Lý thuyết ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng>

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I. Bóng tối và bóng nửa tối

1. Bóng tối

* Thí nghiệm 1:

Đặt một nguồn sáng nhỏ (bóng đèn pin đang sáng) trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.

 

– Vùng tối vì các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chắn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn pin truyền tới gọi là vùng tối.

– Vùng sáng: Vì có cá tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.

* Nhận xét:

– Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, gặp vật cản ánh sáng không truyền qua được.

– Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

2. Bóng nửa tối

* Thí nghiệm 2:

 

Vùng nửa tối: vì vùng này chỉ nhận một phần ánh sáng từ ngọn đèn điện truyền tới.

* Nhận xét:

– Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.

– Vùng ngoài cùng là vùng sáng.

– Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối.

=> Trên màn chắn đặt phía sáu vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.

II. Nhật thực – nguyệt thực

Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Trái Đất cho nên sẽ có những lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng.

1. Hiện tượng nhật thực

– Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

– Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

2. Hiện tượng nguyệt thực

Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

+ Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.

+ Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.

+ Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng

Sơ đồ tư duy về ứng dụng sự truyền ánh sáng – Vật lí 7