Kỹ thuật sơn ô tô mà bạn cần biết

Bạn đang có nhu cầu sơn ô tô. Tuy nhiên, bạn đang không biết kỹ thuật sơn ô tô bao gồm những bước gì. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết cho bạn 8 bước trong kỹ thuật sơn xe ô tô thường gặp ở các tiệm gara ô tô:

 

kỹ thuật sơn ô tô

Kỹ thuật sơn ô tô bao gồm 8 bước cơ bản

 

1. Tiếp nhận xe.

2. Tiến hành mài nhám chuẩn bị bề mặt

3. Tiến hành sơn chống gỉ.

4. Tiến hành bả matit.

5. Sơn lót bề mặt.

6. Tiến hành sơn màu.

7. Tiến hành sơn bóng.

8. Kiểm tra hoàn thiện.

Mỗi bước sẽ được chia chi tiết thành các bước nhỏ hơn trong quy trình sơn ô tô mà chúng tôi sẽ trình bày với bạn ở dưới đây.

8 bước chính trong quy trình sơn sửa chữa ô tô:

1. Tiến hành tiếp nhận xe:

Trong quá trình tiếp nhận xe, người thợ sơn sẽ kiểm tra kỹ bề mặt, đánh dấu khu vực cần xử lý bằng bút lông. Sau đó trao đổi với khách hàng những yêu cầu đặc biệt trong quá trình sơn.

 

2. Tiến hành mài nhám chuẩn bị bề mặt

Công việc chuẩn bị bề mặt là công việc cực kì quan trọng trong quy trình sơn ô tô. Nếu như bề mặt của xe không được làm sạch và tiến hành mài nhẵn thì lớp sơn sẽ không thể đẹp. Việc chuẩn bị bề mặt bao gồm những bước như sau:

 

Chà nhám bề mặt

Chàm nhám bề mặt bằng giấy ráp chuyên dụng

 

– Mài bốc sơn: Bạn nên sử dụng nhám P80 để có thể bóc hết sơn tại những chỗ bị trầy xước. Có thể bạn cần phải sử dụng tác động của đe búa.

– Tiến hành phá mí và hạ mí: Giai đoạn này bạn cần phải sử dụng nhám P120 – P180 để có thể mài rộng vùng chân mí ít nhất 10mm. Việc này sẽ giúp cho xe có độ bám dính nhất định trong các bước tiếp theo. Lưu ý, bề mặt cần phải chà đủ rộng để có thể chuẩn bị cho bã matit.

– Tiến hành vệ sinh bề mặt: Sử dụng khí nén của máy nén hơi để thổi sạch bề mặt sau bạn tiến hành sử dụng xăng lau đều lên bề mặt chi tiết. Kết thúc bước này là bề mặt đã chuẩn bị xong. Sau đó, bạn tiến hành chuyển qua bước sơn lớp sơn chống gỉ.

 

3. Tiến hành sơn chống gỉ:

Phần khung của xe ô tô đa phần là kim loại. Chính bởi vậy mà xe của bạn cần phải được phủ một lớp sơn chống gỉ nhằm mục đích chống ăn mòn. Quy trình sơn chống gỉ được thực hiện theo các bước như sau:

– Pha sơn chống gỉ: Sử dụng dụng cụ để pha chế sơn chống gỉ, bao gồm các dụng cụ đó là pha sơn, que quậy sơn và cân điện tử. Khi pha, bạn cần phải chú ý pha đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đưa ra.

 

Sơn chống gỉ

Tiến hành sơn chống gỉ

 

– Tiến hành phun sơn chống gỉ: Bạn nên sử dụng súng 1,5 mm để phun một lớp lên bề mặt chi tiết. Bạn nên sơn phủ thép cho đầy đủ.

– Sấy sơn chống gỉ: Sau khi sơn chống gỉ xong thì bạn tiến hành sấy khô khoảng 60 độ C trong 5 phút hoặc để là nếu không có dụng cụ sơn xấy thì bạn có thể để có sơn khô tự nhiên từ 20-30 phút.

– Tiến hành vệ sinh bề mặt chi tiết: Tiến hành xịt xăng, sau đó sử dụng khăn sạch để lau đều lại bề mặt để chuẩn bị chuyển sang bước bả matit.

 

4. Tiến hành Matit

Công việc bả matit giúp tạo đường nét cho bề mặt. Việc bả Matit bao gồm những công đoạn sau:

– Tiến hành trộn matit: Bạn cần phải trộn Matit với chất đông cứng. Hãy trộn chính xác theo tỷ lệ mà nhà cung cấp đưa ra.

 

Sơn matit

Bả matit cho xe

 

– Bả matit: Việc bả matit cần thực hiện tầm từ 3-4 lớp. Lớp đầu nên tạo một lớp mỏng sau đó bạn ép chặt tay để tạo chân bám. Sau lớp đó thì bạn cần tiến hành bả thêm để có thể điền đầy khu vực bị hư hỏng. Đối với khu vực chưa mài nhám, bạn không nên tiến hành bả matit.

– Kiểm tra để điền đầy matit: Đến công đoạn này, bạn hãy dùng thước hoặc tay để kiểm tra thật kĩ độ điền đầy của matit. Bạn nên kiểm tra ở nơi đầy đủ ánh sáng, hoặc bạn có thể sử dụng đèn để kiểm tra cho thật kỹ.

– Tiến hành sấy Matit: Bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại để sấy khoảng tầm 15 – 20 phút ở nhiệt độ 60 độ C.

– Tiến hành phủ mực phủ: Bạn nên sử dụng mút xốp đính mực phủ để xoa đều trên bề mặt bả matit.

