Luận văn Môi trường văn hóa trong marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Hiện nay, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta còn bị hạn chế đáng
kể, danh mục các nhóm sản phẩm và mặt hàng chưa phong phú, đặc biệt là chưa
chú trọng đến đặc thù văn hóa theo từng vùng, từng địa phương. Do đó, cơ cấu hàng
hóa chưa được phân bổ hợp lý. Chúng ta còn thiếu vắng khá nhiều nhóm hàng cần
thiết. Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2007 của Vinatex cho thấy, cùng
là mặt hàng Áo dệt kim nữ (bé gái) xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, kim
ngạch xuất khẩu sang Bắc Kinh năm đạt 30,235 triệu USD, trong khi đó con số này
chỉ là 1,52 triệu USD đối với mặt hàng áo len nam. Kim ngạch của 2 loại mặt hàng
này rất thấp khi xuất khẩu sang tỉnh Tứ Xuyên, lần lượt là 9,202 triệu USD và 0,25
triệu USD. Lý do có sự chênh lệch khá lớn về kim ngạch của hai mặt hàng ở hai
vùng khác nhau trong cùng đất nước Trung Quốc, chính là những khác biệt về nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm ở hai thành phố khác nhau. Trẻ em ở Bắc Kinh, được nuôi
dạy trong những gia đình khá giả, do vậy nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu nhiều
hơn tỉnh Tứ Xuyên. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cơ cấu
lại các sản phẩm dệt may xuất khẩu nhưng không bỏ qua sự khác biệt văn hóa của
các vùng trong cùng một quốc gia.
96 trang
|
Chia sẻ: aquilety
| Lượt xem: 3026
| Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước
20 trang
tài liệu Luận văn Môi trường văn hóa trong marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bước đầu trong việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm với các mặt
-60-
hàng mới theo phong tục truyền thống của từng khu vực thị trường như áo phục vụ
cho lễ hội Hallowen, áo giáp cưỡi ngựa…
Ba là, doanh nghiệp đã chủ động trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất,
tăng cường xúc tiến thương mại, tham dự các hội chợ quốc tế, xây dựng website
quảng cáo thương hiệu sản phẩm, nhằm giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế
giới. Từ đó, các doanh nghiệp từng bước phấn đấu thiết lập văn phòng đại diện tại
các thị trường trọng điểm.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
– Việt Nam ký kết với EU “hiệp định buôn bán hàng dệt may” vào ngày
15/12/1992, có hiệu lực vào năm 1993. Qua 2 lần điều chỉnh, những ưu đãi phía EU
dành cho Việt Nam nhiều hơn, số Cat chịu quản lý hạn ngạch từ 106 giảm xuống
còn 29 và tăng hạn ngạch ở một số loại Cat nóng. Hàng năm, EU thực hiện chính
sách cấp hạn ngạch cho Việt Nam và buộc Việt Nam phải nhập khẩu nguyên phụ
liệu từ EU để làm hàng thành phẩm.
– Ngày 01/07/1996 hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam vào thị trường EU
được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
– Ngày 01/01/2005, EU đã thỏa thuận loại bỏ hạn nghạch cho hàng dệt may
Việt Nam. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt nam, đồng thời
cũng là một thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao vị thế
mình, hạ giá thành phẩm để cạnh tranh với hàng dệt may các nước khác.
– Mỹ bãi bỏ hạn ngạch dệt may của Việt Nam “Theo chỉ thị của tân Chủ tịch
Ủy ban thực thi các hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) Matthew Priest đăng trên
công báo ngày 10/1, hạn ngạch, thị thực và visa điện tử liên quan đến hàng dệt may
của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được chính thức bãi bỏ từ ngày
11/1/2007” [21]. Quyết định huỷ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam
là kết quả của việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) từ ngày 11/1/2007.
-61-
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên đã giúp cho những thành
công đáng kể của hàng dệt may Việt Nam. Những mặt hạn chế còn tồn tại, cần
phải có những biện pháp khắc phục để đem lại hiệu quả cao nhất cho mặt hàng
chủ lực này.
-62-
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM TRONG MÔI
TRƢỜNG VĂN HÓA QUỐC TẾ
3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM DỆT MAY XUẤT KHẨU
VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA QUỐC TẾ
3.1.1. Cơ hội và thách thức cho chiến lƣợc xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam trƣớc tác động của môi trƣờng văn hóa quốc tế
3.1.1.1. Cơ hội
Bên cạnh những khó khăn nêu ở chương 2 (mục 2.4.2), chúng ta còn có rất
nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Chúng ta có
kinh nghiệm khá dồi dào trong hoạt động kinh doanh mặt hàng này ở nhiều nước
trên thế giới. Điều kiện kinh doanh sản phẩm này rất thuận lợi, do kỹ thuật cao, chi
phí lao động và nguyên vật liệu thấp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh. Những
điểm mạnh đó tạo cho Việt Nam có một thế đứng trong thời kỳ hội nhập.
Hiện nay, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, “ngành dệt may sẽ
không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử
bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải
thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may” .Ông Lê
Quốc Ân đã đánh giá như vậy. Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất dệt may đang
chiếm vị trí số một trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian
qua. Với khả năng xuất khẩu như trên, khi gia nhập WTO, khi Mỹ chính thức thông
qua PNTR (Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) đối với Việt Nam, hạn ngạch
hàng dệt may sang thị trường Mỹ sẽ được tháo bỏ, rào cản thương mại lớn nhất không
còn. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để xuất khẩu sang thị
trường đang được coi là rất hấp dẫn này. Phần đông các doanh nghiệp cho rằng, chưa
-63-
gia nhập WTO, năm nào cũng phải lo chạy hạn ngạch để xuất hàng, có khi còn phải đi
mua, không thể chủ động sản xuất cũng như xuất khẩu. Vào WTO và việc Mỹ trao
PNTR trong thời gian sớm sẽ là một giấy thông hành thuận lợi để họ chủ động tìm đối
tác, khai thác thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu…
Từ thực tế đó, chúng ta đang tận dụng được thời cơ hội nhập văn hóa, tăng
cường hợp tác song phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường
xuất khẩu dễ dàng, tránh vấp phải những rào cản về văn hóa, chính trị và luật pháp.
Các doanh nghiệp xác định được lợi thế, tìm cho mình một hướng sản xuất riêng
biệt, đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, đồng thời giảm được
giá thành cho sản phẩm.
Cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường thế giới là
rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không có những khó khăn
nào cả. Thực tế cho thấy, cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn là hai mặt của
một vấn đề, luôn song hành và đan xen với nhau. Những cơ hội này nếu không nắm
bắt được kịp thời rất có thể biến thành thách thức trong tương lai. Vì vậy, chúng ta
cần phải nhận thức kịp thời cơ hội và thách thức tiềm ẩn để có những ứng phó kịp
thời và thích nghi với môi trường kinh doanh biến động liên tục, hàng ngày hàng
giờ trên thị trường dệt may thế giới.
