Kinh nghiệm du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì (Cập nhật 02/2023)

Kinh nghiệm du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì

Hà Nội
Đồng Bằng Sông Hồng

Kinh nghiệm du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì

(Cập nhật 02/2023)

Cùng Phượt – Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thị xã Sơn Tây 15 km và cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía tây. Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Khu vực này thường thu hút du khách nhiều nhất vào các dịp cuối năm, lúc này lượng khách đổ về du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì thường khá đông để chụp ảnh hoa dã quỳ.

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả  Hồ Hạ, Roland Lawrence nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Giới thiệu về Vườn Quốc gia Ba Vì

Cổng vào Vườn Quốc gia Ba Vì (Ảnh – cungphuot.info)

Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn Quốc Gia Ba Vì có 1.209 loài thực vật trong đó có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Bách xanh, Sến mật, Phỉ ba mũi, Dẻ tùng sọc trắng, Hoa tiên, Râu hùm, Kim tuyến… Hệ động vật có 63 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, với nhiều loài quý hiếm như: Cầy gấm, Cu li lớn, Gà lôi trắng, Rồng đất, Cà cuống, Bướm rồng đuôi trắng…

Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức thánh Tản Viên Sơn Tinh, vị thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công lao trị thủy của Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh Tản Viên, tục gọi là Đền Thượng. Ngoài những giá trị lịch sử, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn Tinh với nàng công chúa Ngọc Hoa.

Ở độ cao 600m là điểm di tích lịch sử cách mạng ghi dấu trận đánh dũng cảm giữa bộ đội ta với thực dân Pháp trong chiến dịch Hòa Bình, gọi là Cụm cứ điểm 600 Ba Vì. Cụm cứ điểm này được Pháp xây dựng năm 1951 trên cơ sở khu biệt thự cũ của viên quan Sáu người Pháp là Moóc Đăng. Vị trí này nối liền với các cứ điểm Mỹ Khê, Ba Trại, Đá Chông, Thủ Pháp, Chẹ, là vị trí rất lợi hại.

Ba Vì nổi tiếng nhất trong cộng đồng yêu du lịch bởi nơi đây có những cánh rừng bạt ngàn dã quỳ, màu vàng rực của hoa mỗi dịp cuối năm thu hút rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đổ về đây để lưu giữ lại  những bức ảnh đẹp.

Nên du lịch Ba Vì vào thời gian nào?

Nếu yêu thích loài hoa dại này, hãy đến Ba Vì vào dịp cuối năm nhé (Ảnh – cungphuot.info)

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23ºC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6ºC.  Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20ºC , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất chỉ khoảng 15,8ºC. Dựa vào những thông tin này, các bạn có thể sắp xếp quãng thời gian tới Ba Vì sao cho phù hợp với các điều kiện cá nhân của chính mình, ngoài ra cũng có một vài gợi ý cho bạn về thời điểm nên du lịch Ba Vì như:

  • Mùa hè khoảng từ tháng 6-8, thời tiết thủ đô Hà Nội khá nắng nóng. Trên Ba Vì nhiệt độ lại thấp hơn đôi chút tùy từng cao độ, đây là thời điểm mà các bạn có thể tạm rời xa vùng trung tâm thủ đô ồn ào để lên Ba Vì tránh nóng.
  • Giữa tháng 11, đầu tháng 12 là thời điểm mùa hoa dã quỳ ở Ba Vì nở rộ. Lúc này là thời điểm khá thích hợp để tới Ba Vì nếu bạn muốn có những bộ ảnh cùng loài hoa đẹp này.

Hướng dẫn đi tới Ba Vì

Phương tiện cá nhân

Nếu đi bằng ô tô cá nhân, tuyến đường đại lộ Thăng Long sẽ thuận lợi nhất (Ảnh – cungphuot.info)

Từ trung tâm Hà Nội các bạn có thể lựa chọn tuyến đường Đại lộ Thăng Long hoặc tuyến đường 32 để lên Vườn Quốc gia Ba Vì. Nếu xuất phát theo hướng Đại lộ Thăng Long, ô tô các bạn có thể đi vào đường chính, xe máy các bạn hãy sử dụng tuyến đường gom bên cạnh. Đi hết Đại lộ Thăng Long các bạn có thể rẽ phải vào đường 21A đi tới ngã 4 viện 105 rồi rẽ trái đi tiếp tới khi có biển chỉ dẫn. Hãy lựa chọn đi đường này nếu các bạn muốn kết hợp đi làng cổ Đường Lâm trước rồi mới lên Ba Vì. Một đường khác là hết Đại lộ Thăng Long các bạn cứ đi thẳng theo biển chỉ dẫn qua đường Làng văn hóa các dân tộc ở Đồng Mô, hết tuyến đường này các bạn cũng rẽ trái rồi đi thêm khoảng vài trăm mét sẽ thấy biển hướng dẫn vào Vườn Quốc gia Ba Vì.

