Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là gì? Trong tình huống nào thì cầu thủ sẽ bị trong tài phạt lỗi này? Là một người chơi bóng thì chắc chắn phải trang bị những kiến thức về luật lệ, quy định trong bóng đá. Nếu bạn là người mới và chưa có sự am hiểu về vấn đề này?
Đá phạt gián tiếp là gì?
Với những người tìm hiểu về bóng đá, chơi bóng đá lâu năm nhất định sẽ biết về đá phạt gián tiếp. Đá phạt trực tiếp thì cầu thủ sẽ thực hiện đá ở ngoài vòng cấm. Còn với đá phạt đền thì cầu thủ sẽ thực hiện ngay trên chấm luân lưu. Còn tình huống đá phạt gián tiếp sẽ không giống với 2 hình thức đá phạt trên. Đội bóng thực hiện đá phạt có thể đá ở tất cả các vị trí ở trên sân.
Khi thực hiện đá phạt gián tiếp thì không thể ghi bàn như hai tình huống đá phạt trực tiếp và đá phạt đền. Cầu thủ cần thực hiện bằng cách chạm bóng với một cầu thủ khác và nếu có bàn thắng thì nó được công nhận. Đây là một điểm đặc biệt của tình huống đá phạt này.
Đá phạt gián tiếp trong vòng cấm
Trong bóng đá, khi cầu thủ đội nhà chuyền bóng về cho thủ môn theo luật thì thủ môn không được phép dùng tay bắt bóng trong vòng cấm. Thay vào đó, thủ môn cần phải dùng chân. Và nếu thủ môn bắt bóng bằng tay thì đối phương sẽ được ăn một quả đá phạt gián tiếp ở trong vòng cấm.
Để không gặp phải lỗi này thì thủ môn cần chú ý khi cầu thủ đội nhà đưa bóng về phía mình thì thủ môn cần khống chế nhịp đầu tiên bằng chân. Những quả phạt gián tiếp dựa vào quyết định của trọng tài.
Những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá hiện nay
Trong những trường hợp nào sẽ dẫn đến lỗi đá phạt gián tiếp? Chúng ta có thể chia tình huống thành 2 phần đó là: Thủ môn và những cầu thủ còn lại.
Thủ môn
Trong luật bóng đá, nếu thủ môn mắc 1 trong 5 lỗi dưới đây thì đội nhà sẽ phải chịu tình huống đá phạt gián tiếp:
– Thủ môn kéo dài thời gian, không nhanh chóng đưa bóng vào trận. Cụ thể nếu thủ môn giữ bóng trên tay mình lâu hơn 6 giây thì sẽ bị phạt gián tiếp. Trường hợp này, trọng tài sẽ tính là câu giờ và đây không phải là hành động đẹp trong bóng đá.
– Thủ môn đã chạm vào bóng tuy nhiên không bắt bóng một cách chặt chẽ và gọn gàng khi đối thủ có ý định cướp bóng. Trường hợp này cũng có thể giúp đối phương có đá phạt gián tiếp trong vòng cấm.
– Khi đã đưa bóng vào trận, thủ môn cần chờ đợi một cầu thủ khác ở trên sân chạm vào bóng thì mới có thể được phép bắt lại. Thủ môn bị phạt lỗi đá phạt gián tiếp nếu chạm hoặc bắt bóng khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng.
– Nếu cầu thủ đội nhà cố tình sử dụng chân để chuyền bóng về thì thủ môn không được phép dùng tay để bắt bóng. Thủ môn chỉ được phép dùng tay khi đồng đội dùng đầu chuyền bóng về.
– Khi đồng đội ném biên về thì thủ môn không được phép chạm hoặc bắt bóng. Thay vào đó, thủ môn cần phải dùng chân để xử lý các tình huống bóng.
Cầu thủ
Đối phương sẽ được ăn một quả phạt gián tiếp nếu cầu thủ đội nhà mắc một số lỗi dưới đây:
– Cầu thủ cố tình chơi những pha bóng nguy hiểm, có ý đồ triệt hạ đối thủ.
– Khi đối phương đang lên bóng thì cầu thủ đội nhà cản cầu thủ đội bạn một cách trái phép.
– Cầu thủ thực hiện hành vi ngăn cản thủ môn đối phương đưa bóng vào trận đấu.
Vị trí xuất hiện lỗi chính là nơi thực hiện quả phạt gián tiếp. Đá phạt gián tiếp ở thủ môn khác với cầu thủ ở chỗ thủ môn dễ khiến đội nhà phải chịu quả đá phạt gián tiếp trong vòng cấm.
Vị trí đá phạt gián tiếp là gì?
Hầu hết các vị trí đá phạt đều được trọng tài cho cầu thủ thực hiện ngay tại chỗ phạm lỗi. Ngoại trừ tình huống thủ môn bị thổi phạt gián tiếp. Các vị trí phạt đều có thể nằm ở bất kỳ đâu trong vòng cấm.
Trước khi tiến hành đá phạt quả bóng phải nằm yên tại chỗ. Các cầu thủ của đội bị đá phạt phải đứng cách vị trí đá phạt trung bình từ 9.15m trở lên. Cầu thủ có thể được đứng gần hơn con số đó nếu họ đang đứng trên vạch giữa 2 cột dọc của khung thành đội nhà.
