Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh tối ưu chi phí nhất 2023

Bạn đang có ý định kinh doanh thiết bị vệ sinh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, những thông hữu ích cùng những bài học kinh nghiệm đắt giá sẽ được bật mí trong nội dung bài viết này. Tìm hiểu ngay!

Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh tối ưu chi phí nhất 2023

I. Có nên mở cửa hàng thiết bị vệ sinh? 

Kinh doanh thiết bị vệ sinh được coi là một trong những ngành nghề kinh doanh có tiềm năng và đem lại lợi nhuận cao cho chủ kinh doanh. 

Bởi hiện nay, thiết bị vệ sinh là vật dụng thiết yếu trong bất kỳ ngôi nhà nào cùng với xu hướng xây dựng nhà mới, nâng cấp phòng tắm, khu vực vệ sinh ngày càng gia tăng. Hơn nữa, tốc độ xây dựng, phát triển ngày càng tăng nhanh kéo theo nhu cầu về nguồn cung cấp thiết bị vệ sinh cho công trình. 

Có nên mở cửa hàng thiết bị vệ sinh?

Có nên mở cửa hàng thiết bị vệ sinh?

Do đó, nếu bạn có ý định mở cửa hàng thiết bị vệ sinh thì đừng ngần ngại, hãy bắt tay vào kế hoạch kinh doanh ngay hôm nay. Tuy nhiên, để mở showroom thiết bị vệ sinh thì bạn cần lưu ý một vài điều mà POS365 bật mí trong bài viết này nhé! 

II. Mở showroom thiết bị vệ sinh cần chuẩn bị những gì? 

Mở cửa hàng thiết bị vệ sinh cần chuẩn bị những gì? Trước khi bắt đầu kinh doanh thì bạn cần phải chuẩn bị những điều sau đây để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và thành công. 

2.1. Chuẩn bị nguồn vốn 

Chuẩn bị vốn kinh doanh chính là công việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh thiết bị vệ sinh. Đây là điều quan trọng, quyết định đến quy mô và mô hình kinh doanh. Hơn nữa, khi mở cửa hàng thiết bị vệ sinh cần số vốn kha khá để nhập hàng. Vì vậy, bạn cần có kế hoạch huy động nguồn vốn một cách phù hợp và hiệu quả. 

kinh doanh thiết bị vệ sinh

Chuẩn bị nguồn vốn

2.2. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 

Công việc tiếp theo mà bạn cần chuẩn bị khi mở showroom thiết bị vệ sinh đó là tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, đặc biệt tại khu vực bạn muốn mở cửa hàng. Hãy quan sát thị hiếu, nhân khẩu học, ngành nghề, mức thu nhập, khả năng chi trả… của người dân quanh khu vực cửa hàng để xác định chính xác phân khúc khách hàng. Từ đó có kế hoạch kinh doanh những sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Tìm hiểu nhu cầu thị trường

Tìm hiểu nhu cầu thị trường

2.3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 

Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường khu vực quanh cửa hàng bạn cần tiến hành xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Những đối tượng mục tiêu của các cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh chủ yếu là những người đã lập gia đình, chủ thầu, đơn vị thi công thiết kế công trình xây dựng…. 

2.4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh 

Một trong những cách kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả đó là xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh. Những kế hoạch kinh doanh này nhằm giúp bạn biết chính xác những công việc cần làm để việc kinh doanh được khởi sắc cũng như đánh giá, đo lường kết quả kinh doanh để có những phương án thay thế kịp thời. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

>> Bạn đã biết cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả? Tìm hiểu ngay

III. Kinh doanh thiết bị vệ sinh cần bao nhiêu vốn? 

Có lẽ nhiều chủ kinh doanh cần tư vấn mở cửa hàng thiết bị vệ sinh, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Nội dung ngay dưới đây chính là câu trả lời, giúp bạn xác định số vốn cơ bản để mở showroom thiết bị vệ sinh. Cùng tìm hiểu nhé! 

3.1. Chi phí cần thiết 

Đây được coi là chi phí cố định mà chủ cửa hàng không thể bỏ qua khi kinh doanh thiết bị vệ sinh. Việc xác định chính xác số vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh chính là cách để bạn chủ động hơn trong việc kinh doanh cũng như hạn chế những rủi ro không đáng có có thể xảy ra. 

tư vấn mở cửa hàng thiết bị vệ sinh

Chi phí cần thiết

Để mở cửa hàng thiết bị vệ sinh thì tuỳ thuộc vào quy mô và mục tiêu kinh doanh mà số vốn đầu tư sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, chi phí này sẽ dao động từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Bạn có thể tham khảo cách phân bổ chi phí cần thiết cho những hạng mục cơ bản sau đây: 

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là khoản chi phí ngốn khá nhiều trong danh sách tổng chi phí đầu tư, sẽ dao động từ 40 triệu đồng – hàng trăm triệu đồng, tuỳ thuộc vào diện tích và vị trí cửa hàng. 