3.1.1.2. Thách thức
Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ
USD so với năm 2006, nhưng chủ yếu vẫn được tiến hành theo phương thức gia
công xuất khẩu, do đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu còn rất thấp. Đặc biệt năm
2006 một số doanh nghiêp cổ phần do thiếu vốn, ngại rủi ro nên chuyển từ phương
thức tự doanh sang sản xuất gia công, việc nhập khẩu nguyên liệu thường ở mức
cao. Lợi nhuận thu về từ nhập khẩu do đó cũng không đáng kể. Thách thức đặt ra
với vấn đề này là doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư công nghệ, tăng tỷ
lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Trước mắt, doanh nghiệp
phải đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư chiến lược quốc tế trong lĩnh
-64-
vực sản xuất nguyên phụ liệu; tập trung vào thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu
cho từng doanh nghiệp và cho cả quốc gia.
Trong một cuộc phỏng vấn thú vị vừa qua, ông Felipe Palacios Sureda, Tham
tán Thương mại EU, phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, đã cho chúng ta thấy
khá nhiều điều thiết thực (được tóm tắt ở hộp 3.1):
Hộp 3.1
Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán khó khăn về nguyên
phụ liệu (do phần lớn phải nhập khẩu từ nước khác). Theo ông, vấn đề cốt yếu là
làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam?
Tôi cho rằng, muốn nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam,
cần phải cân nhắc hai giải pháp sau:
Thứ nhất, cần phải bổ sung hợp lý giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng
trong kinh doanh xuất khẩu.
Thứ hai, đầu tư vào sản xuất vải, nhưng việc làm này mất nhiều thời gian và
tiền bạc, bởi trước tiên cần phải đầu tư vào nông nghiệp, sau đó chế biến ra vải và
cuối cùng là sản xuất ra quần áo để xuất khẩu.
Theo tôi giải pháp đầu tiên sẽ tiết kiệm được thời gian hơn và hiệu quả hơn,
nếu xét theo điều kiện hiện tại của Việt Nam.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngoài nước, thách thức vô cùng lớn
đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp tới vẫn là thách thức trong cạnh
tranh. Phát biểu tại hội nghị về kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2008, tổ
chức ngày 10/1 tại Hà Nội, ông Lê Quốc Ân đã chỉ ra những khó khăn, thách thức
lớn trong năm tới mà các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp tục phải đối mặt,
trong đó cạnh tranh ngày càng gay gắt trên 3 thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU
và Nhật Bản, thêm vào đó là những yếu tố văn hóa rất đa dạng và phức tạp ở các thị
trường này.Theo ông Ân, việc EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc từ
năm 2008 sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt
hơn và xuất khẩu vào thị trường EU sẽ khó khăn hơn.
-65-
Đối với thị trường Nhật Bản, sáu nước trong khu vực Đông Nam Á gồm
Singapo, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Brunây và Thái Lan đã được hạ mức thuế
xuống 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản; trong khi hàng dệt may của
Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%. Riêng đối với Mỹ – thị trường
chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng
năm – vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám sát chống bán phá giá vẫn
được Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam và có khả năng duy trì đến hết
năm 2008. “Các doanh nghiệp dệt may cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu
lớn của Mỹ, tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến
mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ khởi kiện chống bán phá giá”.
Đó là điều ông Ân đã nhấn mạnh [22].
Riêng với Nhật Bản, Hiệp Hội cũng cho rằng, đẩy nhanh tốc độ đàm phán
Hiệp định Thương mại tự do là một giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường này.
Cần chú ý rằng, chi phí cho một sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn cao hơn các
sản phẩm tương tự của nhiều nước vì năng suất lao động chỉ bằng 2/3 ở các nước
khác. Theo ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến, “chi
phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương tự
của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan” [19]. Một trong những nguyên nhân chính,
đó là do năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung còn thấp chỉ
bằng 2/3 mức bình quân của các nước ASEAN, chi phí nguyên phụ liệu (phần lớn
phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao, làm sản phẩm giảm sức cạnh tranh.
Do lịch trình cần giảm thuế quan theo yêu cầu của Hiệp định về ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhiều mặt hàng hiện đang được bảo hộ
bằng thuế suất cao như sợi 20%, vải 40%, may 50%… phải được cắt giảm liên tục
và chỉ còn 5% vào 2006. Khó khăn lớn nhất đặt ra không chỉ là sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp xuất khẩu sang ASEAN mà còn phải bỏ cả hạn ngạch định lượng
nhập khẩu. Đó là chưa kể việc bắt đầu từ 01/06/2006, Việt Nam phải bỏ toàn bộ các
biện pháp bảo hộ bằng phi thuế quan.
-66-
Cùng với thách thức trên, khâu thiết kế chưa thực sự được coi trọng trong
ngành dệt may. Phần lớn, mẫu mã hàng ngày được sưu tầm từ catalogue nước
ngoài. Hơn thế nữa, doanh nghiệp dệt may hầu như chưa có chiến lược marketing
sản phẩm một cách năng động.
Ngoài ra, luật pháp quốc tế cũng là một rào cản quan trọng mà chúng ta chưa
nắm được hết. Điều này đã được cảnh báo bằng một loạt những bài học về bán phá
giá thủy sản, giày dép, vi phạm bản quyền, thương hiệu…Trong tương lai, nếu
chúng ta không kịp thời khắc phục, cải thiện thì khó có thể kinh doanh trên thị
trường quốc tế. Đó là chưa kể những hậu quả của nó sẽ rất trầm trọng về mặt kinh tế
xã hội cho chính Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu định hƣớng chiến lƣợc sản phẩm dệt may
Những cơ hội và thách thức cho hàng dệt may Việt Nam hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có mục tiêu định hướng cụ thể cho chiến lược sản phẩm của
mình dưới tác động của môi trường văn hóa quốc tế.
Trong điều kiện thế giới và trong nước sắp tới, chúng ta vẫn có nhiều khó khăn
như: giá nguyên nhiên liệu tăng mạnh; chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao; tình trạng
thiếu lao động lành nghề; cơ chế giám sát hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ, sự cạnh tranh gay gắt với các nước dệt may lớn trên thế giới. Do vậy, định hướng
chiến lược sản phẩm là mục tiêu định hướng cơ bản, đòi hỏi ngành dệt may có chiến
lược cụ thể, cả về thị trường, về nguyên phụ liệu và thiết kế sản phẩm.