Luật đá phạt gián tiếp
Cầu thủ sẽ thực hiện những quả đá phạt gián tiếp như thế nào? Sau đây là quy định đá phạt gián tiếp trong luật bóng đá.
– Ký hiệu của đá phạt gián tiếp từ trọng tài
Trọng tài sẽ thực hiện ký hiệu đó là giơ thẳng cánh tay lên cao và giữ nguyên hành động này đến khi quả đá phạt gián tiếp được thực hiện xong và lúc này bóng đã chạm vào cầu thủ khác hoặc bóng đá bay ra ngoài các đường giới hạn được kẻ trên sân.
– Quy định khi mà bóng vào cầu môn trong pha đá phạt gián tiếp
Bàn thắng chỉ được trọng tài công nhận nếu trước khi bóng vào cầu môn thì bóng đã chạm vào chân của một cầu thủ khác ở trên sân.
Nếu như bóng không chạm vào chân của bất kì cầu thủ nào mà trực tiếp đi thẳng vào cầu môn thì đội bạn sẽ được hưởng một quả đá phạt góc.
Nếu như đội bóng biết tận dụng cơ hội và có khả năng tổ chức đá phạt thì đây sẽ là thời cơ để ghi bàn. Trong bóng đá có không ít trận đấu cầu thủ đã ghi bàn thắng nhờ tình huống đá phạt này.
Sự khác nhau giữ phạt trực tiếp và gián tiếp
Người chơi bóng và hâm mộ bóng đá nên biết sự khác nhau giữa đá phạt trực tiếp và gián tiếp:
Đá phạt trực tiếp: Cầu thủ được phép ghi bàn trực tiếp vào lưới đối phương mà không cầm chạm cầu thủ khác.
Đá phán gián tiếp: Bóng phải chạm vào chân một cầu thủ trước khi bay vào lưới mới được tính là bàn thắng hợp lệ.
Trong đá phạt trực tiếp cầu thủ tự sút vào lưới đội nhà sẽ bị tính là bàn thua.
Còn trong đá phạt gián tiếp nếu tự sút vào lưới nhà thì chỉ tính phạt góc.
Đá phạt trực tiếp không thực hiện trong vòng cấm. Còn đá phạt gián tiếp thực hiện trong vòng cấm.
Kỹ thuật thực hiện sút phạt gián tiếp
Thông thường những pha sút phạt thường được thực hiện ở bên ngoài vòng cấm. Và khoảng cách từ bóng với khung thành là khá xa. Các cầu thủ thường áp dụng cách treo bóng bổng vào cho đồng đội ghi bàn.
Còn nếu thực hiện sút phạt trong vòng cấm thì mỗi đội bóng sẽ cử ra 2 cầu thủ tham gia. Điều kiện của cầu thủ sút phạt cần có đó là kỹ thuật dứt điểm tốt, hóc hiểm và tự tin. Người phối hợp đứng trước bóng thực hiện đường chuyền vừa tầm. Với đội bóng đối phương, họ có quyền được sử dụng cả 10 cầu thủ đứng trước cầu môn để làm hàng rào. Và thủ môn phải đứng ở vị trí thuận lợi, vừa tầm mắt để bắt bóng.
Một số tình huống đá phạt nổi tiếng
Có không ít tình huống đá phạt nổi tiếng làm cộng đồng người hâm mộ phải bàn tán rất lâu. Tiêu biểu là tình huống đá phạt giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan nằm trong khuôn khổ vòng bảng Sea Games 28. Thủ môn U23 Việt Nam đã bắt bóng sau đường chuyền về của đồng đội. Và Thái Lan đã không bỏ lỡ cơ hội này để nâng tỷ số cho đội mình. Rất đáng tiếc trận đấu này của đội tuyển Việt Nam đã bị thua với tỷ số 0 – 3. Mặc dù ở trước đó U23 đã vô cùng mạnh mẽ.
Thêm một tình huống đá phạt nổi tiếng đó là trận đấu giữa Manchester United đối đầu với Aston Villa trong khuôn khổ giải đấu ngoại hạng Anh mùa giải 2008/09. Thời điểm ấy MU đang bị AstonVilla dẫn trước với tỷ số 0 – 2. Và thủ môn của Aston Villa bị trọng tài phạt do mắc lỗi câu giờ. Nhờ đó mà MU có được quả phạt gián tiếp.
C.Ronaldo chính là người đã thực hiện quả phạt và nâng tỷ số lên 2 – 2. Vào lúc sắp kết thúc hiệp đấu, C.Ronaldo lại góp công thêm một bàn thắng. MU đảo ngược tình thế thắng Aston Villa với tỷ số 3 – 2.
Đá phạt gián tiếp là một tình huống đá phạt hấp dẫn và đầy bất ngờ. Hy vọng với những thông tin mà bvtt đã chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu đá phạt gián tiếp là như thế nào và làm sao để không mắc phải lỗi này. Nếu là người hay xem tỷ lệ các cược bóng đá, hãy tìm hiểu kĩ để không dính phải lỗi này nhé.

Source: https://mix166.vn
Category: Thể Thao

Xổ số miền Bắc