  • Chi phí thiết kế, sửa chữa cửa hàng: Dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, phụ thuộc vào diện tích và nhu cầu chủ đầu tư. 

  • Chi phí nhập hàng: Khoản chi này là khoản chi tốn kém nhất, phụ thuộc vào quy mô, hình thức kinh doanh mà mức chi phí này sẽ dao động từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng. 

  • Chi phí mua sắm trang thiết bị: Những thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh như máy tính, máy thanh toán, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý… trung bình khoảng từ 20 triệu đồng – 50 triệu đồng. 

  • Chi phí thuê nhân viên: Dao động từ 7 triệu – 20 triệu đồng, tuỳ thuộc số lượng nhân viên. 

  • Chi phí điện, nước: Trung bình mỗi tháng sẽ dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. 

3.2. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí cần thiết kể trên thì những chi phí khác, có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh mà bạn khó có thể kiểm soát như chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị không may hỏng hóc, chi phí bù lỗ do quá trình vận chuyển không đảm bảo, chi phí giao hàng do không may giao nhầm hàng…. 

Chi phí khác

Để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi và chủ đầu tư không quá lo lắng thì cách tốt nhất bạn nên dự phòng một khoản cho những chi phí phát sinh có thể xảy ra. Điều này giúp bạn chủ động giải quyết những vấn đề xảy ra cũng như không gặp quá nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính.

IV. Kinh nghiệm mở cửa hàng thiết bị vệ sinh hút khách nhất hiện nay 

Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh thành công được nhiều chủ kinh doanh gợi ý sẽ được tổng hợp ngay dưới đây. Bạn hãy theo dõi để có cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá để bắt đầu kinh doanh cửa hàng thiết bị vệ sinh hiệu quả và thành công nhé. 

4.1. Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh phù hợp 

Khi mở showroom thiết bị vệ sinh thì một trong những khâu quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Địa điểm kinh doanh là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng thu hồi cho cửa hàng. 

kinh nghiệm mở cửa hàng thiết bị vệ sinh

Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh phù hợp

Nên lựa chọn địa điểm kinh doanh ở những khu vực đông người qua lại, khu vực đông dân cư, những trục đường chính, trung tâm thành phố hoặc những nơi có nhiều công trình đang thi công… Những địa điểm lý tưởng này sẽ giúp cửa hàng thiết bị vệ sinh tiếp cận dễ dàng với khách hàng mục tiêu. 

4.2. Lựa chọn mặt hàng chủ đạo kinh doanh 

Nếu bạn không có quá nhiều vốn khi kinh doanh thiết bị vệ sinh thì việc lựa chọn những mặt hàng kinh doanh chủ đạo là điều cần thiết. Nếu như cửa hàng có mặt tiền hạn chế, nên trưng bày những sản phẩm đặc trưng và phổ biến của cửa hàng. Nếu sở hữu một showroom lớn thì nên thiết kế bố trí các khu vực phân tách để khách hàng dễ dàng quan sát và lựa chọn. 

Lựa chọn mặt hàng chủ đạo kinh doanh

Lựa chọn mặt hàng chủ đạo kinh doanh

Lưu ý, với những cửa hàng thiết bị vệ sinh tại những thành phố lớn nên có chiến lược đầu tư ở những nơi có không gian rộng rãi, đa dạng các mặt hàng kinh doanh. Bạn có thể bán kèm thêm các phụ kiện như: ống nước, đồ kim khí… 

4.3. Tìm nguồn hàng thiết bị vệ sinh uy tín, chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối thiết bị vệ sinh lớn nhỏ như: Toto, Inax, Viglacera, Grohe hay Kohler. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ các thương hiệu nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. 

kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh

Tìm nguồn hàng thiết bị vệ sinh uy tín, chất lượng

Bên cạnh đó, những sản phẩm thiết bị vệ sinh có giá thành bình dân đến từ Trung Quốc đang chiếm thị phần khá cao và được bán rộng rãi trên thị trường. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn những thương hiệu nội địa Trung nếu phân khúc khách hàng của bạn là những người có mức thu nhập trung bình – thấp. 

