Lý do nhà thông minh cần phải có hệ thống điều khiển cục bộ?
Với thời đại
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc sở hữu một ngôi nhà thông minh không còn là điều quá xa vời. Mỗi thiết bị thông minh trong gia đình đều được đổi mới và phát triển ngày càng đa dạng. Chính vì vậy, không phải ai cũng hiểu hết được tất cả những tính năng mà thiết bị thông minh đem đến. Dẫn đến việc lựa chọn nhiêu sản phẩm không phù hợp với ngôi nhà thông minh. Xem bài viết sau đây để biết tầm quan trọng của hệ thống điều khiển cục bộ trong nhà thông minh.
Mục lục bài viết
Thiết bị thông minh không dây hoạt động theo nguyên lý nào?
Thiết bị thông minh không dây là một trong những thiết bị giao tiếp thông qua sóng. Những sóng không dây phổ biến được nhiều người sử dụng đó là sóng WiFi, Bluetooth, Z-wave, Zigbee,…
Thiết bị thông minh không dây là một trong những thiết bị giao tiếp thông qua sóng. Những sóng không dây phổ biến được nhiều người sử dụng đó là sóng WiFi, Bluetooth, Z-wave, Zigbee,…
Tùy vào từng thương hiệu khác nhau sẽ có một trung tâm, máy chủ xử lý hoặc điều tiết riêng biệt. Những máy chủ này sẽ đóng vai trò lưu trữ, tiếp nhận lệnh và điều khiển tất cả thiết bị ở bên trong hệ thống. Những server này đôi lúc sẽ được gọi là “Cloud”.
Tùy vào từng thương hiệu khác nhau sẽ có một trung tâm, máy chủ xử lý hoặc điều tiết riêng biệt. Những máy chủ này sẽ đóng vai trò lưu trữ, tiếp nhận lệnh và điều khiển tất cả thiết bị ở bên trong hệ thống. Những server này đôi lúc sẽ được gọi là “Cloud”.
Một điều mà bạn cần lưu ý khi sử dụng bất cứ thiết bị thông minh nào trong gia đình đều phải được kết nối Internet nhằm đáp ứng 2 việc sau:
Một điều mà bạn cần lưu ý khi sử dụng bất cứ thiết bị thông minh nào trong gia đình đều phải được kết nối Internet nhằm đáp ứng 2 việc sau:
- Truyền dữ liệu: Ở một vài thiết bị được điều khiển cục bộ thì nhiều lúc không cần sử dụng mạng Internet để làm cầu nối điều khiển. Tuy nhiên, đối với những thiết bị trung tâm (hub) vẫn cần có Internet để cập nhật phần mềm,…
- Điều khiển từ xa: Khi người dùng vắng nhà, hệ thống lưu trữ đám mây sẽ nhận lệnh và điều khiển những thiết bị bên trong nhà thông qua Internet.
Hướng dẫn cách phân biệt thiết bị nhà thông minh không cục bộ và cục bộ
Hệ thống điều khiển không cục bộ
Hiện nay, với những hệ thống nhà thông minh thường được sử dụng nền tảng như Amazon Alexa và Google Home. Các thiết bị thông minh sẽ có quy trình điều khiển và hoạt động như sau:
- Giai đoạn 1: Người sử dụng thực hiện ra lệnh bằng những ứng dụng điều khiển trên smartphone hoặc máy tính bảng. Các dữ liệu này sẽ được chuyển đến HomeHub (HomePod / Mini, AppleTV, iPad) thông qua sóng WiFi.
- Giai đoạn 2: HomeHub gửi lệnh qua WiFi đến bộ điều khiển trung tâm của những thiết bị con (Philips Hue Bridge hoặc Aqara Hub M2, …).
- Giai đoạn 3: Những thiết bị trung tâm như Philips Hue Bridge mã hóa lệnh. Tiếp đó, nó sẽ thực hiện điều khiển các thiết bị con trong hệ thống (chẳng hạn như: Zigbee, Z-wave,…) bằng ngôn ngữ của chính bạn.
Quá trình này thường được sử dụng trong những thiết bị nhà thông minh điều khiển không cục bộ. Điều này cũng tương tự khi người dùng điều khiển những thiết bị trong nhà khi họ không có ở nhà.
Hệ thống điều khiển cục bộ
Hệ thống điều khiển cục bộ ( Local Control) là một hệ thống điều khiển nhà thông minh, tiên tiến, người dùng dễ dàng điều kiển được tất cả các thiết bị trong nhà mà không cần thông qua mạng Internet.
Hệ thống điều khiển cục bộ ( Local Control) là một hệ thống điều khiển nhà thông minh, tiên tiến, người dùng dễ dàng điều kiển được tất cả các thiết bị trong nhà mà không cần thông qua mạng Internet.