3.1.2.1. Mục tiêu định hƣớng về đổi mới mẫu mã, thiết kế
Trước hết, cần phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh dựa trên những tác động
của yếu tố văn hóa quốc tế. Thực hiện yêu cầu này, chúng ta phải sớm đầu tư đồng bộ,
trong đó có việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết kế một cách bài bản, theo
hướng chuyên nghiệp hóa. Ông Lê Quốc Ân cho biết “Vấn đề nổi cộm đối với ngành
dệt may hiện nay là các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản
phẩm thông dụng và hình thức kinh doanh chủ yếu theo phương thức gia công; Phần
-67-
lớn các doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì sản xuất ra những sản phẩm có tính truyền
thống mà không quan tâm đến việc thay đổi mẫu mã mới để tiếp cận với yêu cầu mới
của thị trường trong và ngoài nước; Chưa chú ý xây dựng được kênh phân phối và tiêu
thụ sản phẩm phù hợp với xu hướng phân công lao động trong nền kinh tế thị trường;
Các viện mẫu thời trang chưa thực sự gắn kết sản xuất với thị trường nên không có tác
dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến và phát triển thương mại. Bên cạnh đó, tình trạng máy
móc, thiết bị của Việt Nam còn lạc hậu, đặc biệt là trong ngành dệt. Cho đến nay,
trong số các doanh nghiệp dệt quốc doanh chỉ có khoảng gần 20% máy móc đạt chất
lượng sản xuất hiện đại. Điều đó đã dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt
động dưới 50% công suất” [18].
3.1.2.2. Mục tiêu định hƣớng về nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng quốc tế
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu đến 70% nguyên liệu,
phụ liệu cho sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng: “Việc thành lập trung tâm nguyên
phụ liệu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quốc tế là điều cấp bách cho doanh nghiệp xuất
khẩu, bởi lẽ hiện có đến 60 – 70% sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn
làm gia công cho nước ngoài”. Vì vậy, việc có một trung tâm nguyên phụ liệu,
trước mắt sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, sau đó từng bước phát triển ngành
nguyên phụ liệu Việt Nam. Ông Lê Quốc Ân cho biết: “Chúng tôi tập trung tăng
tốc việc sản xuất nguyên liệu và phụ liệu, tăng tốc bằng cách liên kết tất cả các đơn
vị trong nước và ngoài nước. Chúng tôi sẽ có những nhà máy sản xuất vải, sản xuất
các phụ liệu mới ra đời và hiện nay, các dự án đang được triển khai. Hiện nay,
chúng tôi đang liên kết với một tập đoàn của Hàn Quốc, nhằm tiếp thu công nghệ
tiên tiến của họ trong sản xuất. Xây dựng hai nhà máy nhuộm, một nhà máy ở Phố
Nối – Hưng Yên và một nhà máy ở Nam Định. Chúng tôi cũng đang đàm phán với
tập đoàn Ramatex của Malaysia để xây dựng hai nhà máy mới, một nhà máy ở
Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà máy ở phía Bắc để cung cấp vải cho ngành
may Việt Nam”.
-68-
3.2.2.3. Mục tiêu chiến lƣợc liên kết sản phẩm – thị trƣờng dƣới tác động
của môi trƣờng văn hóa
Để có thể giải quyết được bài toán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh,
các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ. Đó là tạo ra các sản phẩm với mẫu
mã thiết kế độc đáo, tiện dụng, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng; chất
lượng được cải thiện, gắn liền với kiểu dáng và tính năng mới để có thể vừa kích cầu
vừa tránh bớt được áp lực cạnh tranh. Hiện tại, để đối phó với chi phí lao động ngày
càng cao, ngành công nghiệp dệt của Đài Loan, Hàn Quốc, Tây Âu… đang dịch chuyển
mạnh mẽ theo hướng tăng cường cải tiến mẫu mã thiết kế và đặc biệt, tập trung nghiên
cứu sản xuất các sản phẩm dệt “đa tính năng, đa lợi ích” tạo ra các sản phẩm nhiều tính
năng hơn như: độ bền, độ hút ẩm, tính năng an toàn, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức
khỏe… Vì thế, Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa thêm
nhiều lợi ích mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng theo từng thị
trường nước ngoài. Cùng với hoạt động thiết kế, việc xây dựng và phát triển thương
hiệu sản phẩm luôn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi nó có khả năng làm tăng
giá trị sản phẩm nhiều lần. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia
công sang kinh doanh trực tiếp với việc chú trọng thiết kế sản phẩm chất lượng cao
nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Các chuyên gia về thị trường cũng cho rằng, gía trị gia
tăng của hàng dệt may có thể được nâng cao thông qua việc tăng cường công tác quản
lý và khả năng đáp ứng nhanh. Thời gian giao hàng ngày càng phải được rút ngắn
nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhanh mọi nhu cầu mới của thị trường. Đó là điều
hết sức quan trọng đối với khách hàng khó tính ở các nước phát triển. Hiện nay, tỷ lệ
các đơn hàng nhỏ, đa dạng kiểu dáng, màu sắc có xu hướng gia tăng đòi hỏi các doanh
nghiệp ngày càng phải linh hoạt hơn, khả năng đáp ứng ngày càng nhanh hơn. Ngay cả
khi giá thành sản phẩm dệt của Việt Nam cao hơn giá các sản phẩm nhập khẩu tới
20%, nếu các doanh nghiệp dệt Việt Nam quản lý tốt công đoạn nhuộm, hoàn tất và
thời gian giao hàng nhanh thì vẫn có thể hấp dẫn khách hàng và vẫn có thể cạnh tranh
được với các sản phẩm nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.
-69-
Ngoài ra, mục tiêu định hướng phát triển ngành dệt may tới năm 2010 được
chú trọng phát triển theo chiều rộng đi đôi với phát triển theo chiều sâu, là bước đi
quyết định trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dệt may vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển ngành dệt may Việt Nam
phải hướng tới giải quyết các nhiệm vụ kinh tế và xã hội mà quan trọng nhất là giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, đẩy nhanh quá trình tái phân bổ lao
động trong xã hội Việt Nam.
Bên cạnh những mục tiêu định hướng chính nêu trên, Hiệp hội Dệt may Việt
Nam đã phối hợp với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) nhằm đề ra
định hướng phát triển ngành dệt may tới năm 2010 dưới ảnh hưởng của môi trường
văn hóa có nội dung sau:
– Duy trì địa vị quan trọng của ngành dệt may trong cơ cấu kinh tế nước ta,
phát triển công nghiệp dệt may đi đôi với chú trọng phát triển các ngành kinh
tế khác.
– Đa dạng hóa hình thức chế độ sở hữu nhằm thu hút một lượng lớn đầu tư
nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và vào ngành dệt may nói riêng. Từ
đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giao lưu văn hóa tiêu dùng hàng
dệt may với các nước khác, ngày càng hiểu rõ hơn tập quán thói quen tiêu
dùng quốc tế. Đồng thời, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và xuất khẩu hàng
dệt may vào thị trường thế giới.
– Đổi mới công nghệ trong toàn ngành dệt may, du nhập các yếu tố văn hóa
tiến tiến của các quốc gia trên thế giới qua việc sử dụng các công nghệ hiện
đại. Từ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, đi đôi với việc
quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy, hàng dệt may Việt Nam có
thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa của
các quốc gia khác, tránh việc chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên trách nhiệm
bảo đảm an toàn môi trường cho xã hội.
