Làm sao để chuẩn bị mâm cỗ ngày tết cho người không giỏi bếp núc
Mục lục bài viết
Làm sao để chuẩn bị mâm cỗ ngày tết cho người không giỏi bếp núc
Tết Nguyên Đán hay Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Diễn ra từ ngày mồng một tháng giêng theo lịch Việt Nam (khoảng cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai) cho đến ít nhất là ngày mùng ba. Mọi người thường chuẩn bị các món ăn truyền thống Tết trong những ngày này. Mỗi miền sẽ có cách bày trí mâm cỗ và món ăn khác nhau. Vậy làm sao để chuẩn bị mâm cỗ ngày tết cho người không giỏi bếp núc thì cùng tìm hiểu để có ngày Tết trọn vẹn.
1. Thuyết minh về mâm cỗ ngày Tết
Giới thiệu về mâm cỗ ngày Tết
Hằng năm, Tết đến xuân về luôn mang lại một điều mới mẻ, một năng lượng tràn đầy trong không khí háo hức của mùa xuân. Mỗi gia đình đều chuẩn bị kĩ lưỡng mọi thứ nhất là mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ đầy đủ ấm cúng là điều mà mọi gia đình mong muốn để cả gia đình sum họp ngày đầu năm.
Người Việt Nam luôn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn’ nên mâm cỗ ngày Tết chuẩn bị thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mới làm ăn phát tài phát lộc. Vì thế, dù ít nhiều gì thì mâm cỗ ngày Tết luôn được chăm chút trọn vẹn.
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết
Tết cổ truyền là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quay về bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Chính vì thế, mâm cơm ngày tết bao giờ cũng đầy đủ món và được chuẩn bị long trọng hơn ngày thường. Trong văn hóa người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, những suy nghĩ, việc làm trong dịp đầu năm luôn có sự tác động đến kết quả của cả năm đó. Mâm cỗ được sắp xếp, bày biện đủ món với ý nghĩa mong cầu một năm mới ấm no và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đến Ông Bà, Tổ Tiên, những người đã có công xây dựng đất nước. Vì thế, vào đêm Giao thừa và 3 ngày đầu năm, các gia đình truyền thống người Việt đều cố gắng nấu cơm thật tươm tất để dâng cúng gia tiên.
2. Cách bày trí mâm cỗ ngày Tết
Bên cạnh các món ăn ngon ngày Tết thì cách trình bày mâm cỗ ngày Tết cũng rất quan trọng. Mâm cỗ ngày Tết giúp căn bếp của bạn thêm đẹp, sung túc hơn trong ngày Tết.
Mâm cỗ cúng ngày 30 Tết
Mâm cỗ cúng ngày 30 Tết là mâm cỗ tất niên, là một nghi lễ quan trọng trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt bao đời nay. Mâm cỗ 30 Tết đánh dấu một năm kết thúc để chuẩn bị bước sang năm mới. Người dân Việt Nam thường làm cỗ cúng tất niên vào ngày 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu và ngày 30 tháng Chạp nếu là năm đủ.
Các gia đình sẽ sum họp đông đủ, quây quần bên mâm cơm cúng, thành tâm hành lễ, khấn vái và sau đó xin lộc, ngồi bên nhau thưởng thức món ăn chào năm mới. Thông thường tiệc tất niên diễn ra vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết.
Tùy vào vùng miền và số lượng người trong gia đình sẽ có mâm cỗ món ăn khác nhau. Các món ăn cũng đầy đủ có luộc, xào và món nước. Nào là gà luộc hoặc biến tấu thành gà hấp lá chanh, gà hấp muối, gà hấp mắm nhĩ,…giò chả, canh măng, rau củ xào,…
Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết
Giống như cúng 30 Tết, mẫm cỗ mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo với nhiều mong ước trong năm mới. Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh khổ qua, miến, xôi, nem rán, giò chả. Hoặc biến tấu các món ăn theo công thức riêng để mâm cỗ mùng 1 đặc biệt hơn.
Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết không cần quá cầu kì, chỉ cần 4-5 món ăn nhưng đầy đủ vừa phải với khả năng gia đình. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thờ cúng của mỗi gia chủ trong những ngày Tết.
Cách làm mâm cỗ chay ngày tết
Mâm cỗ chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải chuẩn bị quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên nên cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được hài hòa nhất.
