Lời chào mở đầu bài thuyết trình và 15 cách thay thế hiệu quả
Bạn có biết lời chào mở đầu bài thuyết trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người nghe đến nội dung bài trình bày của bạn không? Tuy nhiên, nếu bạn đã chán với các cách lời chào mở đầu cổ điển. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay 15 phương pháp bắt đầu bài thuyết trình hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây nhé!
>>> TÌM HIỂU NGAY CÁC KIẾN THỨC QUẢN TRỊ KHÁC:
Mục lục bài viết
1. Cách để xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình cho riêng bạn
Có một quy tắc quan trọng rất phổ biến đối với các nhà diễn thuyết, có tên là “Quy tắc một phút”. Khi bạn là một người diễn thuyết, 1 phút đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ quyết định thái độ của người nghe đến với bạn và toàn bộ nội dung bài trình bày mà bạn mang đến. Điều đó đồng nghĩa với việc, lời chào mở đầu bài thuyết trình góp phần rất quan trọng vào sự thành công khi bạn là một diễn giả.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng sự kiện, bạn có rất nhiều cách khác nhau để bắt đầu. Bạn có thể nhờ MC giới thiệu về bản thân bạn hoặc bạn phải tự giới thiệu chính mình. Mọi người đến với buổi diễn thuyết của bạn vì họ biết về những nội dung mà bạn sẽ trao đổi. Chính vì thế, hãy tự tin rằng, khán giả đến vì muốn lắng nghe bạn.
Hãy bày tỏ lòng biết ơn đến với người nghe bằng những lời chào mở đầu bài thuyết trình đặc sắc và giới thiệu sơ lược về bản thân bạn. Bạn cần nêu rõ tên của mình, chức danh công việc và nơi làm việc. Bạn cũng có thể nói về những kinh nghiệm tương ứng với chủ đề của buổi diễn thuyết mà bạn có. Điều này sẽ giúp gia tăng uy tín và độ tin cậy cho bạn.
Sau đó, bạn hãy tiếp tục với các thông tin sau:
-
Giới thiệu về tiêu đề bài thuyết trình của bạn/ chủ đề mà bạn và mọi người cùng nhau khám phá.
-
Mục tiêu bạn muốn đạt được thông qua bài trình bày và những gì bạn mong muốn khán giả hiểu được.
-
Hãy cho khán giả biết khi nào họ có thể đặt câu hỏi về nội dung bài trình bày.
Bằng cách làm rõ những ý tưởng trên trong lời chào mở đầu bài thuyết trình, bạn sẽ hạn chế được những rủi ro và gián đoạn tiềm ẩn trong suốt buổi thảo luận.
>>> Xem thêm: Top 10 cách kết thúc bài thuyết trình hay: Mẹo và ví dụ
2. 3 ví dụ về các lời chào mở đầu bài thuyết trình thông thường theo từng chủ đề
Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.
Nhận Biểu Mẫu OKRs
Sau đây là 3 lời chào mở đầu bài thuyết trình theo từng chủ đề cụ thể mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Lời chào mở đầu bài thuyết trình về dự án của khách hàng
Trong các dịp trình bày ý tưởng về dự án của khách hàng, bạn có thể tham khảo lời chào mở đầu bài thuyết trình như sau:
“Xin chào quý công ty ABC! Đầu tiên, tôi xin được giới thiệu. Tên của tôi là Nguyễn Văn A, hiện đang nắm giữ vị trí trưởng phòng thiết kế đồ họa của công ty XYZ và cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về dự án lần này của quý anh/chị.
Hôm nay, tôi sẽ trình bày về kế hoạch của nhóm chúng tôi cho chiến dịch lần này của công ty ABC. Thông qua buổi trình bày này, tôi hy vọng có thể cung cấp được nhiều thông tin, giúp anh/chị có thể hiểu rõ hơn về định hướng xây dựng thương hiệu mới của công ty anh/chị. Nội dung mà chúng tôi sẽ trình bày bao gồm về các bảng màu, thiết kế logo, bố cục của trang web và mô hình quảng cáo.
