Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tạo nền tảng vững chắc ở thị trường sân nhà và phát triển ra thị trường thế giới đầy cạnh tranh nhưng vẫn giữ được những tính chất riêng của doanh nghiệp. Vậy thì văn hóa doanh nghiệp là gì và làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Những thắc mắc của quý bạn đọc về văn hóa doanh nghiệp sẽ được giãi bày qua bài viết sau.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, giá trị cốt lõi, đạo đức, tầm nhìn, quy tắc ứng xử, phương pháp tư duy, môi trường làm việc, xu hướng quản lý, văn hóa giao tiếp với khách hàng của doanh nghiệp. Những yếu tố này được mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và áp dụng như một thói quen từ đó tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp.
Để đọc giả có thể dễ hiểu hơn, ta có thể hình dung văn hóa doanh nghiệp của một đơn vị bất kỳ sẽ bao gồm nhiều yếu tố nhỏ như đồng phục nhân viên, cách ăn mặc, thời gian làm việc, cách thức tuyển dụng, cách thức xét duyệt thăng chức, cách thức giao tiếp đối xử với khách hàng, cách giao tiếp giữa các nhân viên của doanh nghiệp, …
Tác động của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp tới cả hai mặt nội bộ lẫn bên ngoài của doanh nghiệp.
Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới nội bộ trong doanh nghiệp:
- Giảm xung đột nội bộ trong doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp giúp thống nhất cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá, chọn cách giải quyết từ đó có thể giảm căng thẳng và xung đột tại nơi làm việc.
- Thu hút nhân tài trong tuyển dụng: Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ luôn có sức hút với người lao động đặc biệt là những người có cùng chí hướng phát triển. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp một lợi thế rất lớn trên thị trường lao động, tạo điều kiện để có thể lựa chọn được nhiều nhân tài hơn.
- Tạo nên lòng trung thành cho nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp nhân viên muốn gắn bó với doanh nghiệp hơn, tận tụy và sẵn lòng cống hiến. Rất nhiều doanh nghiệp sai lầm khi nghĩ rằng lương là yếu tố duy nhất quyết định tới động lực làm việc và sự gắn bó của nhân viên. Khi mức thu nhập tới một mức nào đó, người ta sẽ sẵn sàng đánh đối mức lương để được làm việc trong một môi trường phù hợp, thói mái hơn.
- Khích lệ tinh thần nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp rạch ròi sẽ giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu công việc, hiểu được bản chất công việc của mình và được tôn trọng hơn để từ đó có thể tận tâm với công việc và gia tăng hiệu suất làm việc.
Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới bên ngoài doanh nghiệp:
- Nâng cao hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp: một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ có hình ảnh tốt và được sự công nhận của cộng đồng, góp phần nâng giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
- Tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp khác: Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp bên cạnh yếu tố khả năng nhận diện thương hiệu.
- Tạo sự tin cậy cho khách hàng và đối tác: Văn hóa doanh nghiệp tốt phần nào thể hiện năng lực và cách vận hành của doanh nghiệp, từ đó tạo dựng niềm tin từ khách hàng và đối tác đặc biệt là với dạng văn hóa chất lượng.
- Bảo vệ doanh nghiệp trước ảnh hưởng từ bên ngoài: Văn hóa doanh nghiệp sẽ có thể bảo vệ doanh nghiệp trước những khủng hoảng về truyền thông có thể ập tới bất cứ khi nào, các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động.
Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng để có thể xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp lại không hề đơn giản và có rất nhiều các khó khăn. Để giúp quý doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp và nhanh chóng, chúng tôi xin được chia sẻ tới quý đọc giả những bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp
Để đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp, có 2 cách phổ biến được áp dụng đó là thực hiện khảo sát hoặc âm thầm quan sát thực trạng đang diễn ra. Nếu thực trạng tại doanh nghiệp của bạn đang có những dấu hiệu sau thì rất có thể văn hóa doanh nghiệp hiện tại của doanh nghiệp đang ở mức độc hại và cần thay đổi:
- Tuyển dụng và nghỉ việc diễn ra liên tục: dấu hiệu thể hiện việc quản lý nhân sự kém, nhân viên không hài lòng với doanh nghiệp hoặc nhân viên mới không nhận được sự hỗ trợ, đào tạo cần thiết.
- Thói quen xấu trong công ty (cả quản lý tới nhân viên): Kỷ luật kém, thường xuyên trễ giờ, trễ deadline thường xuyên, đi trễ về sớm, tới sớm nhưng bắt đầu làm việc muộn.
- Giao tiếp nội bộ kém: Không gian làm việc không có sự giao tiếp, không có sự tương tác qua lại giữa các cấp hay các phòng ban.
- Làn ranh giữa nhân viên và quản lý quá lớn: giữa quản lý và nhân viên hiếm khi tương tác với nhau, thường giao tiếp chỉ tới từ 1 phía.
- Nhiều biện pháp kỷ luật, hành vi xử lý vi phạm nhưng lại ít sự công nhận và khen thưởng.
- Ít có sự thảo luận trong các cuộc họp nhưng thường xuyên bàn tán sau lưng khi kết thúc buổi họp.
- Nhân viên sợ các cấp quản lý: mọi người im lặng khi gặp sếp, tránh đi chung thang máy hay lại gần tiếp xúc với sếp.
