Mẫu biên bản bàn giao công việc theo quy định phổ biến nhất

Chắc hẳn cụm từ “Biên bản bàn giao công việc” không còn quá xa lạ với người lao động hiện nay. Và được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy Biên bản bàn giao công việc là gì? Khi nào thì phải sử dụng đến nó? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời của các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm Biên bản bàn giao công việc

Biên bản bàn giao công việc được biết đến là một loại văn bản vô cùng quan trọng, nó yêu cầu người lao động cần phải giao nộp lại cho doanh nghiệp trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản hay là chuyển công tác sang một bộ phận nào khác. Thông qua việc thực hiện biên bản bàn giao một cách chuẩn chỉnh này sẽ giúp quá trình nghỉ việc hoặc chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Sau khi hoàn tất thủ tục, người tiến hành bàn giao cần kiểm tra lại các công việc mà mình đã và đang thực hiện dang dở,… cho người nhận bàn giao. Cùng với đó, bạn phải rà soát lại các dụng cụ, tài liệu, thiết bị đã sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp để bàn giao cho bộ phận nhân sự.

Sau quá trình bàn giao, người nhận bàn giao sẽ mang trách nhiệm thay thế người bàn giao. Cụ thể, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục thực hiện các công việc đang còn dang dở của người bàn giao. Hoặc là người tiếp nhận sử dụng các loại tài sản như tài liệu, công cụ, thiết bị làm việc,… của người bàn giao.

2. Khi nào cần lập Biên bản bàn giao công việc?

Để trong quá trình bàn giao công việc được diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Người lao động cần biết được khi nào thì bắt buộc phải lập biên bản bàn giao công việc. Cụ thể, dưới đây là một số trường hợp mà người lao động bắt buộc phải lập Biên bản bàn giao công việc như:

  • Người lao động muốn xin nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ việc tại doanh nghiệp.
  • Khi người lao động muốn bàn giao tài sản, người ở trọ phải bàn giao tài sản cho đơn vị cho thuê nhà. Hoặc khi bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê,…
  • Biên bản bàn giao công việc được thực hiện khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa và ký gửi hàng hóa.
  • Người lao động có chỉ thị hoặc nguyện vọng chuyển công tác sang một bộ phận khác.
  • Người lao động đăng ký xin nghỉ thai sản.

Việc thực hiện lập Biên bản bàn giao công việc là trách nhiệm của cả đôi bên. Chính vì vậy, cả đôi bên cần nắm rõ tình hình và thực hiện bàn giao công việc một cách nghiêm túc.

3. Nội dung trong Biên bản bàn giao công việc

Hiện nay có rất nhiều Biên bản bàn giao công việc chứa các mục nội dung khác nhau. Bởi mỗi doanh nghiệp hay tổ chức nào đó cũng sẽ có những mẫu biên bản bàn giao công việc khác nhau, nhằm phù hợp với mục đích và tình hình thực tế của mỗi đơn vị đó. Tuy nhiên, mẫu biên bản bàn giao trước khi nghỉ việc thì luôn phải đáp ứng các thông tin cơ bản như sau:

  • Biên bản cần đảm bảo chi tiết các thông tin về ngày, tháng, năm và địa điểm thực hiện quy trình lập Biên bản bàn giao công việc.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về người bàn giao và người nhận bàn giao công việc như: họ và tên, chức vụ, bộ phận làm việc, mã nhân viên (nếu có),…
  • Lý do phải lập Biên bản bàn giao công việc, người bàn giao cần ghi rõ lý do chính đáng sau khi đã ghi nhận từ đơn vị công tác.
  • Chi tiết về nội dung bàn giao công việc: Đây là phần quan trọng không thể thiếu trong các mẫu Biên bản bàn giao công việc. Nó sẽ tổng hợp lại những công việc đã và đang thực hiện hay đã lên kế hoạch. Từ đó, giúp người nhận bàn giao nắm rõ tình hình công việc phải đảm nhận.
  • Các bên thực hiện ký tên xác nhận các thông tin bàn giao với nhau hay đại diện phòng hành chính và nhân sự sẽ ký tên ở cuối biên bản.

Lưu ý: Thông thường sau khi thực hiện ký kết xong biên bản bàn giao công việc giữa các bên liên quan thì biên bản này sẽ được in thành 02 bản. Sau đó mỗi bên sẽ giữ lại một bản nhằm làm cơ sở, bằng chứng cho hai bên khi xảy ra tranh chấp không đáng có.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi lập báo cáo tình hình nhân sự cuối năm của doanh nghiệp.

4. Một số mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến

Hiện nay có rất nhiều mẫu biên bản bàn giao công việc được người lao động sử dụng. Tùy vào từng vị trí, mục đích sử dụng mà biên bản bàn giao công việc cũng có những điểm khác nhau hơn. Để người lao động không bị hoang mang, dưới đây là mẫu biên bản bàn giao công việc ứng dụng cho mọi vị trí, được cập nhật mới nhất năm 2022.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày 13 tháng 07 năm 2022, tại Công ty Cổ phần Sương Mai, chúng tôi gồm:

I – Bên bàn giao:

Ông/bà: ………………………………………………………………………………………..………….

Chức danh: ……………………………. Phòng/Bộ phận: …………………………………………….

II – Bên nhận bàn giao:

Ông/bà: ……………………………………………………………………………………………………

Chức danh: ……..………………………Phòng/Bộ phận: …………………………………………….

Lý do bàn giao công việc: ………………………………………………………………………………

Một số nội dung bàn giao công việc như sau:

Mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến

Mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao đầy đủ và chi tiết. Biên bản này sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên sẽ có trách nhiệm giữ một bản.

 

Người bàn giao

 

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Người nhận bàn giao

 

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Bên cạnh mẫu Biên bản bàn giao công việc ở trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm mẫu bàn giao công việc số 2 dưới đây. Cụ thể:

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày …./…./20…. , tại…………………….. chúng tôi gồm:………………………………….

Người bàn giao:………………………………. Bộ phận:……………………….. MSNV:……………………….

Người nhận bàn giao:………………………. Bộ phận:……………………….. MSNV:……………………….

Lý do bàn giao công việc: …………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Cùng bàn giao công việc với các nội dung cụ thể như sau:

Người bàn giao công việc cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao lại đầy đủ. Biên bản này sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên sẽ có trách nhiệm giữ một bản./.

Người bàn giao                                                     Người nhận bàn giao                                            Phòng HCNS

Như vậy, với nội dung bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về khái niệm Biên bản bàn giao công việc là gì? Trong trường hợp nào phải lập Biên bản bàn giao công việc. Đặc biệt, bạn đọc đã cập nhật được thêm mẫu Biên bản bàn giao mới nhất năm 2022 để có thể ứng dụng luôn trong công việc. Hy vọng với các nội dung mới trên đây sẽ giúp bạn không bị lúng túng hay gặp khó khăn trong quá trình bàn giao công việc sắp tới.

>>> Một số tin tức liên quan:

1. Một số tính năng vượt trội của phần mềm ERP tốt nhất năm 2022.

2. Những điều cần biết về chế độ thai sản.