Nếu anh/chị có bất cứ câu hỏi nào cần trao đổi trước khi chúng ta bắt đầu, xin mời tự nhiên thảo luận!”
>>> ĐỌC NGAY: 11 phương pháp quản lý công việc hiệu quả nhất mà bạn cần ghi nhớ
2.2. Lời chào mở đầu bài thuyết trình hội nhập dành cho nhân viên mới
Bạn có thể tham khảo lời chào mở đầu bài thuyết trình trong một buổi đào tạo hội nhập dành cho nhân sự mới như sau:
“Xin chào tất cả các anh/chị. Tôi tên là Trần Văn B – hiện đang nắm giữ vị trí giám đốc nhân sự tại công ty của chúng ta. Hôm nay, tôi sẽ cùng các anh/chị tìm hiểu về văn hóa của công ty, những định hướng, cũng như những kỳ vọng mà chúng tôi đặt vào anh/chị. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc họp, anh/chị nào có thắc mắc, xin cứ tự nhiên cho tôi biết bằng hình thức giơ tay. Cuộc họp của chúng ta sẽ diễn ra trong khoảng 3 giờ.
Trước khi bắt đầu buổi đào tạo, tôi muốn các anh/ chị hãy sử dụng cuốn sổ ở trên bàn để trả lời một số câu hỏi sau: “Vị trí làm việc của bạn là gì?”, “Định hướng của bạn trong một năm tới sẽ như thế nào?”, “Bạn mong muốn sẽ gặt hái được gì thông qua công ty của chúng tôi?”. Sau 5 phút, tôi muốn bạn sẽ chia sẻ câu trả lời của mình với những người ngồi bên cạnh.”
>>> XEM NGAY: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại
2.3. Lời chào mở đầu bài thuyết trình trong hội nghị kinh doanh
Với những đặc điểm riêng của các hội nghị kinh doanh, bạn có thể áp dụng lời chào mở đầu bài thuyết trình như sau để bắt đầu trình bày chủ đề của mình:
“Xin chào tất cả quý vị khán giả đang có mặt trong hội nghị của chúng ta ngày hôm nay. Tôi tên là Trần Thị B, CEO của một công ty ABC nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã giúp đỡ cho hơn 9 thương hiệu mỹ phẩm khởi nghiệp thành công tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi từng nắm giữ vai trò Giám đốc sáng tạo cho ba chiến dịch về mỹ phẩm đoạt giải thưởng danh giá và giúp một số thương hiệu cải thiện hình ảnh của họ.
Tại sao tôi lại giới thiệu với các bạn những điều này? Đó là vì tôi mong muốn giúp cho thương hiệu của các bạn có thể thâm nhập thành công vào ngành công nghiệp đang ở trạng thái bão hòa này. Trong khoảng 30 phút tới, tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn với các bạn về câu chuyện xây dựng thương hiệu của tôi và đưa ra một vài bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong suốt quá trình gầy dựng của mình.”
>>> Tham khảo ngay: Cải thiện kỹ năng nói trước đám đông chỉ với 8 mẹo đơn giản
3. TOP 15 cách mở đầu bài thuyết trình hiệu quả thay thế cho những lời chào thông thường
Những lời mở đầu thuyết trình căn bản đã xuất hiện quá nhiều với những nội dung tương tự nhau, làm khán giả cũng cảm thấy chán nản mỗi khi nghe lại. Sau đây, FASTDO xin gửi đến bạn 15 cách mở đầu bài thuyết trình vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay thay cho những lời chào thường thấy:
3.1. Đưa ra những số liệu và tuyên bố gây sốc
Một cách hiệu quả để thay thế cho những lời chào mở đầu bài thuyết trình mà bạn có thể tham khảo ngay, đó chính là đưa ra những số liệu kèm theo tuyên bố gây sốc.
Có rất nhiều cách đẩy bạn gây sốc đến người nghe, bao gồm việc nói chuyện với khán giả, chế giễu một sự thật nào đó,…
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, các cú sốc này chỉ thực sự hiệu quả khi nó gắn liền với chủ đề mà bạn sẽ trình bày và bao gồm những số liệu cụ thể. Đừng để khán giả nhìn thấy lỗi lập luận giữa tuyên bố bạn vừa đưa ra với nội dung mà bạn sắp sửa trình bày, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu.