Thông thường, hệ thống nhà thông minh này đều cần sử dụng đến bộ điều khiển trung tâm (Hub hoặc Bridge, …). Hệ thống này có nhiệm vụ xử lý, điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống. Hơn thế nữa, hệ thống còn đóng vai trò chính trong việc mã hóa ngôn ngữ cho các thiết bị con, giúp thông tin của server máy chủ được đẩy lên thành Server chính, hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị từ xa.
Thông thường, hệ thống nhà thông minh này đều cần sử dụng đến bộ điều khiển trung tâm (Hub hoặc Bridge, …). Hệ thống này có nhiệm vụ xử lý, điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống. Hơn thế nữa, hệ thống còn đóng vai trò chính trong việc mã hóa ngôn ngữ cho các thiết bị con, giúp thông tin của server máy chủ được đẩy lên thành Server chính, hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị từ xa.
Cụ thể, nền tảng nhà thông minh được điều khiển cục bộ có quy trình hoạt động như sau:
Cụ thể, nền tảng nhà thông minh được điều khiển cục bộ có quy trình hoạt động như sau:
-
Giai đoạn 1: Người dùng sử dụng điện thoại/ máy tính bảng để ra lệnh những ứng dụng điều khiển. Sau đó, dữ liệu sẽ được truyền nhờ vào sóng WiFi đến modem để chuẩn bị truyền lên mạng Internet.
-
Giai đoạn 2: Những lệnh này sẽ được truyền đến Internet rồi truyền tới Cloud trung tâm của Amazon Alexa/ Google.
-
Giai đoạn 3: Nền tảng nhà thông minh (Cloud) sẽ thực hiện nhận lệnh và truyền đến máy chủ của thiết bị con (chẳng hạn như Philips Hue, Yeelight, …).
-
Giai đoạn 4: Máy chủ đẩy lệnh đến modem mạng và điều khiển các thiết bị con tương ứng.
Toàn bộ quá trình điều khiển thiết bị nhà thông minh được thực hiện ngay tại nhà. Nói dễ hiểu hơn là bạn đang ở tại nhà và kết nối với mạng WiFi ở trong nhà. Nhưng nếu bạn không kết nối Internet thì vẫn có thể điều khiển được những thiết bị này.
Toàn bộ quá trình điều khiển thiết bị nhà thông minh được thực hiện ngay tại nhà. Nói dễ hiểu hơn là bạn đang ở tại nhà và kết nối với mạng WiFi ở trong nhà. Nhưng nếu bạn không kết nối Internet thì vẫn có thể điều khiển được những thiết bị này.
Sử dụng điều khiển không cục bộ trong nhà thông minh có hạn chế gì? Và tại sao phải lựa chọn sử dụng Local Control
Từ những thông tin trên, chắc hẳn người dùng đã nhận thấy những điểm hạn chế mà hệ thống điều khiển không cục bộ. Một số vấn đề có thể kể đến là:
Từ những thông tin trên, chắc hẳn người dùng đã nhận thấy những điểm hạn chế mà hệ thống điều khiển không cục bộ. Một số vấn đề có thể kể đến là:
- Phản hồi chậm: Khi một thiết bị thông minh phải trải qua quá nhiều bước để nhận lệnh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phản hồi của thiết bị đó. Đối với thiết bị đèn thông minh được tích hợp sẵn cảm biến chuyển động, nếu có quá nhiều khu vực phải đi qua, sẽ mất tầm 4 đến 5 giây để đèn bật sáng khi người điều khiển đi qua.
- Phụ thuộc quá nhiều vào Internet: Việc hệ thống nhà thông minh phải thực hiện truyền dữ liệu một cách liên tục lên hệ thống máy chủ sẽ làm đường truyền Internet bị ảnh hưởng ít nhiều. Thậm chí bị mất mạng và không điều điều khiển được những thiết bị nhà thông minh.
- Các vấn đề bảo mật bị ảnh hưởng: Việc truyền dữ liệu đến máy chủ có khả năng gây nên những lỗi nhỏ như dữ liệu bị mất, tác động lớn mà người dùng không hề hay biết. Những kẻ xấu có thể lợi dụng lỗ hổng để khai thác những dữ liệu mà người dùng bị mất đó.
Khi nhà thông minh thông qua hệ thống điều khiển cục bộ, nó đã hoàn toàn khắc phục được các vấn đề đã kể trên. Không những vậy, hệ thống trung tâm điều khiển còn được tối ưu hơn khi nhận được lệnh của người dùng và nó phát lại chính xác các hướng dẫn mà không cần thông qua Internet, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng nhà thông minh.
Khi nhà thông minh thông qua hệ thống điều khiển cục bộ, nó đã hoàn toàn khắc phục được các vấn đề đã kể trên. Không những vậy, hệ thống trung tâm điều khiển còn được tối ưu hơn khi nhận được lệnh của người dùng và nó phát lại chính xác các hướng dẫn mà không cần thông qua Internet, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng nhà thông minh.
