Lễ phạt mộc nhà thờ họ-nhà gỗ cổ truyền
Lễ Phạt mộc nhà thờ họ là gì ? Cái tên có vẻ xa lạ đối với mọi người những đối với những người thi công nhà thờ họ , nhà gỗ thì đây là nghi thức vô cùng quan trọng trước khi thi công từ đường nói riêng, nhà gỗ nói chung. Vậy bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về lễ Phạt mộc .
1. Lễ Phạt mộc là gì?
Lễ này có thời gian tồn tại từ rất lâu đời. Thông thường khi nói đến nguồn gốc lễ , người ta thường hay nhắc tới phong tục tập quán lễ lạt của người Chăm. Lễ diễn ra trước khi khởi công xây dựng một nhà gỗ cổ truyền như đình đền chùa, miếu mạo, các công trình truyền thống như xây từ đường dòng họ …
2. Ý nghĩa lễ Phạt mộc nhà thờ họ
Theo tập tục người xưa, trước khi lấy gỗ làm nhà, xây từ đường , cần có lễ khởi công xây dựng, thông báo với thần linh thổ địa khu đất này, báo cáo với ông tổ nghề Mộc để được phù hộ độ trì cho hai vấn đề chính sau
Thứ nhất : Giúp cho việc xây cất nhà được yên ổn, hanh thông, tránh bị ma quỷ quấy rối, được bảo vệ bởi thần linh trong suốt quá trình hoàn thành ngôi nhà .Không những thế sau khi từ đường được xây dựng xong vẫn được bảo vệ , mọi thứ suôn sẻ.
Thứ 2: Giúp cho đội thợ hoàn thành trôi chảy mọi việc an toàn và nhanh chóng
Thứ 3: Thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng của người thợ trong quá trình thi công nhà thờ họ. Sau khi khai báo với ông Tổ nghề , họ sẽ làm việc cẩn thận và chu đáo hơn để hoàn thành đúng lời hứa của mình, tránh bị quở phạt trong nghề.
Lễ này như một lời xin phép trân trọng của gia chủ đối với thần linh . Do vậy là tập tục được duy trì lâu đời và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Trước khi thi công từ đường – các công trình của chúng tôi- đều được thực hiện nghi lễ này chu đáo mong mang tới cho gia chủ vạn sự tốt lành .
3. Chuẩn bị cho lễ Phạt mộc
3.1. Ai là người đứng ra làm lễ
Trong ngày làm lễ cần có mặt đầy đủ : Gia chủ và chủ xưởng thi công nhà thờ họ
Thông thường người đứng ra làm lễ là bác thợ cả . Người này được xem là có đủ quyền hành đứng ra xin phép các vị thần linh trước khi làm nhà thờ họ. Và chính ông sẽ là người thực hiện nghi lễ quan trọng nhất
Tuy nhiên có gia chủ có thể nhờ thầy cúng làm lễ . Thầy cúng sẽ đọc văn khấn lễ Phạt mộc và làm đầy đủ các nghi lễ cần thiết .
3.2. Làm lễ Phạt mộc nhà từ đường ở đâu
Đối với việc xây dựng nhà bình thường thì có thể làm lễ khởi công xây dựng trên chính mảnh đất định xây cất nhà . Với lễ Phạt mộc thì làm tại chính xưởng gỗ – nơi sẽ chịu trách nhiệm thi công nhà thờ họ, nhà gỗ cổ truyền . Tại đây họ sẽ bày mâm cơm cúng , thắp hương và thực hiện nghi lễ trọn vẹn.
3.4. Mâm cúng lễ Phạt mộc nhà thờ họ cần chuẩn bị gì?
Mâm cúng trong các buổi thi hành lễ là vật phẩm không thể thiếu được. Tuy nhiên không phải lễ nào cũng làm mâm cúng như nhau, mà mỗi lễ sẽ mua vật thờ cúng khác nhau. Cụ thể trong lễ Phạt mộc gia chủ cần sắm những lễ vật đơn giản sau
Xôi gà: Là thức cúng không thể thiếu trong các nghi lễ nói chung
Mâm ngũ quả: chọn hoa quả tươi ngon , không bị dập nát, nên chọn đầy đủ các loại hoa quả với màu sắc bắt mắt
Gạo
Nước
Rượu,
Muối,
Nến
9 bông hồng đỏ.
Thông lệ ,gia chủ sẽ làm hai mâm cơm cúng
Một là mâm thắp hương thần tài , thổ địa
Hai là mâm cơm cúng ông tổ nghề Mộc.
3.5. Chọn ngày giờ tổ chức lễ Phạt mộc
Gia chủ chọn ngày giờ đẹp tổ chức lễ Phạt Mộc
Ngày giờ cần phù hợp về cung mệnh đối với gia chủ .
3.6. Trình tự nghi lễ Phạt mộc từ đường dòng họ
Sau khi chuẩn bị xong xuôi mâm cúng, mọi người có mặt đông đủ. Nghi lễ tiến hành trang trọng và uy nghiêm
Bác thợ cả hoặc thầy cúng sẽ đọc văn khấn . Cúng xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Sau đó thực hiện nghi lễ quan trọng là “bật mực trên sào” – lên rui mực- một hình thức bắt buộc để định kích thước ngôi nhà trên tầm gỗ (sào là một bản vẽ thu nhỏ của nhà gỗ cổ truyền). Sau đó gia chủ sẽ ký và viết tên lên trên sào, để cho chủ nhân đời sau biết được ai là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà. Hoặc khi nhà gỗ hay từ đường có bất kì vấn đề gì về xây dựng thì bác thợ sẽ có bản thiết kế nhà thờ họ gốc ở đây, xem xét và đưa ra hướng điều chỉnh hợp lý nếu cần tôn tạo lại ngôi nhà.
Sau khi lễ Phạt mộc kết thúc, nhóm thợ bắt đầu công việc cưa xẻ gỗ thi công nhà thờ dòng họ.
Ngoài ra trong quá trình làm nhà thờ họ còn có nhiều nghi lễ tiếp theo nữa : Lễ thượng lương- cất nóc, lễ khánh thành nhà thờ họ…
>>>Bài diễn văn khánh thành nhà thờ họ hay nhất