Sau đây là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu hơn về phương pháp này:
Phó chủ tịch phụ trách mảng bán hàng của một công ty về phần mềm chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ, đã chốt đơn thành công các giải pháp phần mềm cho các bệnh viện bằng cách mở đầu bài thuyết trình như sau:
“Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí An toàn của bệnh nhân (Journal of Patient Safety), các sai sót trong y tế có khả năng dẫn đến vấn đề tử vong ở bệnh nhân cao hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Những tác dụng phụ y khoa hoàn toàn có thể phòng ngừa được (PAE – Preventable adverse events) gây ra hơn 400,000 trường hợp tử vong hàng năm cho những bệnh nhân được chăm sóc y tế tại bệnh viện. Điều đó cho thấy, những sai sót và chủ quan trong y khoa là nguyên nhân gây ra cái chết ở bệnh nhân chỉ sau bệnh tim và ung thư.
Chính vì vậy, sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra một thế giới không còn những sai sót trong y tế. Để làm được điều đó, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn.”
>>> ĐỌC NGAY: OKRs là gì? Cách áp dụng công cụ OKRs trong doanh nghiệp
3.2. Kích thích sự tưởng tượng của khán giả
Bạn có thể sử dụng cách mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc yêu cầu người nghe tưởng tượng hoặc hình dung về một điều gì đó liên quan.
Hãy sử dụng các câu đề nghị bao gồm “tưởng tượng”, “hãy hình dung” để thúc đẩy sự tư duy của khán giả. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này để khơi gợi lên những cảm xúc nhất định ở người nghe, thường là những trải nghiệm trong quá khứ của họ.
Cảm xúc là một yếu tố tuyệt vời đảm bảo người nghe sẽ quan tâm đến những gì mà bạn sắp nói.
>>> ĐỌC THÊM: Training là gì? 4 Hình thức tổ chức training hiệu quả trong Doanh nghiệp
3.3. Hãy nói về tương lai hoặc quá khứ
Một kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo để thay thế cho cách mở đầu bài thuyết trình thông thường, đó là hãy nói về tương lai hoặc quá khứ.
Bạn có thể tham khảo phương pháp “Symbouleutikon – hùng biện có chủ ý” để thực hiện kỹ thuật này. Khi hùng biện có chủ ý, bạn cố gắng khiến người nghe hành động bằng cách nói về một viễn cảnh có thể xảy ra. Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến bởi các chính trị gia, điển hình là bài phát biểu “I have a dream” của Martin Luther.
Tương tự, bạn hoàn toàn có thể áp dụng kỹ thuật trên để nói về những gì xảy ra trong quá khứ – sử dụng những “bài học xương máu” từ những gì đã thành công và thất bại.
>>> ĐỌC NGAY: Công cụ dụng cụ và hạch toán phân bổ chi tiết trong tổ chức
3.4. Sử dụng các lời trích dẫn
Một cách khác để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, đó là trích dẫn những câu nói nổi tiếng hoặc những tục ngữ. Lưu ý rằng, bạn cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn những trích dẫn phù hợp. Nếu không, bạn sẽ trở nên sáo rỗng và ngớ ngẩn trong mắt mọi người.
Nếu bạn sử các công cụ hỗ trợ như slides, hãy cân nhắc sử dụng ảnh thay vì văn bản khi bạn nêu trích dẫn bởi một số lý do sau:
-
Giúp người nghe hiểu câu trích dẫn rõ hơn.
-
Giúp khán giả nhớ về câu trích dẫn.
-
Khơi gợi trí tưởng tượng của khán giả tốt hơn.
>>> THAM KHẢO CHI TIẾT: Khám phá tính cách của bạn cùng biểu đồ DISC
3.5. Bắt đầu với một câu chuyện, trò đùa hoặc một sự kiện lịch sử
Một câu chuyện đùa có thể thay thế cho lời chào mở đầu bài thuyết trình. Hãy sử dụng một câu chuyện làm nổi bật ý nghĩa của chủ đề mà bạn chia sẻ. Việc sử dụng các câu chuyện hài hước có thể khiến khán giả phản hồi và ghi nhớ tốt hơn.