– Tiến hành chà matit (thanh chà): Sử dụng chà nhám P80-P240 trên bề mặt matit, lần nhám tiếp theo thì bạn tiến hành chà mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau. Trong thao tác này, bạn cần tránh để lại vết xước nhám.

– Kiểm tra lại bề mặt sau khi chà ở bước trên: Bạn tiến hành đánh dấu những khu vực bị lỗi để có thể xử lý, nếu chà hở thép thì bạn nên sử dụng sơn chống gỉ để sơn lại.

– Chà matit (sử dụng máy quỹ đạo): Bạn cần phải chà nhiều hướng khác nhau. Trong công đoạn này bạn cần lưu ý là bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết.

– Tiến hành vệ sinh bề mặt chi tiết: Lúc này, bạn cần phải sử dụng súng khí để có thể thổi sạch bề mặt chi tiết, xịt xăng sau đó sử dụng giẻ sạch lau đều bề mặt chi tiết.

 

5. Tiến hành sơn lót bề mặt:

Đây là bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình sơn ô tô. Việc sơn lót bề mặt sẽ giúp chống độ hút của matit, đồng thời tăng cường độ của màu. Giúp cho nước sơn của bạn trở nên đẹp và bền màu hơn.

 

Sơn lốt bề mặt

Thực hiện sơn lót bề mặt

 

– Tiến hành che chắn chi tiết: Tiến hành lật ngược mí khi che chắn. Thao tác này bạn nên tránh tạo gờ, khoảng cách che chắn cách khu vực 20-25 cm.

– Tiến hành pha sơn lót: Hãy pha theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

– Tiến hành phun sơn lót: Bạn nên sử dụng súng 1,5, áp suất khí 1,3 – 1,5 bar, phun từ 2 đến 3 lượt theo thứ tự nhỏ dần. Mỗi lần sơn nên thực hiện cách nhau từ 3 – 5 phút.

– Tiến hành sấy sơn lót: Bạn nên sấy trong vòng 15 phút ở nhiệt độ khoảng 60 độ C.

– Kiểm tra và xử lý lỗ mọt: Lúc này, bạn quan sát thật kỹ bề mặt của sơn, kết hợp với ánh sáng để có thể tìm ra những lỗi bề mặt. Dùng dao bả ép chặt những chỗ có lỗi mọt.

– Phủ mực phủ: Sử dụng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bả matit. Bạn nên sử dụng mực để kiểm tra bề mặt thường xuyên.

– Tiến hành chà sơn lót (Thanh chà): Sử dụng chà nhám P240 chỉ trên bề mặt matit, phần cấp nhám tiếp theo nên mở rộng dần, tiến hành chà theo các hướng khác nhau.

– Chà sơn lót (sử dụng máy quỹ đạo): Tiến hành xoa nhiều hướng khác nhau. Cần phải đảm bảo cho bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết. Nếu như chà hở matit thì bạn cần phải sơn lót lại.

– Tiến hành vệ sinh và kiểm tra chi tiết: Sử dụng khí nén để vệ sinh bề mặt. Tiến hành xịt xăng lau, sử dụng giẻ sạch lau đều trên bề mặt chi tiết.

 

6. Tiến hành phun Màu

– Đối với những khu vực không sửa chữa, bạn cần phải che chắn lại.

– Tiến hành pha màu sơn: Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình bạn sơn ô tô. Bạn cần phải xác định được code màu, sau đó tiến hành pha chính xác tỷ lệ cần thiết. Bạn cần thử trước khi phun lên xe.

– Sử dụng giẻ sạch không dính bụi để lau lại toàn bộ bề mặt được chà nhám.

– Tiến hành điều chỉnh súng sơn màu: Sơn màu bằng áp suất khí (1.8 -2.0 bar), lượng sơn khoảng 2 -2.5 vòng, độ xòe khoảng 2 -2.5 vòng. Lưu ý: Tiến hành kiểm tra súng trước khi rót sơn và tiến hành phun sơn.

– Tiến hành sơn màu ô tô: Độ chồng đè lớp sơn là vào khoảng 50%, cách lượt phun sơn là từ 3 -5 phút, khoảng cách vào khoảng 20cm. Cần phải giữ súng vuông góc với bề mặt cần sơn.

 

7. Tiến hành sơn bóng​

– Sơn bóng ô tô: các bước tương tự như sơn màu.

– Tiến hành sấy chi tiết: bạn nên thiết lập nhiệt độ sấy vào khoảng 60 độ, sấy từ 25-30 phút. Bạn cần tiến hành kiểm tra nhiệt độ phỏng sấy thường xuyên để tránh rộp và chân kim.

– Đánh bóng: Bước này, bạn có thể sử dụng cục mài sửa lỗi bụi sơn, tiến hành phét lượng xi mỏng trên bề mặt (30- 30cm), tiến hành đi máy nhẹ nhàng.

 

8. Tiến hành kiểm tra lần cuối

– Bạn nên kiểm tra lớp sơn lần cuối dưới điều kiện đầy đủ ánh sáng.

Nếu thực hiện đầy đủ và đúng cách từng bước thì chiếc xe của bạn sẽ có một lớp sơn bóng đẹp.

Có thể bạn quan tâm:

16 tiếng kêu lạ của ô tô mà bạn không được bỏ qua

Cách xử lý hiện tượng vô lăng bị lệch, hiệu quả đến 99,9%

Hướng dẫn sử dụng xe máy điện hiệu quả nhất

Máy nén khí Pegasus vệ sinh mặt sơn ô tô