Lễ tạ mộ cần sắm những gì? Tổng hợp những vật dụng PHẢI CÓ
Mục lục bài viết
Lễ tạ mộ cần sắm những gì? Tổng hợp những vật dụng PHẢI CÓ
19/02/2022
Lễ tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt vào dịp cuối năm, ghi nhớ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Vậy, lễ tạ mộ cần sắm những gì? Cách phân biệt lễ tạ mộ với tảo mộ? Tất cả sẽ được Bình Tùng Stone giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lễ cúng tạ mộ là gì?
Lễ cúng tạ mộ là một trong những tục lệ truyền thống của người Việt, họ cho rằng tổ tiên dưới “âm” yên ổn thì con cháu trần gian mới có thể “an cư lạc nghiệp”. Vậy nên, mỗi dịp thanh minh hằng năm và dịp cuối năm (ngày 24 hoặc 25 tháng chạp âm lịch) nhiều gia đình tổ chức lễ cúng tạ mộ.
Lễ cúng tạ mộ làm gì?
Lễ tạ mộ tạ ơn gia tiên đồng thời cũng là lễ khấn cúng tạ mộ, thể hiện lòng cảm tạ tôn thần, đức thánh đã cho gia tiên được nương nhờ đất đó, giúp an lạc, phù hộ cho con cháu. Lễ tạ và văn khấn tạ mộ cầu an là lễ mà gia chủ tỏ lòng thành hy vọng với tâm đức, kinh cần chu đáo, cảm tạ phật thánh, quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần và gia tiên,…sẽ ban ân phúc, sức khỏe, gia đình hạnh phúc, lộc tài gặp được nhiều may mắn.
Lễ tạ mộ có thể được thực hiện tại gia hoặc tạ mộ ngoài đồng, tạ mộ tại ban phật và có nghi lễ. Văn khấn tạ mộ và sắm lễ tạ mộ sẽ khác nhau tùy theo lễ tạ mộ.
2. Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục người Việt
Theo phong tục tập quán của người Việt, có những lễ cúng tạ mộ sau:
-
Lễ tạ mộ cuối năm
-
Lễ tạ mộ đầu năm ( lễ tạ mộ thanh minh)
-
Lễ tạ mộ khánh thành khi mới xây xong
-
Lễ tạ mộ kết phát: Lễ cúng tạ mộ theo phong thủy tâm linh dành cho các ngôi mộ có các đặc trưng.
-
Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Thi hài của người mất được bảo vệ bởi lớp nước giống như nước ướp xác và không được cải táng. Nếu cải táng thì nước sẽ hóa đục hài cốt chuyển sang màu đen. Mộ kết được coi là sự may mắn, tài lộc, cho con cháu,…nên sẽ có cách tạ mộ kết riêng cũng như lễ tạ ân, cầu xin phát lộc.
-
Lễ tạ mộ tam đại: Lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ.
-
Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
-
Lễ tạ mộ cúng rằng tháng 7
-
Lễ tạ mộ của dòng họ.
3. Cách chọn ngày tốt tạ mộ
Chọn ngày tốt làm lễ tạ mộ
Không phải ngày nào cũng tạ mộ được, nên cần phải chọn được ngày tốt. Tạ mộ vào ngày nào sẽ phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương cũng như nơi diễn ra lễ tạ mộ. Thường sẽ có một số ngày tạ mộ cố định và một số loại lễ tạ mộ phải chọn ngày tốt. Cụ thể:
3.1. Chọn ngày cúng lễ tạ mộ cuối năm
Bắt đầu từ ngày đưa ông Táo lên trời 23/12 Âm lịch và kết thúc vào ngày 30 Tết Nguyên Đán ( ngày cuối cùng của năm cũ) sẽ dọn dẹp phần mộ và làm lễ tạ mộ cuối năm để mời ông bà, tổ tiên vào ăn tết, cảm tạ thần linh dung dưỡng phần mộ an lành.
3.2. Chọn ngày tạ mộ mới xây cất xong
Ngày cúng tạ mộ mới xây xong sẽ là ngày hoàn thành việc xây dựng phần mộ hoặc chọn ngày tốt hợp tuổi. Ngày hoàng đạo gần với ngày sau khi xây mộ xong để làm lễ cúng tạ mộ mới xây.
3.3. Chọn ngày lễ tạ mộ đầu năm, Thanh Minh
Lễ tạ mộ tiết Thanh Minh đầu năm sẽ thực hiện vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm. Do đó, cần chuẩn bị đồ lễ tạ mộ, cách viết sớ tạ mộ thanh minh trước ngày này. Đối với các ngày lễ tạ mộ khác như lễ tạ mộ gia tiên sẽ là vào ngày giỗ. Lễ tạ mộ tháng 7, lễ tạ mộ kết sẽ làm vào các ngày khác nhau, phụ thuộc vào ngày tốt và ngày lễ giỗ.