Gợi ý cho bạn vài món chay ngon lại dễ làm trong ngày Tết:
- Rau củ xào chay: bạn có thể chọn một số rau củ mà mình thích như cà rốt, bắp non, các lại nấm, cải thảo,…
- Đậu hũ chiên: món chay quen thuộc là đậu hũ tùy bạn sáng tạo thêm như: đậu hũ rang muối tôm, đậu hũ chiên xù, đậu hũ xào nấm, đậu hũ kho nấm, đậu phụ tứ xuyên,…
- Canh nấm chay: đảm bảo món canh thơm ngọt sẽ làm bạn mát dạ trong ngày Tết nắng nóng. Cách chuẩn bị rau củ và nấm trong món canh này cũng khá đơn giản và chọn theo sở thích của bạn nên sẽ rất phù hợp cho mâm cỗ chay ngày Tết.
- Bún xào chay: thêm một món kết hợp rau củ, đậu hũ và bún khô tạo nên món ngon cực kỳ dễ làm mà ai khi chuẩn bị cỗ chay cũng làm món bún xào chay này.
- Các món xôi: xôi có lẽ là món vừa xuất hiện ở mâm cỗ mặn và cả mâm cỗ chay, nguyên liệu dễ kiếm dễ làm lạ đa dạng mà bạn có thể nấu. đơn giản nhất là xôi đậu xanh, xôi đậu đen, khó hơn chút là xôi gấc, xôi lá dứa,…
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền
Mâm ngũ quả là thứ không thể nào thiếu được đối với mỗi gia đình Việt Nam vì nó góp phần làm bàn thờ tổ tiên trở nên trang trọng hơn trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Cũng giống như các nghi lễ phổ biến khác, việc chuẩn bị mâm ngũ quả đón Tết đã trở thành thói quen mỗi năm xuân về.
Mâm ngũ quả thường gồm một nải chuối xanh, một quả bưởi, dưa hấu, xoài, táo,…có thể là các loại cây miễn là một dĩa trình bày được 5 loại trái cây. Tuy gọi là mâm ngũ quả nhưng không nhất thiết phải chứa đúng 5 loại quả. Sắp xếp hoa quả trên đĩa thực sự là một nghệ thuật. Người ta phải kết hợp màu sắc và hình dạng của các loại trái cây khác nhau trong việc sắp xếp chúng trên khay để làm cho đĩa trái cây giống như một bức tranh tĩnh vật.
Về màu sắc, mâm quả là sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc khác nhau của các loại quả, miễn màu sắc hài hòa: xanh đậm của chuối, vàng nhạt của bưởi, đỏ đậm của táo, đỏ vàng của cam và quýt,… Để hoàn thành bức tranh, mâm quả này sẽ được phủ thêm vài lá quất nhỏ tươi.
Mâm ngũ quả trong ngày Tết tượng trưng cho những tinh hoa mà Trời Đất ban tặng cho con người. Đây là một trong những quan niệm sống chung của người Việt Nam, là “Ăn quả ở lành”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
3. Mâm cơm cổ truyền ngày Tết
Ngày Tết người Việt Nam dành nhiều thời gian để quây quần bên gia đình. Vì vậy, chuẩn bị mâm cỗ Tất Niên hay các mùng Tết đầu năm mới luôn là nét văn hóa xưa từ bao đời nay. Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Ba miền Việt Nam sẽ có sự khác biệt về thực đơn món ăn.
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Nói đến mâm cỗ miền Bắc là một sự tinh tế được thể hiện qua bàn tay của những bà nội trợ đảm đang. Theo truyền thống bao thế hệ nay, mâm cỗ Tết của người miền Bắc lúc nào cũng đầy đủ bao gồm 4 bát, 4 đĩa, nó được tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Ngoài ra, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
Hầu hết các món ăn thể hiện đặc trưng vùng miền và cả về khí hậu của người miền Bắc những ngày này. Do mùa xuân thời tiết miền Bắc se lạnh nên cần những món ăn chứa nhiều năng lượng. Tùy thuộc vào gia đình mà mỗi năm các món ăn có thể không giống nhau hoàn toàn, nhưng nhất định phải có những món này.
Thứ nhất chuẩn bị 4 đĩa gồm: 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa và 1 đĩa chả quế. Đặc biệt, trên mâm cỗ miền Bắc phải luôn có một đĩa xôi gấc đỏ như mong ước nhiều điều may mắn sẽ tới trong năm mới.
