Lý giải 2021: Văn khấn ngày giỗ tiên thường là gì?
Từ xưa đến nay, dân tộc ta vẫn luôn sống theo những đạo lý được truyền lại qua bao đời. “Uống nước nhớ nguồn” chính là đạo lý được coi trọng và sử dụng nhiều nhất cho đến hôm nay. Dưới góc độ tâm linh, khi một người mất đi, người thân ở lại trên dương thể tưởng nhớ đến người đã khuất qua ngày giỗ. Hằng năm, cứ vào ngày giỗ âm lịch, người thân của họ sẽ làm cơm, cúng lễ để tưởng nhớ.
Tuy nhiên, có nhiều người lại không thực sự hiểu về ngày giỗ tiên thường và bài văn khấn lễ. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn bài văn khấn ngày giỗ tiên thường chuẩn xác nhất để các bạn có thể tham khảo.
Ngày giỗ tiên thường là gì?
Chắc hẳn có nhiều bạn ở đây đã được nghe đến rất nhiều về ngày giỗ của người đã mất. Ngày giỗ chính là ngày mất tính theo âm lịch hàng năm của người đã khuất. Con cháu, gia đình vì tưởng nhớ đến người mất nên làm cơm cúng lễ vào ngày này. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh cũng như thể hiện được đạo lý sâu sắc của dân ta.
Tuy nhiên, chúng ta còn được nghe đến những điều khác như ngày giỗ tiên thường hay ngày cáo giỗ. Vậy đây là những ngày như thế nào? Ngày giỗ tiên thường chính là một vài ngày trước ngày giỗ chính. Gia đình sẽ làm lễ để mời vong linh về cửa về nhà để hưởng lễ chính giỗ. Con cháu trong gia đình có thể đến mộ phần để làm giỗ tiên thường, kính cẩn mời vong linh về nhà.
Về những quy tắc thực hiện ngày giỗ tiên thường và ngày chính giỗ không có gì khác nhau. Gia đình người mất có thể làm giỗ sớm 2,3 ngày và để hương khói cho đến hết ngày chính giỗ. Tuy nhiên, khi thực hiện mời vong linh về hưởng cơm canh, hoa thơm, quả ngọt, người lễ phải khấn nguyện khác đi. Văn khấn ngày giỗ tiên thường sẽ khác với văn khấn ngày chính giỗ. Các bạn nên chú ý điều này để tránh gặp phải sai phạm khi thực hiện làm giỗ cho vong linh.
Cần phải chuẩn bị gì cho ngày giỗ tiên thường?
Trước khi thực hiện giỗ tiên thường, gia chủ phải dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, chuẩn bị lễ nghi. Dọn sạch bàn thờ trước khi cúng lễ thể hiện sự tôn trọng đối với Thần Phật, gia tiên tiền tổ. Chúng ta có thể thường xuyên bao sái bàn thờ để hưởng được nhiều phúc lộc. Bàn thờ tổ tiên hay thần linh cũng đều phải sạch sẽ, khang trang và tràn ngập sự linh thiêng, tôn trọng. Gia chủ chuẩn bị càng thành tâm, thì càng được hưởng nhiều may mắn, phù trợ từ bề trên.
Trong ngày giỗ tiên thường, con cháu, hoặc người đại diện cho gia đình cúng lễ sẽ mời vong linh người mất hôm sau về hưởng giỗ. Khi thực hiện lễ bái, người cúng lễ sẽ khấn nguyện xin phép Thổ công, Thần linh cho phép vong linh người mất được về nhà về cửa. Cùng với gia tiên tiền tổ được về nhà để hưởng cơm canh, hoa tươi, quả ngọt mà con cháu cúng lễ.
Ngày cúng cáo giỗ chỉ được thực hiện đối với những giỗ trọng – người mất là bề trên hoặc ngang hàng với trưởng gia. Ví dụ như con cháu làm giỗ cho ông bà, cụ kỵ đã mất thì phải thực hiện cáo giỗ. Còn đối với những vong linh bề dưới như bố mẹ làm giỗ cho con, cho cháu mất sớm thì không cần làm lễ giỗ tiên thường. Vào ngày giỗ tiên thường này, con cháu cần phải mang tiền vàng, hoa tươi, quả ngọt ra mộ phần của người đã mất. Sau đó thắp hương, cúng lễ để mời vong linh về cửa về nhà.