Tuyến đường trong Vườn Quốc gia không quá to nhưng cũng đủ chỗ cho 2 xe ô tô tránh nhau thoải mái. Từ chân núi lên đỉnh tương đối dốc và nhiều đoạn cua tay áo, các bạn khi di chuyển nhớ chạy chậm, sử dụng còi tại những đoạn cua để báo hiệu cho xe ngược chiều.

Phương tiện công cộng

Nếu không muốn sử dụng phương tiện cá nhân, các bạn có thể sử dụng xe buýt để tới Ba Vì. Tuy nhiên, tùy từ vị trí xuất phát mà các bạn có thể phải đổi tới 3 chặng xe buýt mới có thể tới được đây.

Từ Hà Nội các bạn hãy di chuyển tới Bến xe Mỹ Đình, tại đây có 2 tuyến buýt có thể sử dụng là tuyến 74 Mỹ Đình – Xuân Khanh và tuyến 71 Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây. Tới điểm cuối Xuân Khanh hoặc Bến xe Sơn Tây các bạn xuống và chuyển tiếp sang tuyến xe 110 Bến xe Sơn Tây – Vườn Quốc gia Ba Vì. tuyến 110 này sẽ dừng trả khách ngay tại quầy bán vé vào cổng. Từ đây các bạn có thể thuê xe ôm để lên tới các điểm tiếp theo trong vườn.

Xem thêm bài viết: Các tuyến xe buýt ở Hà Nội (Cập nhật 2/2023)

Lưu trú ở Ba Vì

Do khá gần Hà Nội nên thường thì hầu hết mọi người đều chỉ đến Vườn Quốc gia Ba Vì trong ngày, chơi bời ăn uống tham quan rồi chiều lại về. Nếu bạn có mong muốn ở lại qua đêm trên núi Ba Vì các bạn có thể lựa chọn một trong 2 phương án sau

Resort

Trong Vườn Quốc gia Ba Vì hiện có 2 khu nghỉ dưỡng là Ba Vì Resort ở cốt 400m và Melia Retreat ở cốt 600m. Đây là 2 khu nghỉ dưỡng duy nhất mà các bạn có thể đặt phong lưu trú. Trong 2 resort này thì Melia Ba Vi Mountain Retreat đẹp và sang trọng hơn, tuy nhiên lại khá đắt và ở biệt lập trong một khu riêng biệt. Ba Vì resort giá khá vừa phải (khoảng 400-2000k tùy thời điểm và ngày trong tuần) và nằm ở ngay cốt 400m, thuận tiện hơn cho việc đi chơi.

RESORT
Melia Ba Vi Mountain Retreat

Địa chỉ: Cốt 600, Vườn Quốc gia Ba Vì, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
024 3200 9999
Xem giá phòng ưu đãi từ:

HOMESTAY
Ba Vi Homestead

Địa chỉ: Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
024 3943 8205
Xem giá phòng ưu đãi từ:

VILLA
May Tropical Villas

Địa chỉ: Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
091 334 36 63
Xem giá phòng ưu đãi từ:

HOMESTAY
Ba Vi Family Homestay

Địa chỉ: Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
094 519 50 56
Xem giá phòng ưu đãi từ:

VILLA
Rose Villa

Địa chỉ: Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
091 680 30 03
Xem giá phòng ưu đãi từ:

Xem thêm bài viết: Các khách sạn tốt ở Ba Vì, Hà Nội (Cập nhật 2/2023)

Cắm trại

Trong Vườn Quốc gia Ba Vì có một vài khu mà các bạn có thể cắm trại qua đêm như khu vực vườn xương rồng, khu vực động Ngọc Hoa, khu vực cốt 400m và khu vực nhà thờ Pháp cổ. Trừ khu vực nhà thờ Pháp cổ, các khu vực kia các bạn đều cần trả phí để được phép dựng trại, nếu đi vào mùa hè và thời tiết khô ráo, chỉ cần một chiếc lều và một chiếc túi ngủ là các bạn hoàn toàn có thể dựng trại nghỉ qua đêm thoải mái.