-70-
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU MÔI
TRƢỜNG VĂN HÓA
3.2.1. Nhóm giải pháp cho chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu theo phong
tục, truyền thống văn hóa của thị trƣờng nƣớc ngoài
3.2.1.1. Thích ứng sản phẩm theo phong tục truyền thống văn hóa nƣớc sở tại
Sản phẩm dệt may được thích ứng để phù hợp với phong tục, truyền thống của
nước sở tại bởi nhu cầu thị trường của các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam
phản ánh trực tiếp phong tục, truyền thống của các nước đó. Nhu cầu đó bao gồm: tập
hợp các nhu cầu mong muốn, tâm lý thị hiếu, tập tính và động cơ, kể cả tập quán thói
quen tiêu dùng. Chúng thường xuyên thay đổi và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ thu hẹp đến mở rộng. Đặc điểm tình hình đó luôn chi phối sản phẩm.
Vì thị trường thường xuyên thay đổi cho nên sản phẩm cũng phải thường xuyên đổi
mới để thích ứng. Nhu cầu là tiêu điểm, nhưng là tiêu điểm động, cho nên sản phẩm
đều phải điều chỉnh kịp thời để hướng tới tiêu điểm đó.
Nếu như trước đây, nhu cầu hàng dệt may của đại bộ phận người dân trên thế
giới chỉ theo nghĩa đen của khái niệm mặc ấm- mặc đẹp, thì ngày nay khái niệm này
được mở rộng bởi thị hiếu của khách hàng ngày càng cao. Nhu cầu “mặc ấm”
không chỉ là việc chống rét hay đảm bảo sức khỏe mà nó bao hàm cả tư chất, nhân
cách riêng của mỗi con người. Nhu cầu “mặc đẹp” càng được mở rộng hơn nữa, đẹp
phải trang nhã, thanh tao, đẹp phải dịu dàng, đẹp phải kín đáo, sành điệu, đẹp phải
hợp hoàn cảnh…. Nhu cầu làm đẹp đó biến đổi không ngừng, đòi hỏi ngành dệt
may Việt Nam phải tìm tòi để đưa ra những mẫu mã mới, cải tiến cách điệu, đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng quốc tế.
3.2.1.2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm xuất khẩu theo phong tục truyền
thống nƣớc sở tại
Các sản phẩm dệt may Việt Nam cần được thiết kế mới để thích ứng tốt hơn
-71-
với môi trường văn hóa đặc thù của từng nước theo từng khu vực. Hướng tiếp cận
này đã thúc đẩy tích cực cho chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm trên cấp độ thị
trường quốc gia nhằm thích ứng cao với các nền văn hóa khác biệt. Chẳng hạn như
sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May 10 được tiêu chuẩn hóa về kích thước từ
cỡ S đến XXL, các cỡ áo này cũng được dùng cho các sản phẩm xuất khẩu sang cả
Châu Âu lẫn Châu Á. Tuy nhiên, khi xuất khẩu các loại áo sơ mi này sang các nước
Châu Á, các cỡ áo này được điều chỉnh nhỏ hơn so với cỡ áo khi xuất khẩu sang
khu vực EU, do chiều cao và cân nặng trung bình của người Châu Á thường nhỏ
hơn người Châu Âu.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rõ sự tương đồng về sở thích của các bộ phận
dân cư khác nhau. Người dân EU rất thích sản phẩm dệt may làm từ chất liệu lụa tơ
tằm, cũng giống như người dân Nhật Bản và người dân Mỹ, do sản phẩm làm từ lụa
tơ tằm rất nhẹ, mát và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Điều này chứng tỏ một
điều rằng, những sản phẩm hiện tại được tiêu chuẩn hóa đều thích ứng với lối sống
tiêu dùng của nhiều tầng lớp dân cư, cho dù họ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
3.2.2. Nhóm giải pháp chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu theo tôn giáo và
ngôn ngữ
Như chương 1 đã nêu, trên thế giới có rất nhiều tôn giáo và ngôn ngữ khác
nhau. Khi xuất khẩu sản phẩm dệt may ra mỗi thị trường nước ngoài, nếu không
nghiên cứu kỹ vấn đề tôn giáo và ngôn ngữ của mỗi quốc gia thì thường dễ thất bại
một cách đáng tiếc. Những ví dụ cụ thể trong phần 1.2.1.5 cũng đã cho thấy rằng,
không phải chữ gì cũng có thể biểu đạt được sản phẩm, cho dù những chữ đó có ý
nghĩa như thế nào. Thực tế đã chỉ rõ, một khi phạm phải những điều cấm kị thì từ
ngữ sẽ đem lại những rắc rối lớn. Đặc biệt hơn, khi phạm phải những tín ngưỡng
của nước nhập khẩu, doanh nghiệp khó có thể kinh doanh phát đạt ở thị trường đó.
Do đó, khi thực hiện chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp cần hiểu biết rõ tôn
giáo, ngôn ngữ của mỗi nước, mỗi dân tộc.
-72-
3.2.2.1. Giải pháp về bao bì, nhãn mác
Theo quan điểm Marketing, để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, điều quan
trọng là phải thiết kế bao bì hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch
sự), phù hợp với tôn giáo và ngôn ngữ của các nước trên thế giới. Các chuyên gia về
Marketing thường nhấn mạnh bao bì, thương hiệu phải thật hợp lý về kích thước và
khối lượng nhằm bảo đảm sự tiện lợi và dễ vận chuyển; bao bì phải đẹp mới kích
thích sự ham muốn mua hàng của người tiêu dùng. Đóng gói là khâu quyết định để
hàng hóa giữ vững chất lượng, còn việc bảo quản hàng hóa là biện pháp cần thiết để
duy trì tốt giá trị sử dụng của hàng hóa. Khi cung cấp những thông tin trên bao bì
sản phẩm, cần chú ý đến sự khác biệt về ngôn ngữ để sử dụng từ ngữ, chữ số cho
phù hợp. Trong văn hóa tiêu dùng ở nhiều nước phương tây, số 7 được coi là con số
may mắn, số 13 là con số đen đủi, còn ở Nhật Bản và Trung Quốc, số 4 là số không
may mắn và chết chóc cho nên khi đóng gói sản phẩm thành 4 chiếc một thì rất khó
bán. Trong khi đó, số 3 và số 5 được coi là những con số may mắn.
3.2.2.2. Giải pháp về thƣơng hiệu trong môi trƣờng văn hóa quốc tế
Theo R. Moore “Thương hiệu sản phẩm tạo nên hình ảnh, uy tín sản phẩm
của công ty và đọng lại trong tâm trí khách hàng theo thời gian”[9]. Thương hiệu
sản phẩm là chuỗi liên kết 4 yếu tố cơ bản như: tên thương hiệu, lo go, đăng ký để
bảo hộ thương hiệu và truyền thông Marketing. Tôn giáo và ngôn ngữ tác động trực
tiếp lên chuỗi liên kết này. Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt
nhất cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để thâm nhập thị trường là mua bằng
sáng chế, thương hiệu của công ty nước ngoài, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu với
giá rẻ hơn, từ đó thâm nhập thị trường thế giới bằng sản phẩm “made in Viet Nam”.
