Lễ Phạt Mộc là gì? – Hỏi đáp nhanh
“Lễ Phạt Mộc là gì?”
bên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏi
“Lễ Phạt Mộc là gì?”
từ tất các bạn để website “Hỏi đáp nhanh” hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!
Chào tất cả các bạn, giải thích cho câu hỏibên dưới còn rất thô sơ, rất mong nhận được lời giải thích tốt hơn cho câu hỏitừ tất các bạn để website “Hỏi đáp nhanh” hoàn thiện hơn, rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn!
Lễ Phạt Mộc là gì? Tất tần tật về lễ Phạt Mộc
Chào mừng các bạn đã đến với chúng tôi, nằm giải đáp những vấn đề thắc của bạn, hôm nay chúng tôi sẽ bật mí về lễ Phạt Mộc là gì và tất tần tật về nghi lễ này nhé!
Từ bao đời nay, lễ Phạt Mộc được người Việt Nam xem là một trong những nghi lễ quan trọng. Đặc biệt, trong việc xây nhà nhất là dựng những ngôi nhà gỗ cổ truyền thì lễ Phạt Mộc đóng vai trò hết sức quan trọng. Nào hãy cùng Hỏi Đáp Nhanh giải đáp thôi nào!
-
Lễ Phạt Mộc là lễ gì?
Là một nghi lễ để trình lên với các vị thần linh, ông tổ của nghề mộc, rằng gia chủ hay người đó sẽ dựng nhà gỗ, nhà gỗ cổ truyền,… lễ Phạt Mộc là một nghi thức quan trọng. Đối với gia chủ, lễ này mang ý nghĩa to lớn, đây là dịp để họ trình lên, cầu xin thần linh, ông tổ, gia tiên của họ phù hộ độ trì cho quá trình dựng nhà êm ổn, xua đuổi ma quỷ phá rối nhà cửa, che chở cho chủ nhà cũng như những người thợ tránh khỏi các tai nạn không mong muốn.
-
Tại sao nên tổ chức lễ Phạt Mộc khi xây nhà gỗ?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người, họ thắc mắc rằng tại sao chúng ta phải làm như vậy. Đây là một trong những nghi lễ lâu đời của người Việt Nam đấy các bạn! Về tâm linh và lễ Phạt Mộc mang ý nghĩa vô cùng to lớn như mình đã nói ở trên.
Ông cha ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì thế mà từ bao đời nay, khi xây dựng nhà gỗ mọi người đều thực hiện nghi lễ Phạt Mộc. Khi thực hiện lễ này một cách thành tâm thì ma quỷ sẽ không quấy rối, làm phiền, phá hoại khi xây dựng nhà, quá tình làm nhà suôn sẻ, các thợ thì an toàn, gia chủ thì được chư vị thần linh, ông tổ phù hộ.
Còn khi không thực hiện lễ Phạt Mộc thì sẽ ra sao? Thực ra, khi làm bất cứ chuyện gì chúng ta đều không mong muốn nó vỡ lỡ, thất bại thảm hại đúng không nào? Đặc biệt, chuyện dựng xây nhà cửa là chuyện trọng đại, chúng ta nên cân nhắc, lưu ý đến từng nghi lễ trong quá trình thực hiện. Lợi ích to lớn nhất mà chúng ta có được là tránh các sự cố, điềm gỡ, kém may mắn, thất bại và thậm chí hậu quả còn nghiêm trọng hơn là tưởng tượng.
Đối với những người thợ thi công đây còn là dịp mà họ trình báo với ông tổ của nghề mộc rằng đó là tác phẩm, là công trình, là sản phẩm mà họ sẽ làm ra từ tâm huyết, cái tâm trong nghề của họ. Đặc biệt, khi khấn vái trình báo bề trên thì người thợ ấy phải thành tâm khai báo còn nếu làm ngược lại thì sẽ gánh lấy hậu quả.
-
Các nghi thức thực hiện lễ Phạt Mộc
- Gia chủ chọn ngày lành tháng tốt, tốt nhất nên đi xem phong thủy, vận mệnh của mình như thế nào để chọn ra ngày tháng tốt.
- Chuẩn bị mâm cúng với những lễ vật : xôi gà – quan trọng, không thể thiếu, mâm ngủ quả, gạo, nước, rượu, muối, nến, 9 bông hồng đỏ, hương. Một mâm thắp hương Thần Tài, Thổ Địa, một mâm cúng ông tổ nghề mộc.
- Người thực hiện nghi lễ là Thợ chính hay thợ cả sẽ đọc văn khấn, trình báo với thần linh, ông tổ nghề những điều về ngôi nhà như quá tình xây, sự tâm huyết, lòng thành của họ,…
- Thợ chính hay thợ cả sau khi thực hiện nghi thức cúng xong sẽ bật mực trên sào. Sào – một bản thiết kế thu nhỏ về các thông tin của ngôi nhà. Cây Sào được làm bằng tre, để lưu giữ bền lâu, cây Sào đã được ngâm và tẩm các loại thuốc đẻ tránh mọt mối. Người ta sẽ đốt Sào vào sau khi đọc chữ Thịnh với mục đích cầu mong ngôi nhà sẽ an khang thịnh vượng. Trên cây Sào đã có chữ kí của gia chủ nhằm đánh dấu chủ quyền của ngôi nhà này đã có chủ sở hữu và đó là người đó.
- Cuối cùng thợ chính hay thợ cả sẽ đẽo vào cột nóc nhà hoặc cột cái bằng rìu như một tính hiệu mở đầu quá trình dựng xây ngôi nhà ấy.
-
Một số loại nhà gỗ đẹp bạn có thể tham khảo để xây dựng
- Nhà gỗ ba gian;
- Nhà gỗ bốn gian, năm gian;
- Nhà gỗ hiện đại;
- Nhà gỗ 2 tầng;
- Nhà gỗ tròn;
- Nhà gỗ kính;
- Nhà gỗ từ đường;
- Nhà gỗ kiểu Nhật;
- Nhà gỗ cổ truyền;
- Mái nhà gỗ;
- Nhà gỗ nội thất hiện đại;
- Nhà gỗ mini;
- …
-
Tham khảo giá cả của một số loại gỗ xây nhà tốt
- Gỗ căm xe: 12 -14 triệu đồng / m3
- Gỗ sồi: 6 – 20 triệu đồng / m3
- Gỗ tần bì: 7 – 14 triệu đồng / m3
- Gỗ lim: 26 – 30 triệu đồng / m3
- Gỗ hương: 14 – 16 triệu đồng / m3
- Gỗ Xoan: 7 – 12 triệu đồng / m3
- Gỗ mít: 10 triệu đồng / m3
- Gỗ gụ: mặt 25 – 30 cm 30 triệu đồng / m3 , gỗ hộp: 45,5 triệu đồng / m3
- Gỗ gụ: mặt 30 – 35 cm 38 triệu đồng / m3 , gỗ hộp: 50,5 triệu đồng / m3
- Gỗ gụ: mặt 55 – 60 cm 55 triệu đồng / m3 , gỗ hộp: 70 triệu đồng / m3
- …
Trên đây là giá tham khảo của một số loại gỗ, nếu muốn chính xác hơn bạn nên truy cập các trang web của các cơ sở bán gỗ uy tín, chất lượng cao.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin về lễ Phạt Mộc! Hãy nhanh tay trở thành người đầu tiên đánh giá và góp ý cho chúng tôi. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ, cảm ơn bạn đã truy cập chúng tôi!
5/5 – (2 bình chọn)
Đọc giả có thêm cầu hỏi nào cần giải nghĩa vui lòng để lại lời nhắn ạ!