Định hướng các mong muốn về văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp
Trước khi bắt đầu vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần định hướng rõ những điều cần cải thiện, những điều mong muốn xây dựng thêm và những điều cần loại bỏ. Để thuận lợi, hãy bắt đầu từ những thế mạnh và đặc trưng riêng của doanh nghiệp.
Người chịu trách nhiệm đưa ra định hướng thường là các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp và việc triển khai sẽ được thực hiện bởi bộ phận nhân sự. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu sự giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia ngoài doanh nghiệp để quá trình xây dựng được hiệu quả và phù hợp với mô hình doanh nghiệp hơn.
Xác định các yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc định hình và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Khi nói về giá trị cốt lõi, không nên sử dụng các từ ngữ quá hoa mỹ mà nên dùng những từ thực sự được coi trọng tại doanh nghiệp.
Để xác định giá trị cốt lõi, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý như sau:
- Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp của bạn sẽ được biết đến thế nào?
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp có phù hợp với giá trị cá nhân của toàn thể người lao động các cấp trong công ty?
- Mục tiêu của văn hóa doanh nghiệp hướng tới là gì
Lên kế hoạch để cải thiện văn hóa doanh nghiệp
Khi đã nắm bắt được hiện trạng của văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp lý tưởng, phía doanh nghiệp cần nghĩ tới việc làm cách nào để có thể cải thiện khoảng cách giữa chúng.
Để đánh giá được khoảng cách giữa 2 điểm này, ta có thể đánh giá 4 yếu tố lần lượt:
- Phong cách làm việc
- Việc quyết định
- Giao tiếp trong doanh nghiệp
- Cách đối xử nội bộ doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp
Kế hoạch triển khai cần bao gồm:
- Mục tiêu
- Các hoạt động
- Thời gian triển khai, triển khai trong bao lâu, thời điểm phải hoàn thành
- Mốc ban đầu
- Trách nhiệm cụ thể từng người, từng phòng ban
- Các ưu tiên
- Điểm cần tập trung
- Nguồn lực cần thiết
Thành lập ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp
Để có thể triển khai, theo dõi, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thành lập ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp. Ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm cấp lãnh đạo (hoặc đại diện cấp lãnh đạo), bộ phận nhân sự, cấp quản lý của các phòng ban và bộ phận truyền thông nội bộ.
Xây dựng quy chế và đào tạo nhận thức về văn hóa doanh nghiệp
Ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp sẽ xây dựng và ban hành các quy định, quy chế, nội quy công ty, quy chế chung để hướng tới mục tiêu văn hóa doanh nghiệp được định hình trước. Việc đặt mình vào vị thế của nhân viên sẽ giúp ban phụ trách văn hóa doanh nghiệp có thể nhận biết được các trở ngại và khó khăn của nhân viên để từ đó đưa ra những cách giải quyết phù hợp.
Ngoài ra, cần tổ chức buổi trò chuyện giữa ban lãnh đạo với tập thể nhân viên về văn hóa doanh nghiệp (đào tạo văn hóa doanh nghiệp) để toàn thể nhân viên có thể nhận thức rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp và sẵn sàng tuân thủ.
Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải chỉ diễn ra trong một sớm một chiều mà là cả một quá trình dài triển khai, theo dõi và cải tiến.
Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp nên được bắt đầu với những việc sau:
- Tích hợp các giá trị văn hóa vào công việc hằng ngày tại doanh nghiệp
- Truyền đạt văn hóa doanh nghiệp tới các nhân viên mới
- Đặt giá trị cốt lõi vào sản phẩm/ dịch vụ
- Triển khai các văn hóa doanh nghiệp hữu hình cụ thể như: kiến thúc cửa hàng, phong cách trang trí nội ngoại thất, đồng phục, phong cách tiếp khách hàng, khen thưởng, hoạt động du lịch của công ty, …
- Xây dựng quy chế khen thưởng và kỷ luật phù hợp, hướng tới mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Ngoài việc tuyển dụng nhân sự có năng lực thì còn cần tuyển nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
- Truyền thông bên ngoài về doanh hóa doanh nghiệp phản ánh đúng văn hóa chất lượng của doanh nghiệp
Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp sẽ cần được duy trì và thường xuyên theo dõi để đảm bảo văn hóa doanh nghiệp hiện tại phù hợp và đi đúng theo định hướng ban đầu được đưa ra bởi ban lãnh đạo. Ban văn hóa doanh nghiệp có thể theo dõi văn hóa doanh nghiệp thông qua nhiều cách như:
- Khảo sát nội bộ định kỳ
- Khảo sát khách hàng
- Theo dõi Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc (ERT)
- Theo dõi Sự gắn kết của nhân viên (eNPS)
- Theo dõi Sự hài lòng của nhân viên (ESI)
Xã hội và thị trường luôn có nhiều sự thay đổi do đó văn hóa doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi để có thể đáp ứng với yêu cầu từ nội tại doanh nghiệp cũng như khách hàng và thị trường.
Dịch vụ tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để giúp các doanh nghiệp trong công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, iRTC luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng hướng.
Ngay cả khi hoàn thành dự án, nếu phía doanh nghiệp cần tư vấn thì các chuyên gia tại iRTC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc theo dõi, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của iRTC đã giúp doanh nghiệp có thể hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp và làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm về chương trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp cũng như dịch vụ tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0902 419 079 hoặc để lại lời nhắn theo form đính kèm và đội ngũ của iRTC sẽ liên hệ lại để tư vấn thêm chi tiết.
Họ và tên (bắt buộc)
Mail liên hệ (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Công Ty
Lời nhắn