4. Lễ tạ mộ cần sắm những gì?
Lễ tạ mộ phần, phần hương hoa đồ cúng đầy đủ cần có:
-
9 bông hoa hồng 3 màu
-
3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp
-
1 đĩa trái cây
-
1 đĩa lớn xôi trắng, (nhiều nhà thường thêm con gà luộc hoặc miếng thịt luộc, nhưng nên cúng chay thì tốt hơn cúng mặn. Nếu có điều kiện mua Gà sống thắp hương xong rồi thả (hàm ý phóng sinh) hoặc thả chim…
-
Chè
-
2 nến cốc màu đỏ
Phần đồ mã cần có:
-
1 cây hoa vàng hoa đỏ
-
5 ông ngựa (mỗi ông 1 màu)
-
5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi
Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:
-
1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
-
1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
-
1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
-
1 đĩa có 1 đinh xu tiền
Lưu ý: Mỗi ông ngựa trên lưng đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ). Tất cả có 4 đĩa để tiền vàng riêng. Trong đó chú ý vong nam, phụ, lão, ấu mà dâng áo quần sao cho phù hợp.
Tất cả đồ lễ phải bày biện đàng hoàng. Nếu phần mộ nhỏ thì cần có bàn kê, mâm đỡ
Tùy điều kiện gia chủ có thể thêm bớt lễ vật, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của con cháu nhớ tới ông bà, tổ tiên.
5. Lưu ý quan trọng về lễ tạ mộ
Lễ tạ mộ là lễ tạ ơn thần linh, ông bà và cầu mong bình an, phát lộc tài. Do đó, người tạ mộ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về vật phẩm cúng tạ và bài khấn cúng tạ phù hợp. Với lễ cúng tạ mộ cần phải lưu ý những điều sau đây: Tạ mộ gia tiên cần chú ý tới cả phần mộ của dòng họ: Phần mộ thờ họ là nơi thờ phụng những người có mối quan hệ trên 5 đời ( ngũ đại mai thần chủ) với gia chủ. Vậy nên, không chỉ thắp hương cho nhà mình mà cần có nén hướng cho người cùng họ, xung quanh mộ phần và mộ tổ.
Người nên đi tạ mộ: Các cụ già là thích hợp nhất trong việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.
Người không nên đi tạ mộ:
-
Người có tình trạng sức khỏe không tốt như phụ nữ mang thai, ốm yếu hay đau bệnh.
-
Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không nên ra nghĩa trang
-
Phụ nữ đang thời kỳ “đèn đỏ”
-
Không nên đi tạ mộ quá sớm, sương gió sẽ không tốt cho sức khỏe.
-
Tránh làm quá linh đình
-
Không nên ăn đồ cúng tại nghĩa trang rất mất vệ sinh, dễ lạnh bụng
-
Không nô đùa ở phần mộ
-
Khi đi tạ mộ ngoài đồng về nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để xua đi hơi lạnh và âm khí.
Người già thích hợp nhất để cúng lễ tạ mộ
6. Sự khác nhau giữa lễ tạ mộ và lễ tảo mộ
Lễ tạ mộ và lễ tảo mộ là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt. Dù là 2 lễ tạ khác nhau nhưng vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là cách phân biệt dễ hiểu nhất.
-
Lễ tảo mộ còn có nghĩa đen là quét mộ, được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Ba ( theo lịch âm). Với công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ.
-
Còn tạ mộ hay còn gọi là lễ Chạp được diễn ra vào những ngày giáp Tết. Các gia đình thường sẽ ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ và rước vong linh gia tiên về đón năm mới.
-
Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ thì có thể rước gia tiên về đón năm mới theo cách bày cỗ lên bàn thờ, đèn, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn Tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình.
-
Theo Đại đức Thích Minh Định thì mọi việc tùy duyên. Nếu họ biết nhớ ơn hiếu thuận thì vẫn có thể thăm mộ người thân như ông bà, cha mẹ mà cúng, lễ lạy. Song không nhất thiết cần phải “mâm cao cỗ đầy”.
-
Chỉ cần sửa soạn lễ cúng gia tiên, bao gồm hương thơm, hoa, quả, trầu cau, một ít vàng mã và mâm cỗ chay hay mặn thì tùy vào từng gia đình. Mọi cái phải được bày biện cẩn thận rồi mới mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên.
7. Bài văn khấn lễ tạ mộ
7.1. Bài văn khấn cúng tạ mộ cuối năm
Văn khấn cúng lễ tạ mộ cuối năm 30 Tết để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho ông bà về ăn Tết.
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Chúng con (Họ tên vợ, chồng) …………………………………………………….
Địa chỉ ……………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:
(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…):…………………………………………….. Tuổi………………..
Tạ thế ngày…………………… Phần mộ ký táng tại…………………………………………………………….
Nay nhân ngày……………… (Cuối năm hoặc ngày tết thanh minh, thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền)
7.2. Bài văn khấn tạ mộ mới xây xong
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
Quan đương xứ thổ địa chính thần
Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, là tiết ngày khánh thành mộ chí…
Chúng con là:………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……. hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhâm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : …. (đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
7.3. Bài văn khấn tạ mộ ngày giỗ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………
Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ……………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm…………
Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………
Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ………………
Mất ngày …………….. tháng …………. năm ……………
Mộ phần táng tại: ……………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi lễ tạ mộ cần sắm những gì rồi chứ. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, Bình Tùng Stone sẽ giải đáp bạn nhanh chóng.
Chủ Đề Liên Quan:
-
199+ mẫu Lan Can Đá đẹp chế tác thủ công, Tinh Xảo Nhất 2022
- Chia sẻ: