Màn hình IPS LCD là gì, ưu và nhược điểm, các dòng điện thoại nào có màn hình IPS LCD?
Màn hình IPS hay màn hình IPS LCD đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên hầu hết các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, laptop như vậy thì màn hình IPS là gì? Ưu nhược điểm nó ra sao? Hãy cùng Di Động Việt tìm hiểu về loại màn hình này nhé!
Mục lục bài viết
Màn hình IPS hay màn hình IPS LCD đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên hầu hết các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, laptop như vậy thì màn hình IPS là gì? Ưu nhược điểm nó ra sao? Hãy cùng Di Động Việt tìm hiểu về loại màn hình này nhé!
>>> Xem thêm:
Màn hình IPS LCD là gì?
IPS viết tắt của In Plane Switching là một trong những công nghệ màn hình chủ đạo của LCD, khác với các dạng màn hình TFT LCD đang có trên thị trường hiện nay. Công nghệ màn hình IPS được phát triển từ năm 1996 bởi hãng Hitachi. Công nghệ màn hình này được ra đời với mục đích khắc phục những hạn chế trên công nghệ màn hình truyền thống với đặc điểm góc nhìn và dải màu hẹp.
Tấm nền IPS chủ đạo của LCD
Công nghệ màn hình IPS sở hữu nhiều ưu điểm đặc trưng của màn hình LCD. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất chính là các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang song song với 2 lớp kính phân cực phía trên và phía dưới thay thế cho kết cấu vuông góc như trước đây. Nhờ vào sự thay đổi này đã giúp hạn chế lượng ánh sáng tán xạ, cho góc nhìn rộng cũng như khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn.
Màn hình IPS với đặc điểm hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng hơn đã được lựa chọn ứng dụng trên nhiều sản phẩm cao cấp. Điển hình như màn hình IPS laptop là lựa chọn lý tưởng cho dân chuyên thiết kế đồ họa, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị.
Bên cạnh đó, tấm nền IPS còn đem đến góc nhìn rộng đến 178 độ về phương ngang. Nó sẽ cho phép người dùng có thể quan sát, trải nghiệm hình ảnh sắc nét mà không nhất thiết phải ngồi chính diện với màn hình thiết bị.
Ưu điểm của công nghệ màn hình IPS LCD
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ màn hình IPS LCD chính là cho độ sáng và độ tương phản cân bằng. Kết cấu các tinh thể lỏng được sắp xếp theo phương pháp hiện đại, giúp quá trình tái tạo màu sắc trở nên chân thực và chính xác hơn so với công nghệ màn hình truyền thống. Đặc biệt, khi quan sát màn hình ở góc nhìn hẹp cho thấy các chi tiết hiển thị trên màn hình IPS LCD không bị biến đổi quá nhiều, rất trung thực.
Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp. Màn hình này rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị.
Hạn chế của
công nghệ màn hình IPS LCD
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ màn hình mới như OLED (hay AMOLED) của Samsung cũng đang tạo nên không ít sự cạnh tranh với màn hình IPS LCD. Một số điểm hạn chế của IPS so với đối có thể kể đến như: Kích thước màn hình IPS sẽ dày hơn so với màn hình AMOLED. Bởi vì cấu tạo của màn hình AMOLED đơn giản hơn màn hình tinh thể lỏng IPS LCD.
Công nghệ màn hình mới AMOLED cạnh tranh với công nghệ màn hình IPS
Khả năng chịu lực tác động cơ học của màn hình AMOLED sẽ tốt hơn màn hình IPS. Màn hình tấm nền IPS tiêu hao năng lượng nhiều hơn tấm nền AMOLED.
Những sản phẩm nào được hỗ trợ công nghệ màn hình IPS LCD
Hiện nay công nghệ màn hình IPS LCD vẫn đang được trang bị trên nhiều sản phẩm công nghệ phổ biến như điện thoại, máy tính bảng hay laptop trong phân khúc từ tầm trung đến cao cấp của nhiều hãng. Màn hình IPS được ứng dụng trên smartphone giá rẻ hoặc tầm trung ở các hãng từ Samsung, OPPO, Vivo, Huawei, Apple (iPad)… hoặc các dòng laptop phân khúc tầm trung đến từ Acer, Asus, Dell, Apple,…
Di Động Việt
3.5/5 – (2 bình chọn)