Dĩ nhiên, doanh nghiệp phải kịp thời đăng ký thương hiệu sản phẩm của mình. Đối
với ngành dệt may Việt Nam, để xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp dệt may cần
khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế bằng thương hiệu của mình. Tuy nhiên,
đăng ký thương hiệu có thể phải chi phí rất lớn vì thế để tiết kiệm chi phí các doanh
nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng
-73-
loại sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may nên chú ý từ ngữ được viết trên
nhãn hiệu sản phẩm, nên viết những từ ngữ thông dụng, phổ biến và dễ hiểu nhất,
đặc biệt tránh dùng những từ ngữ xúc phạm đến tôn giáo và tín ngưỡng của nước
nhập khẩu.
3.2.3. Nhóm giải pháp chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu theo trình độ văn
hóa, giao lƣu và hội nhập văn hóa.
3.2.3.1. Giải pháp tăng cƣờng giao lƣu văn hóa với các quốc gia trên thế giới
Như đã đề cập ở chương 1 và chương 2, doanh nghiệp xuất dệt may Việt
Nam cần tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan
hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới, đem những nét văn hóa truyền thống của Việt
Nam sang các khu vực thị trường quốc tế. Các quốc gia phát triển thường có tỷ lệ
dân cư đạt trình độ học vấn cao so với các quốc gia khác, do đó có nhu cầu về chất
lượng sản phẩm cũng đa dạng, phong phú hơn. Ý thức và hiểu biết của các tầng lớp
dân cư tỷ lệ thuận với sự phát triển của quốc gia đó. Những sản phẩm có nét văn
hóa truyền thống thường được chào đón nhiều hơn các quốc gia đang và chậm phát
triển. Tuy nhiên, ngay chính trong nội bộ của một nước, nhận thức cũng như trình
độ văn hóa cũng rất khác nhau theo từng địa phương. Điều này dẫn tới việc chấp
nhận rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác nhau trên cùng một thị trường. Do vậy,
thực tế dễ xảy ra trường hợp những sản phẩm được chấp nhận ở địa phương này
nhưng lại bị bác bỏ ở địa phương khác trong cùng một quốc gia. Ngay chính trong
một nước như Trung Quốc, người dân ở Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành
phố lớn có nhận thức và đặc điểm văn hóa khác hoàn toàn với tầng lớp dân cư ở
vùng nông thôn. Do vậy, nhu cầu càng cao về chất lượng sản phẩm khắt khe hơn rất
nhiều so với tầng lớp dân cư khu vực kém phát triển khác ở Trung Quốc.
3.2.3.2. Giải pháp về hoạt động quảng cáo nhằm nâng cao uy tín thƣơng
hiệu Việt với bản sắc văn hóa dân tộc.
Đây là giải pháp quan trọng trong điều kiện thị trường cạnh tranh quốc tế
hiện nay đối với hàng dệt may mang thương hiệu Việt. Quảng cáo không đơn thuần
-74-
chỉ là vấn đề thông tin, mà còn mang yếu tố văn hóa của cả một quốc gia ở đặc tính
sản phẩm. Ở đó, người mua có thể nhận biết được những nét cơ bản nhất về văn hóa
của nước xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, do tình hình tài chính có hạn,
nên phải biết sử dụng tập trung và có mục tiêu cụ thể. Với các phương tiện thông tin
đắt tiền như phát thanh và truyền hình, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ về hiệu quả
và chi phí. Dù sao, việc quảng cáo qua catalogue hay các tài liệu bán hàng cần được
đẩy mạnh hơn trong những năm tới..
Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có thể quảng cáo qua các ấn phẩm của
ngành, đồng thời cần nhấn mạnh những ưu thế và những yếu tố văn hóa trong sản phẩm
của mình cho các bạn hàng nước ngoài. Các tạp chí chuyên ngành, tạp trí thời trang ở
nước ngoài cũng là địa chỉ đáng tin cậy trong hoạt động quảng cáo quốc tế. Việc sử dụng
tài liệu tại điểm bán hàng ở các cửa hàng bán lẻ hay nơi trưng bày triển lãm cũng có
những thuận lợi, cần được đẩy mạnh vì chi phí không cao. Những tài liệu này phải cung
cấp nhiều thông tin cho việc thiết lập và củng cố uy tín sản phẩm.
3.2.4. Nhóm giải pháp chiến lƣợc sản phẩm theo địa lý, lịch sử và động
lực văn hóa.
3.2.4.1. Giải pháp phát triển sản phẩm gắn với lịch sử, địa lý và khí hậu
Hành vi tiêu dùng và thái độ của người tiêu dùng thường không tách rời
yếu tố lịch sử và động lực văn hóa. Mỗi nước đều có một lịch sử phát triển từ rất
lâu đời. Văn hóa tiêu dùng cũng chịu tác động bởi yếu tố địa lý khí hậu luôn biến
động theo thời gian, mùa vụ. Do đó, nhu cầu thị hiếu của khách hàng cũng không
ngừng biến đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thay đổi này, nên
có một đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp nhằm hiểu biết một cách kỹ
lưỡng những ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu
của mình. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào nghiên cứu
lịch sử của một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ, EU, bỏ qua thị
trường đầy tiềm năng như khu vực Châu Phi. Chính vì lẽ đó, việc mở rộng
-75-
nghiên cứu lịch sử, địa lý khí hậu sang các thị trường khác trên thế giới là giải
pháp dài hạn cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
3.2.4.2. Giải pháp phát triển sản phẩm xuất khẩu gắn với văn hóa bảo
vệ môi trƣờng
Sự đa dạng về môi trường tự nhiên của các quốc gia nhập trên thế giới ảnh
hưởng rất nhiều đến cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Những
rào cản về môi trường tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
Marketing như thông tin liên lạc và phân phối sản phẩm. Vì thuận tiện trong hoạt
động phân phối, các thành phố bên bờ biển, các thành phố nằm bên cạnh dòng
sông, tàu biển có thể đi lại được đều có khả năng trở thành các trung tâm mua
bán hơn là các thành phố không có lợi thế địa lý này. Tuy nhiên , toàn cầu hóa
hiện nay sẽ lôi cuốn tất cả các khu vực vào trong guồng máy của nó và vấn đề
phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng trở thành đòi hỏi tất yếu của tất cả các khu
vực, quốc gia lẫn các thành phố.