Villa nghỉ dưỡng

Một lựa chọn khác, nếu đi theo nhóm đông các bạn có thể đến Vườn Quốc gia Ba Vì chơi trong ngày rồi tối đến tụ tập ở một căn villa nào đấy chơi bời, ăn uống. Quanh khu vực Ba Vì có khá nhiều villa với view đẹp, giá cả phù hợp.

VILLA
Rose Villas

Địa chỉ: Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội

Điện thoại:
0979798688
Xem giá phòng ưu đãi từ:

VILLA
GISY Lake House

Địa chỉ: Đập hồ Đồng Đò, Minh Tân, Sóc Sơn, Hà Nội

Điện thoại:
0396944088
Xem giá phòng ưu đãi từ:

HOMESTAY
The Dreamers Lodge Homestay

Địa chỉ: Thôn Cố Đụng, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội

Điện thoại:
0964659280
Xem giá phòng ưu đãi từ:

VILLA
Brick Home Villa Sóc Sơn

Địa chỉ: Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Điện thoại:
0969774088
Xem giá phòng ưu đãi từ:

HOMESTAY
La Pineta

Địa chỉ: Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Điện thoại:
0988806969
Xem giá phòng ưu đãi từ:

Xem thêm bài viết: Danh sách các Villa ở Ba Vì (Cập nhật 2/2023)

Giá các dịch vụ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Các bạn có thể tham khảo mức chi phí này để tính toán chi phí cho chuyến đi, trong đây ngoài chi phí vé vào cổng là bắt buộc của vườn, các chi phí còn lại hầu hết của các dịch vụ tư trong vườn mà nếu sử dụng các bạn mới cần trả phí.

  • Vé vào cổng 60k người lớn, có thẻ sinh viên giảm giá 20k
  • Vé ô tô tính theo giờ nhưng tối đa là 45k/1 lượt ra vào (kể cả gửi qua đêm dài ngày)
  • Vé gửi xe máy ban ngày 5k
  • Vé gửi xe máy qua đêm 8k
  • Vé tham quan vườn xương rồng 10k
  • Vé tham quan động Ngọc Hoa 10k

Một số chi phí liên quan đến cắm trại tại khu vực cốt 400m (Ba Vì Resort thu)

  • Thuê lều 100-200k
  • Thuê bếp nướng + vỉ nướng 100k
  • Than hoa 50k/2kg
  • Phí cắm trại 10k/1 người ban ngày và 50k/1 người qua đêm

Chi phí ăn uống

  • Ăn sáng tại nhà hàng Xạ Hương (của Ba Vì resort) 50k
  • Ăn trưa trên 1100m khoảng 350k/2 người. Nếu đi đông thì khoảng 1000k/5 người với khá đầy đủ món.

Các bạn lưu ý là các bạn có thể tự chuẩn bị đồ ăn mang theo từ nhà nếu có ý định tổ chức tự ăn uống bởi khi vào trong Vườn Quốc gia, hầu như không thể mua thêm gì. Ngoài ra, nếu muốn có thể thuê các loại lều trại, loa kéo, loa tay, bếp nướng tất tần tật ở ngay cửa Vườn Quốc gia, nơi có rất nhiều hộ dân kinh doanh các dịch vụ này.

Chơi gì ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Cắm trại

Khá gần Hà Nội, thời tiết và khí hậu mát mẻ và có nhiều khu vực rộng, bằng phẳng nên Vườn Quốc gia Ba Vì rất phù hợp cho các hoạt động cắm trại, team building. Các bạn có thể tự chuẩn bị lều và dụng cụ cắm trại ở nhà hoặc đến đây rồi thuê. Riêng đồ ăn và nước uống các bạn cần chủ động chuẩn bị ở nhà vì rất khó có thể mua thêm khi đã lên tới các địa điểm cắm trại.

Vườn xương rồng

Từ cổng chính đi lên khoảng 1km các bạn sẽ tới khu vườn xương rồng này. Thực chất đây là một dự án với kế hoạch sưu tầm các loại xương rồng ở nhiều nơi, tuy nhiên hiện tại dự án này không còn được duy trì nên vườn xương rồng gần như bỏ hoang và mới chỉ được các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh khám phá ra trong thời gian gần đây.