Bên cạnh đó, các sự kiện lịch sử cũng là một nguồn tham khảo mà bạn nên cân nhắc. Bạn có thể dẫn các sự kiện lịch sử phù hợp để minh họa cho một luận điểm. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng thúc đẩy khán giả tưởng tượng tốt hơn.
Những người có kỹ năng nói trước đám đông tốt thường tự tin bắt đầu bài trình bày với một câu chuyện cười. Khán giả sẽ phản hồi tích cực và thích thú nếu bạn khiến họ cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, bạn cũng phải cân nhắc đến mức độ phù hợp. Đôi khi, một câu nói đùa “quá trớn” hoặc được sử dụng không đúng chỗ có thể khiến bạn bị hiểu lầm. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng kỹ thuật nói đùa nếu đã từng áp dụng thành công trong quá khứ.
>>> ĐỌC NGAY: Nguyên tắc là gì? 14 Nguyên tắc quản lý của Henry Fayol
3.6. Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân
Khán giả thường phản ứng tích cực với các câu chuyện. Thậm chí, nếu đó là câu chuyện từ trải nghiệm của bạn, họ sẽ càng phấn khích hơn.
Bạn có thể kể về một trải nghiệm sai lầm của bản thân hoặc những lúc khó khăn trong cuộc sống – miễn là nó gắn với nội dung đề tài của bạn. Mọi người sẽ nhận thấy bản thân trong trải nghiệm của bạn bởi ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những sai lầm và thất bại. Mức độ liên quan càng cao sẽ khiến họ phản hồi càng tích cực.
Bạn có thể cân nhắc kể lại những câu chuyện này theo một cách hài hước nếu như bạn thoải mái với điều đó. Đừng lo mọi người sẽ hiểu lầm bạn như trường hợp chúng tôi nêu trên. Đây là câu chuyện có thật của bạn chứ không phải một câu nói đùa dễ hiểu lầm cho người nghe.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho Doanh nghiệp của nhân viên
3.7. Chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội của người nghe
Tinh tế nhận ra và tấn công vào những gì khán giả đang mong đợi là một cách vô cùng hữu hiệu để thu hút sự chú ý của họ. Bạn có thể hỏi “Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc gắn kết nhân viên của mình không?” Lúc bấy giờ, khán giả sẽ tích cực tương tác hơn vì họ muốn biết giải pháp và lời khuyên mà bạn đưa ra.
>>> XEM THÊM: Phong cách lãnh đạo của Tim Cook và 14 Bài học tuyệt vời
3.8. Mở đầu bằng một video
Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc trình chiếu một video. Điều này sẽ khiến mọi người tập trung, chú ý hơn. Một số diễn giả sử dụng phương pháp trình chiếu video khi khán giả đang ổn định – họ có thể suy ngẫm về video trong lúc chờ đợi bài thuyết trình bắt đầu.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và 14 đặc điểm tạo nên thành công
3.9. Đặt ra câu hỏi cho khán giả
Một cách khác để khiến khán giả tư duy về nội dung bạn sắp trình bày hơn, đó là đặt câu hỏi để họ suy nghĩ. Bạn có thể tham khảo 3 dạng câu hỏi như sau:
- Câu hỏi trực tiếp:
Đây là dạng câu hỏi kích thích tinh thần và sự ứng biến của khán giả. Bạn có thể đưa micro xung quanh và thăm dò ý kiến của người nghe. Một ví dụ phổ biến thường gặp đối với dạng câu hỏi này là “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?”
- Câu hỏi tu từ:
Trái với câu hỏi trực tiếp, câu hỏi tu từ không yêu cầu khán giả phải trả lời. Các diễn giả sử dụng loại câu hỏi này để kích thích sự suy ngẫm của người nghe. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng để nhấn mạnh một ý tưởng hoặc quan điểm.