Ngày nay, điều kiện tự nhiên là một vấn đề chung của toàn thế giới. Các
hoạt động công nghiệp hay kinh doanh phải luôn đi kèm với việc bảo về môi
trường. Đó là quy định trong hệ thống luật của các quốc gia trên thế giới. Do đó,
doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đầu tư phát triển sản phẩm xuất khẩu
phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cần có biện pháp cụ thể để xử lý rác
thải công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, in nhuộm hoàn
tất ở xa các trung tâm đô thị lớn, coi việc phát triển với văn hóa bảo vệ môi
trường là hai nhiệm vụ song hành rất cần thiết. Ví dụ, khi sản phẩm xuất khẩu
sang EU, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý môi trường
trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh Châu Âu” (European
Union Invironment Product Legislation).
-76-
3.2.5. Nhóm giải pháp chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu theo đặc thù văn
hóa từng vùng
3.2.5.1. Giải pháp về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo đặc
thù văn hóa từng vùng
Hiện nay, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta còn bị hạn chế đáng
kể, danh mục các nhóm sản phẩm và mặt hàng chưa phong phú, đặc biệt là chưa
chú trọng đến đặc thù văn hóa theo từng vùng, từng địa phương. Do đó, cơ cấu hàng
hóa chưa được phân bổ hợp lý. Chúng ta còn thiếu vắng khá nhiều nhóm hàng cần
thiết. Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2007 của Vinatex cho thấy, cùng
là mặt hàng Áo dệt kim nữ (bé gái) xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, kim
ngạch xuất khẩu sang Bắc Kinh năm đạt 30,235 triệu USD, trong khi đó con số này
chỉ là 1,52 triệu USD đối với mặt hàng áo len nam. Kim ngạch của 2 loại mặt hàng
này rất thấp khi xuất khẩu sang tỉnh Tứ Xuyên, lần lượt là 9,202 triệu USD và 0,25
triệu USD. Lý do có sự chênh lệch khá lớn về kim ngạch của hai mặt hàng ở hai
vùng khác nhau trong cùng đất nước Trung Quốc, chính là những khác biệt về nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm ở hai thành phố khác nhau. Trẻ em ở Bắc Kinh, được nuôi
dạy trong những gia đình khá giả, do vậy nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu nhiều
hơn tỉnh Tứ Xuyên. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cơ cấu
lại các sản phẩm dệt may xuất khẩu nhưng không bỏ qua sự khác biệt văn hóa của
các vùng trong cùng một quốc gia.
3.2.5.2. Giải pháp về chủng loại hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo
đặc thù văn hóa từng vùng
Trong thời gian qua, căn cứ vào trình độ công nghệ đã được đổi mới, các doanh
nghiệp dệt may xuất khẩu đã có khả năng đáp ứng thị trường nhập khẩu cả về chất
lượng và số lượng theo nét văn hóa riêng của từng vùng cụ thể. Các chủng loại hàng
hóa thu hút thị hiếu tiêu dùng của khách hàng quốc tế nhiều nhất là: áo Jacket (gồm các
loại nam nữ, độ tuổi khác nhau); áo Sơ mi (gồm các loại dài tay, cộc tay, nam nữ theo
độ tuổi); quần Âu (gồm các loại quần nam nữ, theo độ tuổi, quần dài, quần sooc ..);
-77-
hàng dệt kim (gồm các loại quần áo trẻ em, màn, khăn bông…). Để thích ứng được nhu
cầu ngày càng gia tăng của thị trường thế giới, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần
chú trọng hơn việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, không chỉ tập trung vào những
chủng loại đề cập ở trên, mà nên mở rộng hơn nữa các chủng loại khác như: quần áo
thể thao, đồ lót nam nữ, găng tay, quần áo ngủ, mũ vải các loại.., ngày càng làm phong
phú hơn các mặt hàng mang thương hiệu Việt.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
3.3.1.1. Kiến nghị về vấn đề mở cửa thị trƣờng, giao lƣu văn hóa với các
nƣớc trên thế giới nhằm chống rào cản thƣơng mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng “năm 2008 thách thức
đối với ngành dệt may Việt Nam còn lớn hơn năm 2007. Đó là phía Hoa Kỳ vẫn duy
trì cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Hiện nay Hoa Kỳ đang chuẩn bị
cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới nên khó có những thay đổi trong việc dỡ bỏ cơ
chế giám sát”. Tuy nhiên, phía Bộ Công Thương, Bộ Ngoại Giao vẫn đang cố gắng
tiếp tục đàm phán về cơ chế, trong thời gian này các doanh nghiệp lưu ý trong hoạt
động xuất khẩu, không để Hoa Kỳ có cơ sở áp thuế chống bán phá giá. Bộ trưởng
đề nghị Tập đoàn dệt may nói riêng và ngành dệt may. Nói chung, trong năm 2008
nên tập trung xúc tiến thương mại, giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới.
Từ đó, giúp cho sản phẩm dệt may có những đột phá về thiết kế mẫu mã và thương
hiệu; tăng nội địa hóa, chủ động trong sản xuất, giảm gia công, vì hiện nay việc
nhập siêu của Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh sản xuất, củng cố thị trường đã có
với việc thấm nhuần những yếu tố văn hóa truyền thống, đẩy mạnh thị trường mới
với việc nghiên cứu sâu hơn nền văn hóa quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam nên
sắp sếp lại bộ máy, tăng cường hiệu quả hoạt động. Theo Bộ trưởng “Mục tiêu mà
ngành dệt may đặt ra trong năm 2008 là tăng trưởng 20%, đạt kim ngạch xuất khẩu
9,5 tỷ USD nhưng không tách rời việc nghiên cứu văn hóa quốc tế; đây là định
-78-
hướng khá lớn nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu của cả nước là
22%. Ngành dệt may nên phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn để đảm bảo mức tăng
xuất khẩu chung của cả nước và cũng là ngành xuất khẩu dẫn đầu trong các ngành
chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa quốc tế”
3.3.1.2. Kiến nghị về chính sách về khoa học kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ, du nhập những nét văn hóa tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam
Trong thời gian tới, Việt Nam cần có sự kết hợp hài hòa và giữa việc nhập
thiết bị công nghệ hiện đại để học hỏi những phát minh tiên tiến trên thế giới với
thiết bị đã qua sử dụng, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm theo chiều sâu
thông qua việc nghiên cứu văn hóa các nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể vừa
cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả của
sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ
thiết kế trên máy tính nhằm nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng, tính
năng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may ngày càng cao của các
nước trên thế giới. Chính vì lý do đó, chúng ta phải có các chính sách khuyến khích
đầu tư với các dự án sản xuất mới theo tiêu chuẩn ISO 1400, ISO 9000.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng khoa học về nguyên liệu
mới, về vật liệu mới, về công nghệ và thiết bị đang còn bỏ trống. Đầu tư thích đáng
về cơ sở tạo mẫu và nâng cao nghiệp vụ tạo mẫu nhưng vẫn phải chú trọng đến yếu
tố văn hóa trong kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
3.3.1.3. Kiến nghị về chính sách về quy hoạch và đào tạo các kỹ sƣ và các
chuyên gia nghiên cứu văn hóa
Trên thực tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là chiến lược
hàng đầu quyết định thành bại cho mọi chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược
đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may xuất khẩu nói
riêng. Do vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cũng như từng doanh
nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, kiện toàn đội ngũ ổn định và lâu dài
-79-
cho nhiều năm. Để làm tốt quy hoạch đó, cần rà soát đầy đủ hiện tại và phân loại cụ
thể như:
– Công nhân mới tuyển dụng, tay nghề thấp,
– Công nhân được đào tạo chuyên môn,
– Công nhân đã được chuyên môn hóa cao,
– Nhân viên hành chính,
– Kỹ thuật viên trung cấp (phân loại rõ dệt, may, công nghệ…),
– Kỹ sư (phân loại theo chuyên môn: dệt may, công nghệ),
– Cử nhân kinh tế (phân loại cụ thể: tài chính, kế toán…),
– Sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ),
– Nhà quản lý doanh nghiệp,
– Nhà nghiên cứu.
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích và thu hút các sinh viên có
khả năng theo học ngành công nghệ dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư dệt
may như hiện nay. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp
ứng được yêu cầu sản xuất theo dây truyền hiện đại, nhằm đào tạo một đội ngũ nhân
công có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may
Việt Nam.
Chúng ta cần ưu tiên đào tạo các chuyên gia về văn hóa để từ đó có những
thiết kế thời trang phù hợp với yếu tố văn hóa quốc tế, đồng thời khắc phục điểm
yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu. Mặt khác, xúc tiến
thị trường, học hỏi những nét văn hóa hiện đại trên thế giới, từng bước tạo lập cơ sở
để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm và nguồn
thu nhập ổn định cho nhân công làm việc trong lĩnh vực dệt may.
-80-
Hiện nay, điều quan trọng là tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên
phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt với vùng nguyên liệu,
công nghiệp may với các trung tâm tiêu thụ. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường văn
hóa quốc tế trước khi xuất khẩu sản phẩm dệt may nhằm giảm bớt chi phí do tác động
của văn hóa gây ra và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3.1.4. Kiến nghị về việc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng cáo trong
thời gian tới nhằm tăng thêm hình ảnh vị thế của mình với các đối tác quốc tế
Quảng cáo vốn dĩ là công cụ để phát triển thương hiệu hàng hóa, đồng thời
cũng là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, nhất là trong tình hình cụ thể hiện nay.
Doanh nghiệp Việt Nam cần thông qua đại diện của mình hoặc hợp tác với
Thương vụ Việt Nam, tiếp cận tích cực với những hãng quảng cáo và báo chí có uy
tín ở thị trường xuất khẩu nước sở tại để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo của mình,
tăng thêm hình ảnh của mình trong đời sống hàng ngày của đông đảo người tiêu
dùng quốc tế. Từ đó, chúng ta mới có thể tận dụng được cơ hội ở mọi nơi, mọi lúc
để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp năng động các phương tiện thông tin
đại chúng để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo từ báo chí, truyền hình, phát thanh đến
internet thông qua việc lập các trang web giới thiệu về công ty, hình ảnh, thương
hiệu cũng như đặc tính văn hóa bản địa trong sản phẩm.
Mặt khác, cần đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu, nhập hàng
mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu. Hiện nay các thủ
tục đó vẫn còn rườm rà, mất thời gian, gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là
với các hợp động gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn. Đơn giản hóa thủ tục hoàn
thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu cần gaỉm bớt những phiền hà, đối với thị trường xuất
khẩu phi hạn ngạch, không nên đòi hỏi giấy phép xuất khẩu chuyến. Tổng cục Hải
quan cần phải có cán bộ nắm được chuyên môn của ngành dệt may và nên có thông
-81-
tin chuyên ngành từ Tổng công dệt may để làm căn cứ giúp cho việc kiểm tra, giám
sát chính xác hợp đồng của các doanh nghiệp dệt may cũng như việc quản lý giá cả,
tính thuế, định mức, sơ đồ mẫu vật tư từ ngành dệt may.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Công Thƣơng
3.3.2.1. Kiến nghị về đề án về “xây dựng hình ảnh văn hóa thời trang
quốc gia” nhằm tạo ấn tƣợng mạnh về ngành dệt may Việt Nam trên trƣờng
quốc tế
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu 2008, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May
Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, đã phát biểu: “Với áp lực chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho
ngành dệt may năm 2008 đạt 9,5 tỉ đô la Mỹ (tương đương với kim ngạch xuất khẩu
của dầu thô), chúng tôi muốn có những hoạt động xúc tiến thị trường hiệu quả hơn,
nếu không sẽ rất khó khăn”. Hiệp hội dệt may kiến nghị với Bộ Công Thương lập
đề án quốc gia mang tên “Xây dựng hình ảnh thời trang Việt Nam”, hình ảnh thời
trang này mang đậm nét văn hóa người dân Việt với sự tham dự của các ngành liên
quan: dệt may, giày dép, trang sức và các ngành hàng hỗ trợ khác.
Ông Ân cho biết, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tiến hành
nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nước ngoài, trong đó có ngành dệt may
nhưng các dự án này hầu hết là quy mô nhỏ, ít hiệu quả. Muốn tạo được tiếng vang
tốt hơn, cần tập trung kinh phí của các dự án nhỏ thành một dự án xúc tiến lớn và
bài bản hơn, với sự liên kết của các ngành nói trên.
Theo ông, tính riêng tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2008 của dệt
may, da giày, thủ công – mỹ nghệ và một vài mặt hàng tương tự, ước chừng lên đến
15 tỉ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nên xứng đáng
được đầu tư như vậy
3.3.2.2. Kiến nghị về việc chú trọng hoạt động văn hóa hội chợ triển lãm
quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác, nhằm trực tiếp hƣớng dẫn tiêu
dùng quốc tế
-82-
Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội chợ triển lãm thương mại
quốc tế là khách hàng có thể tìm hiểu trực tiếp về sản phẩm, nét văn hóa của sản
phẩm trực tiếp thể hiện. Do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có
nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội chợ triển lãm thương
mại quốc tế ở các nước nhập khẩu hàng dệt may trở thành một công cụ quan trọng
trong chính sách yểm trợ marketing, để từ đó các doanh nghiệp có thể nắm bắt trực
tiếp được tập quán thói quen tiêu dùng cũng như nhu cầu thực tế về sản phẩm dệt
may xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian tới, việc chú trọng đến hoạt động nêu trên là yêu cầu cần
thiết, được giao cho Cục Xúc tiến Thương mại chủ trì thực hiện.
3.3.3. Kiến nghị với các tổ chức phi chính phủ: VCCI, Hiệp hội dệt may
Việt Nam
3.3.3.1. Kiến nghị về việc quảng bá, tôn tạo bản sắc văn hóa cho sản
phẩm xuất khẩu
Thông qua Internet, Văn phòng Thương mại, Hiệp hội Dệt may, người môi giới,
người tiêu dùng và các nhà phân phối biết đến sản phẩm dệt may, nét văn hóa đặc thù,
đậm đà bản sắc Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của Châu Âu rất chặt chẽ,
người dân ưa dùng các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng. Vì vậy, để thâm nhập thị
trường này nên thực hiện hình thức liên doanh, sử dụng giấy phép, nhãn hiệu của hàng
hóa nổi tiếng. Thông qua đó, tiếp cận các nhà sản xuất lớn, các hãng phân phối lớn
nhằm tạo uy tín và mối quan hệ để ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Tạo uy tín và mối
quan hệ để ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ ba,
dần dần trở thành một mắt xích trong mạng lưới phân phối.
3.3.3.2. Kiến nghị về việc đa dạng hóa sản phẩm theo văn hóa tiêu dùng
nƣớc ngoài
Việc xuất khẩu sản phẩm dệt may không chỉ dừng lại ở các mặt hàng truyền
thống, mà các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa cơ cấu chủng loại sản phẩm,
-83-
nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như văn hóa tiêu dùng quốc tế. Thời trang là yếu tố
được khách hàng rất quan tâm, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tạo mẫu
cho vải, thiết kế cho may xuất khẩu, chủ động tạo ra mẫu mới. Nghiên cứu nắm bắt
thông tin về đối thủ cạnh tranh để có chính sách phát triển sản phẩm cho doanh
nghiệp phù hợp.
3.3.3.3. Kiến nghị về việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm phù hợp với
văn hóa mỗi nƣớc
Chất lượng sản phẩm cần phải được thông qua kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ
liệu đầu vào nhưng không tách rời tác động của văn hóa quốc tế. Do đó, doanh
nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống
trách nhiệm xã hội SA8000. Cần tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng trước khi
xuất khẩu để bảo đảm uy tín của sản phẩm xuất khẩu.
Trên đây là những kiến nghị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với
chính phủ, các cơ quan chức năng, các bộ ngành, Bộ Công Thương và các tổ chức
Phi chính phủ nhằm hoàn khắc phục những khó khăn tồn tại của các doanh nghiệp
dệt may. Hy vọng trong tương lai, ngành dệt may Việt Nam sẽ có chỗ đứng và
thương hiệu riêng trên trường quốc tế.
-84-
KẾT LUẬN
Văn hóa luôn là nền tảng của mọi xã hội, cho dù đó là xã hội phát triển hoặc
đang phát triển. Văn hóa là kho báu vô giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Văn hóa
có ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nó quyết định và chi phối
hoạt động, hành vi, cách ứng xử của con người. Có thể nói văsn hóa là yếu tố tác
động nhiều nhất tới hành vi của người tiêu dùng. Trong marketing, yếu tố hành vi
tiêu dùng là một trong những nền tảng cơ bản nhất. Quá trình hội nhập và phát triển
của marketing quốc tế đã khiến chúng ta không thể không nhìn nhận và suy xét vấn
đề văn hóa một cách kỹ lưỡng và sâu sắc hơn.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, những vấn đề văn hóa có ảnh
hưởng vô cùng quan trọng trong marketing quốc tế. Nếu không hiểu biết về thị
trường, về hành vi người tiêu dùng, về những yếu tố văn hóa, chính những yếu tố
này tác động thúc đẩy và quyết định những hành vi đó, thì doanh nhân sẽ phải chịu
thất bại trên những thị trường đó, cho dù họ có thế mạnh về sản phẩm, về phân phối
và giá cả.
Thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt
Nam là những thị trường khó tính, đòi hỏi cao, với các nền văn hóa đa dạng khác
nhau, nhưng cũng rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong thời kỳ hội nhập. Những
mối quan hệ tốt đẹp này đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam, giúp Việt Nam có những bước tiến dài trong việc đa dạng hóa và
ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn. Những bước tiến đáng kể đó của ngành dệt
may Việt Nam đã được thể hiện qua hàng loạt các con số thuyết phục về doanh thu
và chiếm tỷ lệ cao trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu những năm gần đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn phải đối mặt với hàng
loạt những khó khăn, bất cập trong tiến trình hội nhập văn hóa, nhằm kích ứng với
nền văn hóa quốc tế. Không thể phủ nhận những thành công, nhưng cũng không thể
-85-
xem nhẹ mặt tồn tại đó, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
của WTO. Điều này có nghĩa là sản phẩm dệt may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh
gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết
sâu sắc về marketing quốc tế và ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến chiến lược
sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần cho thành công rực rỡ hơn nữa của ngành dệt
may xuất khẩu Việt Nam trong tương lai.
Với giải pháp và kiến nghị đã được trình bày ở chương 3, hy vọng rằng,
ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ có những bước đột phá mới trong giai đoạn
2008 – 2010, tầm nhìn 2015.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. PGS. ThS Tăng Văn Bền (1998), “Marketing trong quản trị kinh
doanh”. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Thanh Bình (2005), “Thị trường EU- các quy định
pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm trong marketing”. Nhà
xuất bản lao động xã hội.
3. Gary Althen, “Phong cách Mỹ – Cẩm nang dành cho Doanh Nhân,
Du học sinh, khách du lịch”. Nhà xuất bản Văn nghệ
4. Dương Hữu Hạnh biên dịch (5/06), “Kỹ thuật nghiên cứu thị trường
xuất khẩu”. Nhà xuất bản thống kê.
5. Nhà xuất bản tri thức (2006), “Chinh phục làn sóng văn hóa”.
6. Philips R.Cateoha, “Marketing quốc tế”. Viện kinh doanh quốc tế.
Đại học Colorado.
7. Philip Koler, “Marketing căn cản”. Nhà xuất bản thống kê.
8. PGS.TS Trần Ngọc Thêm, “Cơ sở văn hóa Việt Nam”. Nhà xuất
bản trẻ
9. PGS. TS Nguyễn Trung Vãn (chủ biên), “Giáo trình Marketing
quốc tế”. Trường đại học Ngoại thương Hà Nội.
10. Đỗ Hữu Vinh (2006), “Marketing Xuất nhập khẩu”. Nhà xuất bản
tài chính năm 2006
B. CÁC TRANG WED
11.
AAv9UJL
12.
odule1/culture.html
13.
14.
Hoa/Khai_niem_ban_chat_cua_van_hoa/
15. http/www.hanoidiplo.de
16. http/www.dizaorg.vn/vn/news/31-03-2007/thongtincanbiet382
17. http/www.Enghish.vista.gov.vn/English/st_documents_abstract/
18. http/customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=225
7 – 48k – http/www.Vietnamtextile.org.vn
19. http/www.Moi.gov.vn
20. http/www.tienphongonline.com.vn/tianyon/Index.aspx
21. http/ www.vietnamembassy.us/tintuc/story.php
22. http/ www.vneconomy.vn
23. http/ www.customs.gov.vn/Default.aspx?
24. http/ www.vietbao.vn/tp/Hiep-dinh-det-may
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3274_1739.pdf