Bên cạnh khu vườn xương rồng là đồi thông, hiện đang được một đơn vị tư nhân sử dụng để tổ chức các hoạt động vui chơi cắm trại. Nếu cần tìm một địa điểm để tổ chức các hoạt động team building cho trẻ con, đây có thể là một địa điểm các bố mẹ nên lưu tâm.

Động Ngọc Hoa

Nằm dưới một vách đá dựng đứng gần chân núi Ba Vì từ hàng ngàn năm nay, do sự trượt gẫy của địa chất đã vô tình hình thành nên một cảnh quan kỳ thú với tảng đá to lớn được xắp xếp ngay ngắn, vững trãi,tạo nên một am động thiên tạo. Từ nhiều năm nay, nhân dân địa phương đã xây dựng, tôn tạo nơi đây thành am thờ Ngọc Hoa công chúa.

Rừng thông

Rừng thông ở Ba Vì nằm ở sau vườn xương rồng và khu vực Ba Vì Resort cốt 400m, đây là địa điểm rất thú vị để chụp ảnh, dựng lều cắm trại. Đặc biệt nếu dựng trại vào buổi chiều tối các bạn sẽ được nghe rõ tiếng thông reo rất thú vị.

Rừng hoa dã quỳ

Hoa cúc quỳ hay còn gọi là hoa dã quỳ, hoa sơn quỳ, hoa hướng dương dại… được người Pháp đưa về trồng trên núi Ba Vì từ những năm 30 của thế kỷ trước. Hiện nay hoa Cúc quỳ phân bố tự nhiên giữa những vạt rừng xanh của Vườn quốc gia Ba Vì, mùa hoa Cúc quỳ bắt đầu nở vào khoảng từ đầu tháng 11 đến trung tuần tháng 12 dương lịch hàng năm.

Các bạn có thể ngắm dã quỳ ngay từ cổng vào và kéo dài rải rác trên đường lên cốt 400m, khu vực rừng dã quỳ tập trung ở phía sau rừng thông cốt 400m. Qua rừng thông cốt 400 khoảng 200m các bạn gửi xe rồi rẽ trái đi bộ khoảng 300m sẽ đến được rừng hoa Dã quỳ, nơi đây có diện tích rộng khoảng trên 10 ha, gồm 05 khu, có tuyến đường mòn dài trên 3km.

Khu trại hè thời Pháp

Ở khu trại hè, ẩn hiện trong màu xanh của cây lá là khu nhà bếp nay chỉ còn bức tường và ống khói. Đã hơn 80 năm từ khi xây dựng nhưng bức tường vẫn còn kiên cố, mấy ống khói vẫn còn nguyên vẹn hình hài, chỉ có điều giờ chúng là nơi sinh sống của các loài cây cổ thụ đã rất già nua. Bên cạnh đó là một ngôi nhà rộng chỉ còn nền xi măng, vốn là nhà tập trung của trại hè, với những bức tường dù nằm lẫn trong cây cỏ vẫn toát lên vẻ đẹp kỳ lạ.

Nhà thờ Pháp cổ

Ở vị trí cốt 800m là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Nhà thờ cổ ở Ba Vì chỉ còn lại cái khung với những bức tường được phủ một màu xanh của rêu phong, của những tán cây cổ thụ.

Đỉnh núi Ngọc Hoa

Đây là một trong 3 đỉnh của núi Ba Vì, nằm ở độ cao 1.131m. Để có thể đến được đỉnh Ngọc Hoa, các bạn sẽ phải gửi xe ở lại và trekking một quãng đường cũng khá dài.

Đỉnh núi Tiểu Đồng – Quần thể Bách Xanh

Bách xanh là một loài cây quý hiếm, có tên khoa học là Calocedrus macrolepis thuộc họ Hoàng Đàn Cupressaceae , được phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt tại Vườn quốc gia Ba Vì còn bảo tồn được một khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao 1000m, trong đó Bách xanh là loài chiếm cây ưu thế trong tổ thành.

Đền Thượng

Đền Thượng còn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1227m. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng đền Thượng được xây dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân Tông đền Thượng được xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp vùng đồng bằng Bắc bộ. Theo truyền thuyết để lại, để xây dựng đền Thượng, nhà nước phong kiến đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản để xây đền.

