuống đường, tiểu tiện không đúng nơi quy định sẽ bị phạt nặng.
Thông tin liên hệ cần thiết
1.Đại sứ quán Việt Nam tại Lào:
Địa chỉ: #85, 23 Singha Road, Vientieane, Lao PDR
Điện thoại: +856-21-451990, 413409
Fax: +856-21-413379
Website: http://www.mofa.gov.vn/vnemb.la
2. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang (Lào):
Địa chỉ: Số 427-428, Bản That Bô-sôt, huyện Luông-pha-băng, tỉnh Luông-pha-băng, CHDCND Lào.
Điện thoại: +856-071-254745
Fax: +856-071-254746
3. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pắc-xê (Lào):
Địa chỉ: 31 Bản Phà Bạt, thị xã Pakse, tỉnh Champasak, CHDCND Lào
Điện thoại: +856-031- 0085631. 212827
Fax: +856-031- 0085631 / 214140 / 212058
4. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Xa-va-na-khét (Lào):
Địa chỉ: Số 118, Đường Sisavangvong, thị xã Kayson Phomvihan, tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào
Điện thoại: +856-41-251583
Fax: +856-41-212182