- Câu hỏi ”bẫy”:
Đây là một dạng câu hỏi đặc biệt. Người hỏi thường cài vào những giả định không hợp lý, nhằm thúc giục khán giả đưa ra ý kiến của mình. Một ví dụ về câu hỏi “bẫy” như sau: “Tại sao nhân viên ở doanh nghiệp bạn lại có xu hướng ít phàn nàn như vậy?”. Khi nhận được câu hỏi này, khán giả thường có xu hướng trả lời:”Có lẽ vì họ đang hài lòng với nhưng gì tổ chức mang lại.” Ngay lập tức, bạn có thể đặt ra vấn đề ngay: “Có thật sự là như vậy hay nhân viên đang cảm thấy ngần ngại để nói ra những điều họ không thích ở công ty?”
Bạn có thể kết hợp các loại câu hỏi này để thay thế cho lời chào mở đầu bài thuyết trình của mình. Việc sử dụng kỹ thuật này sẽ khiến khán giả bị thu hút vào mạch dẫn dắt của bạn hơn.
>>> TÌM HIỂU NGAY: 10 Cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe
3.10. Nhấn mạnh sự xuất hiện của diễn giả
Một trong những cách mở đầu bài thuyết trình hiệu quả mà bạn nên tham khảo đó chính là làm nổi bật sự xuất hiện của diễn giả. Đa phần mọi người chọn đến buổi diễn thuyết của bạn vì họ đã biết bạn là ai, họ mong muốn được lắng nghe những nội dung mà bạn chia sẻ. Chính vì vậy, việc tạo điểm nhấn bằng cách xuất hiện sẽ tạo hiệu ứng “vỡ òa” và khiến khán giả tập trung về bạn nhiều hơn.
>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí quản lý dự án là gì? 5 cách tiết kiệm chi phí
3.11. Tạo đòn bẩy cho bài thuyết trình bằng những khoảng trống gây tò mò
Curiosity gap – Khoảng trống tò mò là một thủ thuật thâu tóm tâm lý quen thuộc trong lĩnh vực Marketing, nhằm thu hút nhiều lượt click, lượt đọc và các tương tác khác của đối tượng họ hướng đến.
Tương tự, đối với việc thay thế lời chào mở đầu bài thuyết trình, bạn có thể áp dụng thủ thuật này để kêu gọi sự chú ý của khán giả. Tùy vào từng trường hợp, bạn có thể sử dụng nó ở phần mở đầu của bài nói hoặc xen kẽ vào giữa bài khi nhận thấy khán giả đang dần mệt mỏi và mất dần sự chú ý vào bài phát biểu của bạn.
Bạn có thể sử dụng Khoảng trống tò mò trong suốt bài thuyết trình bằng các cách:
- Bắt đầu kể một câu chuyện, sau đó dừng ngay ở đoạn diễn biến cao trào và trì hoãn đoạn kết của nó
- Trình bày vấn đề và giấu lại những thông tin quan trọng của nó (ví dụ như giải pháp tốt nhất có thể thực hiện đối với vấn đề này). Tuy nhiên, bạn không nên giấu quá lâu vì có thể khiến khán giả mất tập trung và quên đi điều bạn đang đề cập
- Giới thiệu một ý tưởng hoặc khái niệm, sau đó liên kết nó với một kết quả hoặc chủ đề mà người nghe không ngờ tới.
>>> XEM NGAY: Agile là gì? Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp
3.12. Đi ngược lại với những kỳ vọng của khán giả
Trái với những cách thông thường để mở đầu bài thuyết trình, bạn có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ với bài nói của mình bằng cách đi ngược lại với những gì người nghe đang kỳ vọng.
Hãy bắt đầu với bài diễn thuyết bằng một tuyên bố đi trái với những gì khán giả của bạn đang mong đợi. Khi bạn làm điều này, người nghe sẽ ngay lập tức bị bất ngờ và dành sự tập trung, chú ý vào chính bạn. Hãy tận dụng sự chú ý này để có thể vào vấn đề của bài thuyết trình một cách dễ dàng hơn.
