Mẫu biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị mới nhất
Biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị là gì? Mục đích của mẫu biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
Biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị
Để kiểm tra và đánh giá chất lượng của các thiết bị chạy thử không tải sau khi đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng, các bên sẽ tiến hành nghiệp thu các thiết bị chạy thử không tải này. Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải là ghi chép lại quá trình nghiệm thu. Vậy biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghiệm thu thiết bị là gì?
Biên bản nghiệm thu thiết bị là văn bản của cá nhân/tổ chức soạn thảo sau khi thực hiện xong các công việc kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá các thiết bị chạy thử có tải,…; việc lập biên bản bản nghiệm thu nhằm ghi nhận lại toàn bộ tiến trình, công tác kiểm tra của cá nhân/tổ chức.
2. Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu
Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.
a.Nghiệm thu tĩnh
Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải.
Công việc nghiệm thu tĩnh do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:
– Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có);
– Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị.;
– Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió, lắp thiết bị tự động và đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép và thiết bị … ;
– Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng;
– Biên bản thanh tra nồi hơi và các thiết bị chịu áp;
– Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy;
– Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị;
– Nhật ký công trình; .
– Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị;
– Đối với các thiết bị đã sử dụng rồi, khi lắp đặt lại phải có lí lịch thiết bị từ cơ sở cũ kèm theo.
– Đối với các thiết bị quan trọng ngoài các văn bản trên còn phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các biên bản về vận chuyển từ nhà máy chế tạo về đến công trình (tình trạng kĩ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát…), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.
Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành thì lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải.
Nếu Ban nghiệm thu phát hiện thấy 1 số khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp máy tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành. Phía nhận thầu lắp máy phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.
b. Nghiệm thu chạy thử không tải
Nghiệm thu chạy thử không tải là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong nghiệm thu tĩnh.
Việc chạy thử không tải thiết bị chỉ tiến hành sau khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh.
Đối với thiết bị độc lập thí nghiệm thu chạy thử không tải thực hiện một bước do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Đối với dây chuyền công nghệ gồm nhiều thiết bị thí nghiệm thu chạy thử không tải tiến hành 2 bước:
– Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập (đơn động).
– Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất (liên động).
Nghiệm thu chạy thử từng máy độc lập do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn… nếu phát hiện các khuyết tật thì dừng máy, tìm nguyên nhân và .sửa chữa.
Thời gian chạy thử không tải đơn động thường ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu không có số liệu, đối với các máy đơn giản thời gian chạy không tải tối đa là 4 giờ, các máy phức tạp tối đa là 8 giờ liên tục không dừng máy.
Khi kết thúc chạy thử không tải đơn động. Ban nghiệm thu cơ sở lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Một số thiết bị ao đặc điểm kết cấu không chạy được chế độ không tải (bơm nước, máy nén khí, hệ thống ống dẫn…) thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.
Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất:
– Sau khi toàn bộ thiết bị của dây chuyền công nghệ để được nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và kí biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp cho phép chạy thử liên động toàn dây chuyền.
– Kể từ khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở ký biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp, chủ đầu tư phải tiếp nhận và bảo quản những thiết bị đó.
– Việc chạy thử liên động phải liên tục từ 4-8 giờ (tùy theo loại thiết bị) không ngừng lại vì lí do nào, hoạt động của dây chuyền phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất.
– Kết thúc chạy thử, Hội đồng nghiệm thu cơ sơ lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải liên động dây chuyền sản xuất, cho phép đưa dây chuyền vào chạy thử có tải.
c. Nghiệm thu chạy thử có tải
Chạy thử có tải thiết bị để phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật sân xuất thích hợp, để chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất thử.
Công việc nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Các mức mang tải và thời gian chạy thử thường quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. Nếu trong tài liệu trên không có quy định, sau khi thiết bị mang tải 72 giờ liên tục không ngừng máy, bảo đảm các thông số kỹ thuật về thiết bị và thông số kỹ thuật sản xuất thì kết thúc chạy thử có tải.
Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập và ký biên bản nghiệm thu chạy thử có tải.
3. Một số lưu ý khi viết biên bản nghiệm thu thiết bị
Biên bản nghiệm thu chính là những căn cứ được sử dụng để đánh giá chất lượng hoàn thành của các đơn vị thi công. Do đó, trong biên bản cần phải lưu ý một số điều sau:
Nội dung mẫu biên bản nghiệm thu cần rõ ràng, cụ thể: Đây là điều bạn cần lưu ý. Hãy nêu rõ nội dung nghiệm thu để các bên có thể hiểu rõ nội dung mà văn bản này muốn truyền đạt.
Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc việc nghiệm thu: Đây là điều để các bên làm căn cứ khi cần xác minh lại.
Kết luận: Trong văn bản cần có kết luận sau khi nghiệm thu công trình.
Chữ ký các bên tham gia: Các bên cần ký vào biên bản để xác nhận sự tham gia, có mặt của mình.
4. Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị tham khảo
4.1 Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử có tải
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử có tải
4.2 Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải
4.3 Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị
Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị
5. Các thắc mắc thường gặp về b
iên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị.
Trường hợp nào cần biên bản nghiệm thu?
- Việc nghiệm thu, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết và đây cũng là một thành phần hồ sơ bắt buộc được quy định Theo Điều 9, Thông tư Số 26/2016/TT-BXD.
Có phải tất cả các thiết bị điện phải có biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị không?
- Thử nghiệm kiểm tra và gắn thẻ là bắt buộc đối với thiết bị điện được cung cấp điện qua ổ cắm điện và được sử dụng trong các công trường xây dựng và phá dỡ hoặc trong các điều kiện vận hành có rủi ro cao hơn hoặc thiết bị tiếp xúc với các điều kiện hoạt động có khả năng dẫn đến hư hỏng thiết bị hoặc giảm tuổi thọ dự kiến của thiết bị.
Ai có thể lập biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị?
Việc kiểm tra và thử nghiệm thiết bị điện phải được thực hiện bởi:
- Một thợ điện được cấp phép hoặc đã đăng ký, hoặc
- Một thanh tra điện được cấp phép, hoặc
- Một người đã hoàn thành một khóa đào tạo có cấu trúc và có đủ năng lực trong việc sử dụng người kiểm tra thiết bị và kiểm tra trực quan thiết bị điện.
- Bất kể ai thực hiện công việc, người đó phải được người sử dụng lao động cho phép và phải được đào tạo và hướng dẫn đầy đủ để thực hiện công việc. Hơn nữa, người ủy quyền công việc phải đảm bảo rằng chương trình kiểm tra và thử nghiệm là phù hợp và đầy đủ cho các nhu cầu của nơi làm việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
✅ Mẫu:⭕ Biên bản nghiệm thu chạy thử thiết bị✅ Cập nhật:⭐ 2022✅ Zalo:⭕ 0846967979✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc✅ Hotline:⭕ 1900.3330
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin