Marketing truyền thống và hiện đại lựa chọn nào là tối ưu nhất
Bạn nghĩ marketing truyền thống và marketing hiện đại cái nào tối ưu hơn, cái nào là hiệu quả hơn. Marketing hiện đại, bởi nó phổ biến dễ tiếp cận trong thời đại phủ sóng internet mọi lúc mọi nơi như hiện nay? Hay marketing truyền thống, cái mà đã tồn tại từ rất lâu trước đây, tạo nên tên tuổi cho hàng trăm thương hiệu trên thế giới và vẫn chưa hề bị lu mờ. Cùng tìm hiểu hai loại hình marketing này để thấy sự khác biệt và lợi ích mà chúng mang lại.
Khái niệm marketing hiện đại
Marketing hiện đại( Digital Marketing) là cách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng chủ yếu thông qua internet. Các công cụ chính được sử dụng là website, trang mạng xã hội (facebook, instagram, youtube…), sàn thương mại điện tử( shopee, lazada, tiki,…). Ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi, không bị giới hạn về không gian, thời gian, khách hàng có thể mua hàng ở mọi nơi khi có nhu cầu chỉ bằng một cái click chuột hoặc cái chạm trên điện thoại.
Khái niệm marketing truyền thống
Marketing truyền thống(Traditional Marketing) là nguồn cội của hoạt động marketing hiện đại ngày nay. Hình thức này có từ lâu, cách quảng bá sản phẩm đơn giản, tốn ít chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Marketing truyền thống quảng cáo theo cách trao đổi trực tiếp với khách hàng, không sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số. Nổi bật nhất phải kể đến quảng cáo qua tivi, sách báo, băng rôn, bảng biển ngoài trời.
So sánh marketing hiện đại và marketing truyền thống
Giống nhau
Marketing hiện đại và marketing truyền thống có một sự giống nhau và gắn bó nhất định về chức năng. Marketing truyền thống là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời của marketing hiện đại, hay nói cách khác marketing hiện tại là hình thức cải tiến mới của cái cũ.
Điểm giống nhau giữa marketing hiện đại và marketing truyền thống chính là những chiến lược, chủ trương trong kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những hoạt động truyền thông sáng tạo như quảng cáo, PR đều được thực hiện đầy đủ ở cả hai hình thức.
Tuy nhiên, những hình thức được thực hiện ở marketing truyền thống chỉ dừng lại ở một quy trình nhỏ trong một chiến lược lớn của marketing hiện đại. Nếu như marketing truyền thống góp phần thỏa mãn những nhu cầu đang tồn tại, thì marketing hiện đại sẽ bao quát hơn trong việc hình thành cho khách hàng những nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu và làm phát triển chuỗi tiêu thụ cung ứng ngày một lớn mạnh.
Khác nhau
Nếu theo lối mòn xưa, marketing truyền thống phục vụ cho phân khúc thị trường người bán: nhà sản xuất bán theo khả năng của mình, người tiêu dùng không được đa dạng hóa trong sự lựa chọn. Thì ngày nay, marketing hiện đại phù hợp cho phân khúc thị trường người mua: là người có quyền đánh giá, lựa chọn sản phẩm theo ý của riêng mình.
Marketing hiện đại
Để giúp khách hàng có được trải nghiệm về thương hiệu tốt hơn, hình thức marketing hiện đại đang ngày càng trở nên phát triển song song với sự phát triển của các công nghệ hiện đại. Theo một báo cáo thống kê, Việt Nam hiện có 65 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 67% dân số cả nước). Và Facebook đang là trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất.
Tuy có nhiều điểm tương đồng với marketing truyền thống, điểm khác biệt chính của marketing hiện đại là sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Hiện nay, marketing hiện đại được xem như một hình thức của inbound marketing. Hoạt động nổi trội của inbound là sáng tạo và chia sẻ những nội dung hữu ích cho cộng đồng.
Từ năm 2006, hình thức inbound marketing đã được đánh giá là hình thức tiếp thị hiệu quả nhất cho việc kinh doanh trực tuyến. Một chiến lược inbound marketing hiệu quả sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và khiến họ thường xuyên quay lại để cập nhật những thông tin bổ ích cho bản thân. Điều này giúp các doanh nghiệp cải thiện được độ nhận diện thương hiệu.
Mục tiêu chính của marketing hiện đại là để khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp một cách tự nhiên thông qua những mẫu quảng cáo trả phí hay vô tình tìm thấy những thông tin trên mạng xã hội. Càng tiếp xúc nhiều, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc hơn với thương hiệu của doanh nghiệp, và từ đó nuôi dưỡng niềm tin và mối quan hệ thông qua sự giao tiếp trực tuyến.
Marketing truyền thống
Marketing truyền thống (traditional marketing) bao gồm các hoạt động sáng tạo, truyền đạt, phân phối, khuyến mãi và trao đổi sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung, mà không sử dụng đến kỹ thuật số hay Internet.
Marketing truyền thống là hình thức marketing có nhiều khía cạnh với các sản phẩm bao gồm:Danh thiếp, Các mẫu quảng cáo trên báo in và tạp chí, Các áp phích quảng cáo, tờ rơi và poster, Các mẫu quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Ngoài ra, marketing truyền thống còn bao gồm một số hoạt động phổ biến như: Tài trợ cho các chương trình và sự kiện, Tham dự các hội chợ và các triển lãm thương mại, In ấn các cuốn Catalogue…
Các hoạt động marketing truyền thống đơn giản là quảng cáo cho sản phẩm và thương hiệu trực tiếp bên ngoài không thông qua bất kỳ trang mạng xã hội nào. Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi họ tìm đến doanh nghiệp (thông qua các mẫu quảng cáo) cũng là một cách thức thể hiện khác của marketing truyền thống.
Chỗ đứng cho Marketing truyền thống?
Nhiều ý kiến cho rằng Marketing theo kiểu truyền thống ở thời điểm hiện nay đã quá lỗi thời và thất thế so với các loại hình hiện đại khác. Nghĩ lại một chút xem, ông bà hay bố mẹ của bạn là đối tượng màu mỡ của các doanh nghiệp lựa chọn loại hình tiếp thị, quảng cáo truyền thống đấy. Người lớn tuổi thường không dễ dàng đón nhận những gì quá hiện đại điển hình như bố mẹ tôi họ vẫn thích xem tivi mỗi ngày dù ai cũng biết sử dụng internet.
Vậy nên chỉ có thể nói Marketing truyền thống đã thu hẹp số lượng công chúng mục tiêu, chứ không thể nói nó lỗi thời hay không còn hữu dụng trong việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Không những thế, đối tượng công chúng của loại hình Marketing truyền thống ngoài những người lớn tuổi, ít dùng các phương tiện kỹ thuật số. Một số bạn trẻ hiện nay dường như cũng dành sự quan tâm cho loại hình tiếp thị này.