Mâm ngũ quả miền Trung – Ý nghĩa và cách bày trí như thế nào?
Trang trí mâm ngũ quả ngày Tết là một việc làm không thể thiếu, bởi nó không chỉ chứa đựng truyền thống uống nước nhớ nguồn. Mà nó còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên và đấng sinh thành. Việc bày hoa quả ngày Tết của mỗi vùng miền sẽ khác nhau, tùy thuộc vào địa lý và phong tục tập quán tại nơi đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Trong mâm ngũ quả ở miền Trung thường có những gì?
Dải đất miền Trung là vùng có khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu những dạng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, hạn hán, kèm theo đó là chất đất cằn cỗi. Do vậy, những loại hoa quả ở đây không đa dạng như ở 2 miền Bắc, Nam. Người dân thường lựa chọn một số loại để bày mâm ngũ quả ngày Tết như: chuối, dừa, cam, quýt, dưa hấu, thanh long,…
Trong mâm ngũ quả ở miền Trung thường có những gì?
Ý nghĩa của những loại quả ngày Tết
Đối với mỗi loại quả sẽ có một hương vị, màu sắc và mang một ý nghĩa riêng biệt:
-
Quả lê: Có vị ngọt thanh với ý nghĩa làm việc gì cũng suôn sẻ và trơn tru.
-
Quả thanh long – Rồng mây hội tụ: Biểu tượng cho sự làm ăn phát đạt, thăng tiến trong công việc.
-
Quả phật thủ: Có hình dạng giống bàn tay Phật giúp che chở và bao bọc con người.
-
Quả đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến trong lĩnh vực sự nghiệp.
-
Quả lựu: Trong quả lựu có nhiều hạt thể hiện cho sự con đàn cháu đống.
-
Quả táo (màu đỏ tươi): Mang ý nghĩa là phú quý.
-
Quả sung: Gắn liền với sự sung túc, tròn đầy. Cũng như viên mãn về tiền bạc hay sức khỏe.
-
Những loại quả có màu sắc tươi sáng như: quýt, cam, hồng,… tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thành đạt trong con đường sự nghiệp.
Mỗi loại quả sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt của chúng
Cách trưng bày hoa quả ngày Tết miền Trung
Đối với người dân miền Trung, họ không có quy định rõ ràng về cách trình bày mâm ngũ quả. Bởi người dân miền Trung phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, đất đai thì khô cằn. Vậy nên, họ không có nhiều sự lựa chọn cho mâm ngũ quả nhà mình. Người miền Trung có gì sẽ cúng cái đấy, nên mỗi gia đình sẽ có một cách bày mâm ngũ quả riêng biệt, miễn là tươi ngon để dâng lên tổ tiên cùng tấm lòng thành của mình.
Mâm ngũ quả miền Trung có sự ảnh hưởng bởi nền văn hóa của hai miền Bắc, Nam. Nên cách trình bày mâm ngũ quả theo phong thủy vẫn luôn được người dân thực hiện theo ngũ hành: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
Người miền Trung có cách bày mâm ngũ quả vô cùng đơn giản. Những quả to, nặng sẽ được đặt ở dưới và quả nhỏ sẽ được bày ở trên sao cho cân đối và vững chắc nhất là được. Bên cạnh đó, một số gia đình còn thường bày hoa quả ngày Tết theo mâm ngũ quả cầu dừa đủ xài, với một hy vọng một năm mới đầy đủ, ấm no và hạnh phúc hơn năm cũ.
Đặc trưng của cách trưng bày hoa quả ngày Tết miền Trung
Bài viết trên là những chia sẻ về mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những con người lao động nơi đây. Cho dù trên mâm ngũ quả ngày Tết người dân sử dụng loại quả gì đi chăng nữa, thì nó vẫn mang một ý nghĩa chung là: Kính dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng thành và mong ước điều tốt lành đến với gia đình mình của người miền Trung.