>>> Có thể gia đình chưa biết: Đất mai táng tại Lạc Hồng Viên phong thủy có tốt
Những nghi thức vào ngày giỗ tiên thường
Theo như quan niệm xưa, ngày giỗ tiên thường là ngày quan trọng. Nhiều gia đình rất coi trọng nghi lễ này. Họ có thể làm cơm canh mời họ hàng thân thích, bạn bè đến nhà để thắp hương và tưởng nhớ vong linh cùng gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, ngày giỗ tiên thường đã được lược bỏ bớt những nghi thức này. Các gia đình có thể làm cỗ vào ngày chính giỗ của vong linh. Sau đó mời họ hàng đến thắp hương và tưởng nhớ cùng gia đình trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, văn khấn ngày giỗ tiên thường vẫn được giữ lại vẹn nguyên.
Khi thực hiện nghi lễ này, các bạn vẫn cần tuân theo những lưu ý và khấn vái đúng cách. Nghi lễ tâm linh ảnh hưởng nhiều đến người âm và người trần. Người âm hoan hỉ, yên lành thì người trần mới được hưởng nhiều trợ phúc. Đó chính là lý do vì sao, các cụ vẫn luôn nói “Trần sao thì âm vậy”. Khi chúng ta thực hiện bất cứ nghi lễ tâm linh nào, sự thành tâm vẫn là trên hết. Văn khấn ngày giỗ tiên thường là bài khấn được truyền lại từ bao đời nay. Đối với những bạn ít hiểu biết về tâm linh có thể in ra, hoặc học thuộc để sử dụng.
Bài văn khấn ngày giỗ tiên thường – văn khấn thần linh
Trước khi mời vong linh về cửa về nhà để hưởng giỗ, người khấn lễ cần phải xin phép Thần linh, Thổ công. Bài văn khấn xin phép Thần linh, Thổ công cho phép vong linh về tại gia hưởng giỗ như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
– Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần;
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân;
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……tháng…..năm…….
Ngày trước giỗ Tiên Thường………………………
Tín chủ con là:…………………………
Ngụ tại:……………………………… ….
Nhân ngày mai là ngày giỗ của………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.
Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an bình, thịnh vượng.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần, vái 3 lạy)
Cẩn Cáo!”
Bài văn khấn ngày giỗ tiên thường – khấn vong linh
Sau khi đã khấn Thần linh, Thổ công cho phép vong linh về cửa về nhà, gia chủ sẽ khấn mời gia tiên tiền tổ. Có rất nhiều phiên bản của bài văn khấn ngày giỗ tiên thường. Thế nhưng, dân ta vẫn thường sử dụng văn khấn lối cổ. Bài văn khấn mời vong linh về hưởng giỗ tiên thường như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………
Tín chủ chúng con là…………………………
Ngụ tại………………………………….
Hôm nay là ngày ……… tháng ……năm…………
Ngày trước giỗ – Tiên Thường………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giãi tỏ tấc thành.
Tâm thành kính mời…………………
Mất ngày …..tháng……….năm………
Mộ phần táng tại………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an bình, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh đệ, Cô di, tỷ muội và toàn thể các hương linh Gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Cẩn Cáo!”
Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi về ngày giỗ tiên thường. Hy vọng hai bài văn khấn ngày giỗ tiên thường theo lối cổ này có thể giúp ích cho các bạn. Hãy chuẩn bị đầy đủ lễ nghi và khấn giỗ để mời vong linh về hưởng giỗ cùng con cháu.
————————————————
DỊCH VỤ BÁN ĐẤT NGHĨA TRANG
Hotline 24/7: 0878 32 4444
Tìm hiểu dịch vụ tại : https://bandatnghiatrang.com
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 4 Tòa Nhà Sông Đà – Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Tư Liêm – TP Hà Nội
Xem thêm:
Rate this post