Pamela Meyer – CEO của Simpatico Networks – đã áp dụng thành công phương pháp mở đầu bài thuyết trình này trong một bài phát biểu của cô với chủ đề: Cách phát hiện người nói dối. Meyer đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem bằng cách đi ngược với những gì họ đang mong chờ để lắng nghe, buộc tội chính họ là những kẻ nói dối.
Meyer đã bắt đầu bằng tuyên bố: “Được rồi, tôi không muốn cảnh báo cho riêng ai trong căn phòng này cả! Nhưng bạn biết không, tôi vừa nhận ra người ngồi bên phải của bạn là một kẻ nói dối! Không những thế, người bên trái của bạn cũng là một người không thành thật!”
Tuyên bố của Meyer đã khiến khán giả trong khán phòng bật cười. Họ đã không ngờ đến việc bản thân mình bị gọi là một kẻ nói dối. Tuy đi ngược với những gì họ đang kỳ vọng, nhưng không ai cảm thấy khó chịu vì điều này. Trái lại, họ cảm thấy tuyên bố này thực sự thu hút và đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta đều là những kẻ nói dối?”. Vì vậy, khán giả sẽ dành sự tập trung vào chủ đề của bài nói để có thể tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của mình.
>>> XEM THÊM: Nguyên tắc Pareto (quy tắc 80/20) là gì? Cách áp dụng hiệu quả
3.13. Hãy là người trò chuyện, đừng là diễn giả
Cho dù chủ đề bài nói của bạn có hay đến đâu nhưng sẽ chẳng ai muốn nghe khi nó bắt đầu với một công thức phổ biến: tên, tiêu đề, chủ đề. Cách mở đầu sẽ khiến người nghe cảm thấy không có sự kết nối và không có gì để nắm bắt.
Thay vì giới thiệu bằng cách: “Xin chào, tôi là Nguyễn Văn A – CEO của công ty ABC và đã hoạt động trong lĩnh vực công nghệ với thâm niên hơn 10 năm. Hôm nay, tôi sẽ nói các bạn về quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.” Hãy đổi ngay một cách tiếp cận khác kết nối với người nghe hơn.
Bạn có thể bắt đầu bằng: “Xin chào, tôi là Nguyễn Văn A, tôi nghĩ ở đây cả tôi và bạn đều có chung một vấn đề, đó chính là đều nản chí khi trong việc chuyển đối số quản trị Doanh nghiệp”. Với cách bắt đầu này, bạn đã xem khán giả của mình như một người bạn thay vì chỉ là một người đến nghe một cách thụ động. Bạn đã tự giới thiệu bản thân theo một cách cá nhân và tạo được mối liên hệ với khán giả.
>>> XEM THÊM: Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng
3.14. Tham khảo ý kiến số đông trong khán phòng
Một cách khác để thay thế cho lời chào mở đầu bài thuyết trình thông thường, bạn có thể đặt ra một vấn đề và tham khảo ý kiến của tất cả mọi người trong khán phòng bắt việc giơ tay. Khi đó, bạn sẽ khiến khán giả bắt đầu tập trung ngay từ ban đầu và cảm thấy có sự liên kết hơn với những gì bạn sắp nói. Đây là một kỹ thuật khá phổ biến và nhiều diễn thuyết gia sử dụng để tạo bối cảnh và gợi mở về tính tương đồng.
3.15. Gây chú ý bằng những khoảng im lặng
Một khoảng tạm dừng kéo dài vài giây sẽ khiến khán giả của bạn tập trung và hướng sự chú ý đến sự im lặng đó. Hầu hết, khán giả đã quen và mong đợi diễn giả sẽ bắt đầu ngay lập tức. Việc im lặng sẽ khiến mọi người cảm thấy tò mò và dành nhiều sự quan tâm vào bạn.
Như đã đề cập, lời chào mở đầu bài thuyết trình và các cách mở đầu buổi diễn thuyết rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt với người nghe. Hy vọng những thông tin mà FASTDO vừa chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn nhiều gợi ý hơn để chinh phục thành công khán giả của mình trong những lần thuyết trình tới nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
>>> Tham khảo những chủ đề liên quan khác:
4.7/5 – (57 bình chọn)