Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được quy định như thế nào? Căn cứ vào yếu tố nào để đánh giá, xếp loại cán bộ?


Cho hỏi mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được quy định như thế nào? Căn cứ vào yếu tố nào để đánh giá, xếp loại cán bộ? Câu hỏi của anh Thăng đến từ Hòa Bình.

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được quy định như thế nào?

Hiện nay, khi tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ thì sẽ sử dụng mẫu phiếu đánh giá, xếp loại theo mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:

Tải mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ Tại đây.

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như thế nào? Căn cứ vào yêu tố nào để đánh giá, xếp loại cán bộ?

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ được quy định như thế nào? Căn cứ vào yếu tố nào để đánh giá, xếp loại cán bộ?

Căn cứ vào những yếu tố nào để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ?

Theo Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Theo như quy định trên thì việc đánh giá, xếp loại chấp lượng cán bộ sẽ căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ thông qua nội dung nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

b) Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;

Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý thì đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm được giao thông qua việc quán triệt, hể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; duy trì kỷ cương và không để vi phạm kỷ luật tại đơn vị.

Đối với cán bộ không giữ chức vụ quản lý thì việc đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm được giao thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; thái độ phục vụ nhân dân.

Xổ số miền Bắc