Màn hình OLED là gì? Ưu, nhược điểm của màn hình OLED
Màn hình OLED là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trên các sản phẩm công nghệ. Vậy chiếc màn hình được trang bị tính năng này có gì khác biệt so với những dòng tivi còn lại và nó sở hữu ưu điểm gì để thu hút người tiêu dùng? Hãy cùng Tiki Blog khám phá thêm về công nghệ này nhé!
Màn hình OLED là gì?
Màn hình OLED (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Organic Light Emitting Diodes) là một loại điốt phát sáng hữu cơ (LED). Lớp phát quang điện (phim thuốc hoặc phim ảnh) của điốt được làm bằng vật liệu bán dẫn và hoạt động theo cơ chế phát ra ánh sáng cho màn hình khi có dòng điện chạy qua nó.
Màn hình OLED được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay (Nguồn: Internet)
Cấu tạo của màn hình OLED
Màn hình OLED được tạo thành từ bốn thành phần riêng biệt phục vụ cho các mục đích khác nhau:
- Anode: Là vùng trống ở cuối màn hình, tích lũy điện tích dương khi có dòng điện chạy qua.
- Cathode: Một vùng trống ở phía trên có tác dụng giữ điện tích âm khi có dòng điện chạy qua.
- Lớp dẫn hữu cơ: Bộ phận này nằm giữa hai cực anot và catot. Lớp dẫn điện gồm có 2 thành phần chính đóng vai trò riêng biệt là lớp dẫn (được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ cao phân tử để truyền các “lỗ electron” từ cực dương) và lớp phát sáng (có chức năng vận chuyển các điện tử từ cực âm).
- Tấm nền: Thường được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận của OLED.
Cấu tạo màn hình OLED (Nguồn: Internet)
Ưu, nhược điểm của màn hình OLED
Như nhiều loại màn hình khác, bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì màn hình OLED cũng sở hữu những nhược điểm nhỏ. Bạn có thể tham khảo đánh giá tổng quan sau đây để hỗ trợ cho quyết định mua hàng của mình.
Ưu điểm:
Màn hình OLED có khả năng hiển thị hình ảnh với độ tương phản và độ sáng cao, giúp tạo màu đen sâu, cung cấp góc nhìn rộng hơn và không chiếm nhiều diện tích so với màn hình truyền thống; từ đó cho phép người xem thưởng thức những hình ảnh sống động, tuyệt đẹp. Hơn nữa, màn hình này cho ra góc nhìn rộng hơn nhưng lại tiêu thụ khá ít điện năng và duy trì chất lượng hình ảnh tốt.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm vượt bậc so với các công nghệ khác, tấm nền OLED tồn tại một số nhược điểm cần xem xét, bao gồm giá cả đắt đỏ, dễ bị tác động bởi độ ẩm thấp và độ bền không được đánh giá cao. Khi tiếp xúc với nước hoặc môi trường có độ ẩm thấp, chiếc màn hình này có xác suất bị hỏng khá cao.
Đánh giá màn hình OLED
Để người dùng có cái nhìn rõ hơn về các sản phẩm sử dụng công nghệ OLED thì Tiki sẽ giới thiệu một số tính năng nổi bật hiện có của màn hình này:
Chất lượng hình ảnh
OLED tích hợp nhiều bộ lọc màu khác nhau, góp phần tạo ra màu đen sâu hơn và phổ màu rộng hơn. Việc thiếu đèn nền sẽ giúp cho độ tương phản tốt hơn (chênh lệch giữa điểm sáng nhất và điểm tối nhất trên màn hình).
Điện năng tiêu thụ
Màn hình OLED không yêu cầu tạo ra ánh sáng đèn nền LED bằng bất kỳ dòng điện hay mạch điện nào nên nó sẽ tiêu thụ rất ít điện năng. Ngoài ra, việc đóng hoàn toàn màn trập của các pixel và ánh sáng nền (tuy vẫn tồn tại nhưng nhìn chung nó đã bị chặn lại) giúp cho tấm nền OLED có màu đen sâu hơn. Khi đó, màn hình này sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn các pixel để tạo ra màu đen, tối đa hóa mức tiết kiệm năng lượng trong quá trình này.
Góc nhìn
Sản phẩm ứng dụng công nghệ OLED mang đến góc nhìn rộng rãi (Nguồn: Internet)
So với màn hình LED thông thường, màn hình OLED giúp mang lại góc nhìn rộng hơn nên có gần 90 độ trên nhiều tấm nền mà không làm giảm độ rõ và sắc nét của hình ảnh hiển thị.