4.4. Trang trí showroom độc đáo và ấn tượng 

Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh được nhiều chủ kinh doanh gợi ý đó là nên đầu tư trang trí showroom bắt mắt, có tính logic và mang tính thẩm mỹ cao. Việc trang trí cửa hàng có tính thẩm mỹ cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. 

Trang trí showroom độc đáo và ấn tượng

Trang trí showroom độc đáo và ấn tượng

Một vài kinh nghiệm trang trí showroom mà bạn có thể tham khảo nhé: 

  • Thiết kế trang trí, phân khu hợp lý cho từng sản phẩm để tạo sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng 

  • Bày trí những sản phẩm bán chạy và nổi bật nhất ở khu vực vừa tầm nhìn với khách hàng 

  • Đầu tư hệ thống bảng biển quảng cáo thu hút 

  • Trưng bày sản phẩm theo bố cục chiều dọc để khách hàng dễ dàng tham quan và lựa chọn 

  • Đầu tư hệ thống ánh sáng vừa tôn lên vẻ đẹp của các sản phẩm vừa thu hút khách hàng khi nhìn từ bên ngoài.

4.5. Triển khai chiến lược Marketing hiệu quả 

Để kinh doanh thiết bị vệ sinh thành công thì không thể bỏ qua việc triển khai những chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu cho cửa hàng. 

mở showroom thiết bị vệ sinh

Triển khai chiến lược Marketing hiệu quả

Marketing là công cụ nhanh nhất, rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp, truyền tải những thông điệp đến khách hàng. Với mô hình kinh doanh showroom thiết bị vệ sinh bạn có thể triển khai những chiến lược này thông qua phát tờ rơi, treo băng rôn, bán hàng qua Website, Zalo, Facebook, Google Ads,… hay cào giá trực tiếp tại công trình đều là những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. 

>> Tham khảo thêm: Các chiến lược Marketing cơ bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.6. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự 

Nhân viên chính là người đại diện, trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng, bán hàng, bảo hành… Vì thế, chủ cửa hàng nên lựa chọn những nhân viên bán hàng có trách nhiệm, nhiệt huyết và chân thành. Đây được coi là cách kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả hiện nay. 

Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ngoài ra, cũng đừng quên việc tổ chức những buổi đào tạo cho nhân viên. Hướng dẫn nhân viên cách tư vấn cho khách hàng, cách giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra cũng như cách chăm sóc sau bán để khách hàng cảm thấy tin tưởng, hài lòng và đánh giá sự chuyên nghiệp. 

>> Bạn đã biết? Top 11 Phần mềm quản lý nhân sự đáng sử dụng nhất hiện nay

4.7. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng chuyên nghiệp 

Kinh nghiệm mở cửa hàng thiết bị vệ sinh từ nhiều chủ cửa hàng cho biết, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp nhằm kiểm soát và theo dõi mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức. 

Phần mềm bán hàng POS365 tự hào là hệ thống quản lý cửa hàng uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay với hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin dùng. Nhờ sở hữu những tính năng ưu việt và áp dụng công nghệ điện toán đám mây giúp việc lưu trữ dữ liệu thông tin được bảo mật tuyệt đối và không bị giới hạn. 

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng chuyên nghiệp POS365

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng chuyên nghiệp POS365

Những tính năng nổi bật của phần mềm POS365: 

  • Quản lý và phân loại hàng hoá theo danh mục, kiểu dáng, mẫu mã, nhà sản xuất… 

  • Quản lý kho hàng hoá và tồn kho chính xác 

  • Báo cáo doanh thu, lợi nhuận theo biểu đồ trực quan và chính xác theo thời gian thực 

  • Phân quyền và quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác… 

  • Quỹ công nợ phải thu, phải trả từ khách hàng, nhà cung cấp 

  • Tương thích trên nhiều thiết bị như: điện thoại, máy tính, ipad, máy pos… 

  • Hỗ trợ quản lý từ xa, ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng 

Bạn có thể đăng ký dùng thử để trải nghiệm những tính năng tuyệt vời của phần mềm ngay tại đây nhé! 

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích về kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh mà POS365 bật mí trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá để bắt đầu kế hoạch kinh doanh thành công. Chúc bạn may mắn! 

>> Đọc thêm: Bí quyết kinh doanh gạch ốp lát hiệu quả cho người mới bắt đầu