Lý thuyết phản xạ toàn phần – loigiaihay.com
PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I- HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
1. Thí nghiệm: Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn (n1 > n2)
Cho chùm tia sáng truyền từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào không khí, ta thu được kết quả:
2. Hiện tượng phản xạ toàn phần
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
+ Khi có phản xạ toàn phần thì không còn tia khúc xạ
+ Phản xạ toàn phần khác phản xạ một phần (Phản xạ một phần luôn xảy ra đi kèm với sự khúc xạ)
II- ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
– Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn
\({n_2} < {n_1}\)
– Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:
\(i \ge {i_{gh}}\) với \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
III- PHẢN XẠ TOÀN PHẦN VÀ PHẢN XẠ MỘT PHẦN (PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG)
IV- ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN: CÁP QUANG
1. Cấu tạo
Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và để nội soi trong y học
Cáp quang là bó sợi quang, mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
Cấu tạo của sợi quang, gồm:
+ Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1)
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi
2. Ưu điểm so với cáp bằng đồng
– Dung lượng tín hiệu lớn
– Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn
– Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài, bảo mật tốt
– Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện)
Sơ đồ tư duy về phản xạ toàn phần