Độ bền
Các nhà sản xuất đã thay thế lớp kính nền mỏng manh và cồng kềnh của tấm nền OLED bằng tấm nhựa nhẹ hơn và chắc chắn hơn, từ đó giúp loại bỏ ánh sáng nền và lớp màn trập. Ngoài ra, thiết bị đã được phát triển một cách độc đáo khi bề mặt được uốn cong. Màng OLED cũng có dải nhiệt độ hoạt động rộng hơn đáng kể so với màn hình LED truyền thống.
So sánh màn hình OLED với LCD và AMOLED
Ngoài màn hình OLED thì trên thị trường hiện nay còn có hai loại là LCD và AMOLED. Hãy cùng xem qua bảng so sánh của 3 loại màn hình này để đánh giá chúng có gì tiêu chí gì phù hợp với bạn.
Đặc điểm so sánhOLEDLCDAMOLEDNguyên lý hoạt độngĐược trang bị tấm điốt hữu cơ hoạt động theo cơ chế màn hình sẽ tự động sáng lên khi có dòng điện chạy qua.Phát sáng gián tiếp bằng đèn nền và các hạt tinh thể lỏngCấu tạo nguyên lý khá giống OLED nhưng nó được trang bị hệ thống Active Matrix (ma trận chủ động).
Độ dàyMỏngDàySiêu mỏngĐộ sâu màu đenHiển thị màu đen sâuXuất hiện hiện tượng hở sángHiển thị màu đen sâuGóc nhìnĐộ sắc nét và chất lượng màu của hình ảnh vẫn vẹn nguyên kể cả những góc nhìn nghiêng trên 40 độ.Chuyển đổi góc nhìn từ 40 độ trở lên sẽ tạo ra sự khác biệt.Góc nhìn màn hình cực rộng và độ sắc nét tuyệt vời.Màu sắc hiển thị Màu sắc sống động hơn màu thật.Màu sắc chân thậtPhổ màu rộng và sặc sỡTuổi thọTừ 20000 – 50000 giờTừ 40000 – 10000 giờKhoảng vài nămLượng điện năng tiêu thụÍtNhiều Ít ở mức tối đaGiá thànhTương đối caoTrung bìnhCao
Thiết bị tích hợp màn hình OLED
Cùng điểm qua 3 thiết bị sử dụng màn hình OLED nổi bật trên thị trường dưới đây!
Chúng ta có thể thấy màn hình OLED xuất hiện khá nhiều ở các dòng sản phẩm của những nhà sản xuất TV OLED đình đám nhất hiện nay là LG, Sony và Panasonic. Tivi OLED có tấm nền OLED chỉ mỏng đến 2.57mm, giúp loại bỏ sự cần thiết của blacklight. Do đó, thiết kế của chúng thường nhẹ và mỏng hơn dòng TV QLED.
Màn hình này không chỉ được tích hợp cho chiếc tivi mà chúng đã xuất hiện khá nhiều trên laptop. Nhiều thương hiệu laptop đã ứng dụng công nghệ OLED vào sản phẩm của họ nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.
Tấm nền OLED hiện nay không còn quá xa lạ khi chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều thị trường, đáng chú ý nhất là điện thoại di động, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số, tai nghe VR. Samsung Display (công ty con của Samsung Group) là đơn vị chuyên sản xuất thiết bị di động trang bị màn hình này và công ty đã đưa công nghệ này vào toàn bộ sản phẩm chủ lực của mình, gần đây nhất là Galaxy S8, S8 Plus và Note 8.
Top thiết bị di động màn hình OLED thời thượng nhất hiện nay:
Điện thoại Samsung Note 8 với màn hình OLED cực xịn sò (Nguồn: Internet)
Màn hình OLED có đắt không?
Màn hình OLED có giá thành tương đối cao nên không phải ai cũng sẵn sàng chi trả cho những thiết bị tích hợp loại màn hình này. Các tấm nền OLED có mức giá như vậy cũng bởi vì chúng được làm từ vật liệu hữu cơ, đồng nghĩa với năng suất thường thấp, đặc biệt là với màn hình cỡ lớn. Vì thế, mức giá của các sản phẩm này khi được tung ra thị trường khá cao.
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan đến màn hình OLED mà độc giả đang quan tâm. Tiki hy vọng rằng qua đó, bạn sẽ nhận thấy được những điểm nổi bật mà bạn đang tìm kiếm để hỗ trợ cho quá trình lựa chọn màn hình tivi, điện thoại, laptop của mình!