Thứ hai 4 bát gồm: 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát bóng thả, 1 bát miến dong và 1 bát mọc nấm thả. Đối với canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng chân giò vừa nạc vừa mỡ nấu cùng măng khô rất ngon. Giữa bát canh có thêm một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi hầm nhừ thịt sẽ tẽ ra thành bốn góc.
Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món ăn kèm quen thuộc năm nào cũng phải có chính là dưa hành, giúp làm tăng vị cho món ăn ngày Tết.
Mâm cỗ ngày Tết miền Trung
Miền Trung nằm giữa bản đồ đất nước, thời tiết miền trung quanh năm rất khắc nghiệt nên mâm cỗ của ngày Tết miền Trung thường phải vừa đầy đủ món ăn từ món khô đến món nước.
Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị có thể bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim,… Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.
Người miền Trung còn có thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.
Các món bánh tráng miệng của người miền Trung đa dạng các loại như: bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu được nặn theo hình trái cây rất nghệ thuật, bắt món và cực kỳ ngon miệng. Các loại bánh mứt để đãi khách đến nhà thì được làm kỹ lưỡng nên có thể dùng nhâm nhi dần cả tháng vẫn không bị hỏng.
Mâm cỗ ngày tết miền Nam
Món ăn ngày Tết miền Nam phản ánh sự trù phú, màu mỡ của vùng đất và ít chú trọng đến lễ nghi cầu kỳ của miền Bắc. Do đó, phong tục đón Tết của miền Nam thể hiện nét văn hóa giản dị của vùng. Hãy cùng điểm qua mâm cỗ ngày Tết miền Nam có gì nào.
Những món ăn ngày Tết của người miền Nam thường rất phong phú thực đơn như món chả giò chiên, lạp xưởng tươi, món gỏi gà luộc xé phay, món kiệu ăn kèm là món thường được bày trên mâm cỗ. Đặc biệt, món bánh tét của người miền Nam có phần đa dạng hơn về vỏ và nhân bánh, chẳng hạn như bánh tét nếp cẩm, bánh tét ngọt là bánh tét chuối hoặc bánh tét dừa,…
Trong đó hai món không thể nào thiếu của các gia đình miền Nam chính là món thịt heo kho trứng và canh khổ qua. Mọi thứ trong mâm cỗ Tết miền Nam cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới sung túc, đầy đủ.
Mâm cỗ ngày Tết hiện đại
Nhắc đến ngày Tết hiện nay, thì nhiều gia đình Việt không những chuẩn bị các món ăn quen thuộc như mọi năm, mà hầu hết mâm cỗ ngày Tết hiện đại bây giờ, các bà, các mẹ còn sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau để làm thực đơn đa dạng hơn.
Điển hình là món chả giò, để món ăn này mang vẻ độc đáo hơn thì bạn có thể cuốn thêm vào một con tôm. Hoặc có thể làm chả giò chay rau củ cũng rất kích thích vị giác đấy. Thay vì chỉ có các món thịt mau ngán, bạn cũng nên chuẩn bị vài món rau củ xào hoặc luộc đơn giản, hay các món cuốn rau xà lách được ưa chuộng trong các ngày Tết.
Nếu mỗi vùng miền chỉ làm các món ăn truyền thống của mảnh đất đó, thì tại sao không thử làm thêm vài món khác biệt. Chẳng hạn như nếu gia đình bạn là người miền Nam, nên làm thử món người miền Bắc hoặc miền Trung. Đảm bảo các món ăn này sẽ rất vừa miệng lại ngon lạ trong ngày Tết. Vài món đặc trưng bạn nên làm là thịt heo ngâm mắm, bắp bò ngâm nước tương, tai heo ngâm chua ngọt,…
XEM THÊM:
Tết cổ truyền Việt Nam
4. Hình ảnh mâm cỗ ngày tết
mâm cỗ Tết hiện đại
mâm cỗ ngày Tết đẹp
mâm cỗ miền Trung đơn giản
Một mẫu điển hình mâm cỗ miền Nam
gợi ý trình bày mâm cỗ chay ngày Tết
Mâm cỗ ngày Tết không chỉ gói gọn theo kiểu truyền thống, mà hiện nay bạn cũng có thể sáng tạo, biến tấu các món ăn khác nhau để thêm phần đặc sắc cũng như làm món ăn tăng thêm độ đẹp mắt và sự hấp dẫn. Vì thế bạn một số gợi ý ở trên giúp bạn có một mâm cỗ ngày Tết trọn vẹn.
Xem thêm: