Lọc xăng ô tô bao lâu phải thay: Dấu hiệu nhận biết và kinh nghiệm xử lý

Lọc xăng ô tô bao lâu phải thay, lọc xăng ô tô có tác dụng gì, cách kiểm tra và vệ sinh lọc xăng ô tô ? Đây là các thắc mắc rất nhiều người quan tâm về lọc xăng ô tô. 

Lọc xăng đóng vai trò lọc sạch các cặn bẩn trong hệ thống nhiên liệu, giúp xe vận hành mượt mà. Qua thời gian sử dụng, lọc xăng sẽ bị nghẹt và xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn nhận biết 5 thời điểm cần thay lọc xăng ô tô càng sớm càng tốt giúp chống nghẹt cho trang bị này.

Lọc xăng ô tô là bộ phận gì?

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của lọc xăng ô tô, nhưng nhiều người vẫn lãng quên nó trên hệ thống xe hơi. Lọc xăng đóng vai trò loại bỏ các cặn bẩn và gỉ sắt, giúp xăng “tinh” hơn trước khi được đưa vào động cơ, cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định nhiên liệu cho xe. Trường hợp bộ lọc nhiên liệu bị tắc, động cơ có thể được nạp đủ nhiên liệu, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề. Trường hợp xe xuất hiện các triệu chứng sau đây, bộ lọc xe ô tô rất có thể bị tắc nghẽn.

*** Gợi ý Mệnh Thổ nên để gì trong xe ô tô ?

Lọc xăng ô tô
Lọc xăng ô tô

Xe không nổ máy, nổ nhưng không chạy được hoặc nổ không ổn định

Động cơ ô tô cần được cung cấp đủ nhiên liệu để khởi động. Khi bắt đầu khởi động xe và xe gặp tình trạng không thể nổ được hoặc nổ không đều thì khả năng cao bộ lọc xăng đã bị nghẹt, nên xăng không thể đi qua hoặc quá ít xăng đến buồng đốt.

Để xe có thể hoạt động, chủ xe cần nhấn chân ga nhiều lần để tăng lực bơm, giúp cung cấp đủ lượng xăng cho xe. Sau đó, cần đem xe đến trung tâm bảo dưỡng sửa chữa để khắc phục tình trạng của xe.

Tiếng động lạ phát ra từ đầu máy

Sau khi khởi động và máy nổ nhưng lại phát ra tiếng động lạ trong lòng máy như “tíc tíc” hoặc “keng keng”, đây cũng được xem là dấu hiệu chứng tỏ bộ lọc xăng nghẹt. 

Khi đã hoạt động trong thời gian quá lâu, bộ lọc xăng sẽ cực kỳ bẩn nên rất dễ tắc, dẫn đến lượng xăng đưa vào động cơ không đủ, làm ảnh hưởng đến công suất làm việc của động cơ. Điều này còn gây giảm áp suất buồng đốt, tạo ra những tiếng động như gõ vào ở đầu máy, gây khó chịu.

Đối với các trường hợp này, bạn nên đem ra garage sửa chữa càng sớm càng tốt để được vệ sinh bộ lọc xăng.

*** Xem thêm: Mệnh Thủy nên để gì trong xe ô tô ?

Tiếng động lạ phát ra đầu máy
Tiếng động lạ phát ra đầu máy

Không thể tăng tốc

Khi nhấn chân ga, nhiêu liệu sẽ được chuyển đến động cơ để tăng tốc độ của xe. Nhưng khi bộ lọc bị nghẹt sẽ dẫn đến lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt không đủ, làm xe bị ì lại.

Hậu quả làm xe tăng tốc chậm hoặc không thể tăng tốc cũng như không thể đi nhanh được. Trường hợp này cần thay mới bộ lọc để xử lý hiệu quả nhất.

Hiện tượng động cơ nổ ngoài hoặc bỏ máy

Nổ ngoài là hiện tượng có tia lửa tóe ra ngoài ống pô, do quá trình cháy không diễn ra trong xi-lanh, mà ở bên ngoài động cơ, ngay đường ống xả.

Còn bỏ máy là hiện tượng động cơ không nổ đều, do có xi-lanh nổ, có xi-lanh không nổ. Từ đó làm tiếng máy không đều, động cơ bị rung đồng thời làm giảm công suất làm việc, ảnh hưởng xấu tới khả năng vận hành xe.        

Nguyên nhân gây 2 hiện tượng này là do bộ lọc xăng bị tắc nghẽn. Tắc bộ lọc làm gián đoạn quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ, lúc thì thiếu khiến xe nổ hụt hơi, lúc thừa thì đốt cháy không hết nên bị thải qua đường xả, làm xuất hiện tình trạng nổ ngoài. Nguyên nhân gây tình trạng bỏ máy là do xăng lên không đủ, khiến động cơ không thể hoạt động đồng đều.       

*** Tham khảo Mệnh Hỏa nên để gì trong xe ô tô ?

Động cơ không mổ máy
Động cơ không mổ máy

Xe hao xăng

Khi bộ lọc xăng bị nghẹt sẽ làm lượng xăng tiêu thụ nhiều hơn bình thường gây hao xăng. Cụ thể, lượng xăng cung cấp cho máy không đều, lúc thiếu thì dẫn đến động cơ khó nổ làm giảm tuổi thọ xe, lúc thừa thì cháy không hết nên bị thải ra ngoài gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Theo khuyến cáo chuyên môn, bạn rất nên kiểm tra cũng như thay mới bộ lọc xăng mỗi 2 năm hoặc sau 50.000km vận hành để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ mà DailyXe vừa đem đến trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bao lâu thay lọc xăng ô tô, lọc xăng ô tô có tác dụng gì, cách kiểm tra và vệ sinh lọc xăng ô tô ?