Qua thời gian ngôi đền cổ không còn nữa, cho đến năm 1993, ngôi đền được trùng tu lại thành một ngôi đền nhỏ tựa lưng vào vách núi. Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã khởi công trùng tu lại ngôi đền với quy mô khá hoàn chỉnh gồm Điện thờ chính, nhà thủ từ, nhà sẵp lễ, nghi môn, am hóa vàng….

Ngôi đền được trùng tu lại vẫn tựa lưng vào núi tạo thế vững chãi, trang nghiêm và độc đáo, hậu cung chính là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng và huyền thoại có từ ngàn đời xưa. Ngôi đền tuy không rộng, nhưng huyền bí, có độ sâu thẳm về tâm linh. Chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng ĐứcThánh Tản ngự trong long ngai sơn son thiếp vàng. Bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).

Qua sân đền chính, leo thêm hơn trăm bậc đá nữa du khách sẽ tới điểm cao nhất của đỉnh Tản Viên. Ở đây đặt tượng thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, ban Mẫu địa và ban Bát tiên.

Đền thờ Bác Hồ

Ngôi đền thiêng thờ Bác nằm ở độ cao 1.296 mét, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì. Chuyện kể rằng, sinh thời Bác Hồ muốn tro cốt của mình sau này khi qua đời sẽ được đặt ở ba địa điểm, trong đó có một nơi tại núi Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đền thờ Bác ở đây theo di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng ứng nhiệt liệt.

Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài ra còn nhiều hạng mục công trình khác tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.

Tháp Báo Thiên

Tháp báo thiên (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp) được xây dựng gần đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hoàn thành năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tháp gồm có 13 tầng, cao 26,9m, trên cùng là quả hồ lô lớn bằng đồng. Xung quanh tháp gồm có 88 pho tượng lớn nhỏ và 8 vị Kim cương, được quay về 8 hướng. Công trình được xây dựng để phục vụ tín ngưỡng của nhân dân.

Ăn gì ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Cơm lam

Nếu cắm trại các bạn nên mua một ít cơm lam ngay ở cổng vườn, món cơm lam chấm muối vừng này khá tiện lợi để ăn cùng gà nướng, hơn nữa lại khá dễ dàng mang theo.

Gà đồi

Gà được nuôi thả ở khu vực núi Ba Vì nên thịt chắc và thơm, các bạn có thể mua gà sống được làm sạch sẵn trước khi vào vườn hoặc đặt ở nhà hàng Xạ Hương, nhà hàng cốt 1100m.

Thịt lợn rừng

Thịt lợn rừng vốn được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục, lợn rừng được hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt lợn rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt lợn nhà. Cũng giống như gà, lợn ở Ba Vì cũng được chăn nuôi dựa trên những lợi thế về mặt tự nhiên nên khá ngon, các bạn không nên bỏ lỡ.

Các sản phẩm từ sữa Ba Vì

Ba Vì với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên từ nguồn nước trong mát đến thời tiết ôn hòa, khí hậu trong lành, thuần khiết và bàn tay lao động cần cù của người dân đã tạo ra những cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn và những đàn bò sữa khỏe mạnh, mang lại nguồn sữa dồi dào với hương vị thơm ngon.

Lịch trình du lịch Ba Vì

Ngày 1: Hà Nội – Đường Lâm – Ba Vì

Sáng xuất phát từ Hà Nội khoảng 9h sáng, đi theo hướng đường Đại lộ Thăng Long (hoặc QL32, tùy địa điểm xuất phát), đến cuối đường sẽ có biển chỉ dẫn đi Sơn Tây, các bạn rẽ phải đi theo hướng này khoảng hơn 10km sẽ tới ngã tư viện 105. Từ ngã 4 viện 105 này các bạn đi thẳng (rẽ trái đi Ba Vì, rẽ phải vào trung tâm Sơn Tây) theo tuyến đường tránh QL32, đi hết đoạn đường này khoảng vài km sẽ đến đoạn giao với QL32 (chỗ có vòng xuyến rất to), các bạn bám theo hướng bên trái đi về phía cầu Trung Hà, đi qua khỏi hết vòng xuyến nhìn sang bên kia đường sẽ thấy biển vào làng cổ Đường Lâm.