Những nền tảng và thương hiệu thông minh được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Nền tảng Xiaomi Mi Home Aqara
Xiaomi Aqara trên nền tảng Mihome chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với nhiều người sử dụng thiết bị nhà thông minh. Đặc biệt, với những thiết bị con như cửa, cảm biến chuyển động,… đều hoạt động thông qua kết nối với Xiaomi / Aqara Hub. Nhờ đó, nó vẫn đảm bảo rằng người dùng có quyền kiểm soát cục bộ một cách ổn định.
Xiaomi Aqara trên nền tảng Mihome chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với nhiều người sử dụng thiết bị nhà thông minh. Đặc biệt, với những thiết bị con như cửa, cảm biến chuyển động,… đều hoạt động thông qua kết nối với Xiaomi / Aqara Hub. Nhờ đó, nó vẫn đảm bảo rằng người dùng có quyền kiểm soát cục bộ một cách ổn định.
Nền tảng Samsung SmartThings
Giống với nền tảng Mihome, Samsung SmartThings cũng thực hiện hỗ trợ điều khiển cục bộ thông qua SmartThings Hub. Những thiết bị con của SmartThings sẽ chạy cục bộ nhờ vào Z-wave.
Giống với nền tảng Mihome, Samsung SmartThings cũng thực hiện hỗ trợ điều khiển cục bộ thông qua SmartThings Hub. Những thiết bị con của SmartThings sẽ chạy cục bộ nhờ vào Z-wave.
Nền tảng Apple HomeKit
HomeKit là một nền tảng được sử dụng phổ biến hiện nay. Một điểm chính khiến nhiều người yêu thích đó là nó có HomeHub hỗ trợ họ thực hiện điều khiển những thiết bị cục bộ. Và nhiều thương hiệu khác nhau được điều khiển đồng bộ.
HomeKit là một nền tảng được sử dụng phổ biến hiện nay. Một điểm chính khiến nhiều người yêu thích đó là nó có HomeHub hỗ trợ họ thực hiện điều khiển những thiết bị cục bộ. Và nhiều thương hiệu khác nhau được điều khiển đồng bộ.
Philips Hue
Không phải tự nhiên mà Philips Hue là một thương hiệu chiếu sáng “đắt tiền”. Philips Hue có hệ thống đèn rất hoàn chỉnh với độ nhạy cực cao, bạn có thể điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc (lên đến 50 đèn và 5 phụ kiện).
Không phải tự nhiên mà Philips Hue là một thương hiệu chiếu sáng “đắt tiền”. Philips Hue có hệ thống đèn rất hoàn chỉnh với độ nhạy cực cao, bạn có thể điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc (lên đến 50 đèn và 5 phụ kiện).
Các đèn Philips Hue giao tiếp với nhau và sử dụng Zigbee để giao tiếp với trung tâm. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát cục bộ ngay cả khi mất mạng. Bạn cũng có thể tạo mạng “mesh” của riêng mình. Tức là các đèn tự liên kết và truyền tín hiệu qua nhau.
Các đèn Philips Hue giao tiếp với nhau và sử dụng Zigbee để giao tiếp với trung tâm. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát cục bộ ngay cả khi mất mạng. Bạn cũng có thể tạo mạng “mesh” của riêng mình. Tức là các đèn tự liên kết và truyền tín hiệu qua nhau.
Yeelight
Thông thường, các thiết bị có thể điều khiển cục bộ thường yêu cầu bộ điều khiển trung tâm. Nhưng Yeelight là một trong những thương hiệu hiếm hoi cho phép kiểm soát cục bộ mà không cần trung tâm. Và không phải ai cũng biết điều đó.
Thông thường, các thiết bị có thể điều khiển cục bộ thường yêu cầu bộ điều khiển trung tâm. Nhưng Yeelight là một trong những thương hiệu hiếm hoi cho phép kiểm soát cục bộ mà không cần trung tâm. Và không phải ai cũng biết điều đó.
Tạm kết
Trên đây, Sforum đã đưa ra so sánh về hệ thống điều khiển nhà thông minh cục bộ và không cục bộ cùng với những ưu điểm mà hệ thống điều khiển cục bộ mang lại. Hy vọng với bài viết ngắn mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc lý do cần sử dụng hệ thống điều khiển cục bộ trong nhà thông minh. Cảm ơn bạn đã ghé thăm bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Trên đây, Sforum đã đưa ra so sánh về hệ thống điều khiển nhà thông minh cục bộ và không cục bộ cùng với những ưu điểm mà hệ thống điều khiển cục bộ mang lại. Hy vọng với bài viết ngắn mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc lý do cần sử dụng hệ thống điều khiển cục bộ trong nhà thông minh. Cảm ơn bạn đã ghé thăm bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Danh sách các thiết bị Smarthome đang được quan tâm nhiều tại CellphoneS
Xem tất cả