Lợi ích của nhà văn hóa nông thôn mới

Lợi ích của nhà văn hóa nông thôn mới không chỉ là nơi hội họp của cán bộ, nhân dân; nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao mà còn là nơi có nhiều thiết thực đi vào cuộc sống của bà con nông dân.

Lợi ích của nhà văn hóa nông thôn mới thôn 4, xã Cán Khê (Như Thanh) là bà con đã có được hội trường khang trang để hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao...

Lợi ích của nhà văn hóa nông thôn mới thôn 4, xã Cán Khê (Như Thanh) là bà con đã có được hội trường khang trang để hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao…

Thực hiện tiêu chí xây dựng nhà văn hóa nông thôn mới thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp phát huy tối đa tác dụng của nhà văn hóa nông thôn mới ở các thôn, bản đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Theo lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc), chúng tôi đến thăm NVH thôn Phố Mới – một trong những nhà văn hóa được xây dựng với sự chung tay góp sức của bà con nhân dân trong thôn.

Ông Lê Văn Đê, bí thư chi bộ thôn Phố Mới chia sẻ: Triển khai xây dựng nông thôn mới nhà văn hóa được xây dựng từ cuối năm 2012, từ nguồn đóng góp của nhân dân. Chỉ sau 3 tháng thi công, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng. Từ khi có nhà văn hóa mới, việc sinh hoạt cộng đồng, tập thể của thôn thuận lợi hơn rất nhiều. Bà con có nơi hội họp, nhiều chương trình tập huấn nông nghiệp như: Chăm sóc cây, chọn giống cây, giống vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh; tuyên truyền phòng chống sốt rét, cúm H5N1, dịch lở mồm, long móng, bảo vệ môi trường… được triển khai đến tận người dân để họ có thể tự biết cách phòng tránh. Nhà văn hóa còn là nơi vui chơi, giải trí của các cháu thiếu nhi, bà con nhân dân trong thôn vào những ngày lễ tết, hội hè…

Nhà văn hóa thôn 6, xã Cán Khê (Như Thanh) hiện không chỉ là nơi hội họp của cán bộ, nhân dân trong thôn mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Gần đây, nhiều hộ dân còn chọn NVH làm nơi tổ chức đám cưới. Trước đây, tổ chức lễ cưới tại nhà riêng phải chi phí hàng triệu đồng thuê rạp, bàn ghế, loa đài, nhưng khi tổ chức ở NVH đã tiết kiệm được khoản tiền này.

Gần đây nhất, gia đình anh Vi Văn Thanh tổ chức đám cưới đúng vào hôm mưa to, ai cũng lo lắng nhưng rồi công việc rất chu toàn vì nhà văn hóa có diện tích rộng, đầy đủ tiện nghi, mưa gió không ảnh hưởng đến việc dự đám cưới của khách và công tác chuẩn bị của gia đình. Nhà văn hóa thôn 6 xây dựng cuối năm 2015, kinh phí hơn 500 triệu đồng được thiết kế có đủ sân khấu, tăng âm, loa đài, nhà vệ sinh, bãi để xe, nơi tập kết rác, khách đến dự đám cưới an tâm vì có bảo vệ trông coi.
Khuôn viên nhà văn hóa có ghế đá, không gian thoáng đãng. Từ đầu năm đến nay, thôn có 5 đám cưới tổ chức ở đây, ngoài chi phí tiền điện nước khoảng vài chục nghìn đồng, thôn không thu bất cứ khoản nào khác. Chị Lưu Thị Huyền, bí thư chi bộ thôn 6 cho biết, tổ chức cưới ở nhà văn hóa không chỉ có lợi cho người dân mà còn giúp chính quyền quản lý tốt hơn việc thực hiện nếp sống văn minh. Nhà văn hóa thôn có bảo vệ giám sát, nhắc nhở và thông tin cho chính quyền những hành vi thiếu văn minh, lành mạnh.

Tích cực thực hiện những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung rà soát, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa. Công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của các nhà văn hóa được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.

Mặc dù đời sống nhiều địa phương còn khó khăn nhưng khi có chủ trương làm nhà văn hóa, bà con đều hưởng ứng, sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công xây dựng; nhiều cá nhân còn tự nguyện góp thêm tiền hoặc hỗ trợ các trang thiết bị cho nhà văn hóa. Chính quyền địa phương các cấp cũng tích cực huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chung tay xây dựng nhà văn hóa.

Người dân đã hiểu được những lợi ích của nhà văn hóa nông thôn mới từ đó nhiều nhà văn hóa đã được xây dựng với mức đầu tư từ 300 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/nhà. Phong trào xây dựng nhà văn hóa đã trở thành phong trào của cả cộng đồng, được đông đảo người dân và các cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh chung sức thực hiện.

Với kinh nghiệm nông thôn mới đến nay, toàn tỉnh có 5.126 nhà văn hóa – khu thể thao thôn, đạt tỷ lệ 85%. Xây dựng được 479 sân bóng đá, 70 nhà tập luyện và thi đấu cơ sở, 3.240 sân chơi, bãi tập, 4.039 sân bóng chuyền, 4.369 sân cầu lông, 1.735 bàn bóng bàn, 117 sân quần vợt, 22 bể bơi.

Nhà văn hóa hiện không chỉ là nơi hội họp của cán bộ, nhân dân trong thôn mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nơi gắn kết bà con nhân dân trong thôn với nhau; góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo người dân và cán bộ cơ sở về việc có một nơi sinh hoạt, hội họp cộng đồng rộng rãi, độc lập, trở thành nét đẹp văn hóa ở mỗi khu dân cư. Ngoài các hoạt động thường xuyên được tổ chức, nhà văn hóa còn là nơi phát động và tổ chức ký giao ước thi đua giữa các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư và người dân… thực hiện các phong trào thi đua xây dựng “Xóm văn hóa”, “Gia đình văn hóa”… góp phần nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Để nhà văn hóa là nơi thu hút đông đảo nhân dân tham gia sinh hoạt, bên cạnh việc tiếp tục sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những nhà văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu, thiết nghĩ các địa phương cần huy động nguồn kinh phí xã hội hóa đầu tư trang thiết bị chuyên dùng bảo đảm chất lượng hoạt động cho nhà văn hóa; thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn cách xây dựng nội dung, quản lý, vận hành thiết chế nhà văn hóa thôn, bản một cách hiệu quả.