Gửi xe ngay quán nước ở cổng làng, mua vé tham quan (20k/1 người) rồi thong dong đi bộ vào khám phá làng cổ. Trong làng có nhiều hàng quán ăn, các bạn có thể đặt trước hoặc đến gần trưa rồi đặt ăn luôn cũng được.

Trong thời gian đó thì đi quanh làng, tham quan các địa điểm di tích, các ngôi nhà cổ. Trưa về lại chỗ đặt ăn trưa rồi nghỉ ngơi tại đó.

Đầu giờ chiều từ Đường Lâm quay lại theo hướng đường tránh 32 lúc đi để quay lại ngã 4 viện 105, đến ngã 4 thì rẽ phải đi Ba Vì. Khoảng 30 phút là đến cổng Vườn quốc gia Ba Vì, dừng xe mua vé rồi tiếp tục khám phá ở đây.

Khám phá vườn xương rồng, nơi vô cùng hot được các bạn trẻ chụp ảnh check-in trong thời gian vừa qua. Tiếp tục ghé động Ngọc Hoa trước khi dừng lại ở cốt 400m. Lên đến đây cũng đã tầm chiều tối, các bạn không nên đi tiếp lên cốt 1100m, để dành cho ngày hôm sau cho an toàn.

Tối cắm trại ở khu rừng thông Ba Vì, thuê đồ làm đồ nướng BBQ nhé. Nếu đi theo nhóm chỉ toàn thanh niên và có mang đủ túi ngủ, các bạn có thể ngủ ngay tại lều. Nếu có trẻ em, các bạn có thể thuê phòng ngay bên khu Ba Vì resort để nghỉ sau khi kết thúc buổi cắm trại.

Ba Vì – Hà Nội

Hôm sau ngủ dậy dọn dẹp, gỡ lều rồi ăn sáng trước khi lên tiếp lên khám phá các địa điểm tiếp phía trên như nhà thờ Pháp cổ, đền Thượng, tháp Báo Thiên…

Nếu muộn có thể ăn trưa ở trên đỉnh 1100m hoặc xuống chân núi để ăn. Kết thúc lịch trình trở lại Hà Nội trong buổi chiều.

Một số lưu ý khi du lịch Ba Vì

Đường lên Ba Vì khá cao và dốc, nhiều đoạn cua tay áo không khác gì Hà Giang nên các bạn lưu ý đi thật cẩn thận. Vào những ngày thời tiết lạnh, chiều tối đã có sương mù nên các bạn chú ý, nhất là đoạn đường từ cốt 400m lên cốt 1100m. Với riêng ô tô 45 chỗ chỉ được phép lên đến cốt 400m, từ cốt 400m trở lên các xe trên 30 chỗ không được phép hoạt động.

Một số liên lạc quan trọng trong trường hợp các bạn cần hỗ trợ:

  • Trạm Kiểm lâm cơ động: 0987165113 – 0913301038;
  • Trung tâm GDMT&DV: 0966173119 – 0963871996.

Các bạn nếu dựng lều cắm trại và nướng BBQ, tuyệt đối cẩn thận với việc nhóm lửa, nhất là trong mùa hè nóng và thời tiết khô hanh. Chỉ đặt bếp nướng ở ngoài rìa rừng, không đặt bếp lửa ở giữa rừng thông bởi nếu không cẩn thận, rất dễ xảy ra hỏa hoạn.

Tìm trên Google:

  • kinh nghiệm du lịch vườn Quốc gia Ba Vì 2023
  • du lịch Ba Vì tháng 2
  • tháng 2 Ba Vì có gì đẹp
  • review Ba Vì
  • hướng dẫn đi Ba Vì tự túc
  • ăn gì ở Ba Vì
  • phượt Ba Vì bằng xe máy
  • Ba Vì ở đâu
  • đường đi tới Ba Vì
  • chơi gì ở Ba Vì
  • đi Ba Vì mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Ba Vì
  • homestay giá rẻ Ba Vì

5/5 – (7 đánh giá)

Bạn đang xem bài viết về địa danh ở Hà Nội

HÀ NỘI

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống,… Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách.

Bạn có biết: Tên gọi “Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831)

  • Diện tích: 3.358,9 km²
  • Dân số: 8.053.663 người
  • Phân chia hành chính: 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện
  • Vùng: Đồng bằng sông Hồng
  • Mã điện thoại: 24
  • Biển số xe: 29,30,31,32,33,40