Máy đào bitcoin là gì

Nếu bạn đang tìm hiểu về đồng Bitcoin thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng làm thế nào để kiếm lợi nhuận từ thị trường này. Không chỉ là giao dịch mua bán, không cần phải là một nhà phân tích kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, một trong số những cách kiếm tiền đó là “đào Bitcoin”, hay “khai thác Bitcoin”. Thuật ngữ này chắc hẳn bất kỳ ai cũng từng nghe đến, thế nhưng đào Bitcoin là gì? Nó hoạt động như thế nào? Làm sao để khai thác đồng Bitcoin?… Vô số những câu hỏi mà chắc chắn bạn không thể tìm thấy câu trả lời ở bất kỳ đâu khác ngoài WIKIHTTL.

Bạn đang xem: Máy đào bitcoin là gì

Đào Bitcoin là gì?

*

Đào Bitcoin là một thuật ngữ dùng để mô tả việc xử lý và xác nhận thanh toán trên hệ thống mạng lưới Bitcoin. Điều đó giúp cho thông tin về các giao dịch được xác thực và lưu trữ trên hệ thống Blockchain.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đào Bitcoin bằng cách vận hành một ứng dụng trên máy tính. Ngoài việc hoạt động trên máy tính truyền thống, một số công ty đã thiết kế ra phần cứng dành riêng cho việc khai thác Bitcoin, giúp việc xử lý các giao dịch và tạo khối mới nhanh hơn, hiệu quả hơn các máy tính thông thường. Để có thể xác nhận giao dịch và gắn kết vào chuỗi Blockchain, các thiết bị này phải giải quyết được những bài toán học mật mã đặc biệt.

Bitcoin là một hệ thống phân cấp và không có bên thứ ba nào đứng ra làm trung gian điều khiển nó. Việc đào Bitcoin sẽ giúp cho chúng ta xác nhận giao dịch từ người A sang B, hoặc ngăn chặn người A thực hiện hành vi gian lận (Double Spending) khi giao dịch cùng một lúc với B và C.

Trong mạng lưới Bitcoin, mỗi một thợ mỏ phải cạnh tranh với những thợ mỏ khác để trở thành người đầu tiên giải quyết được bài toán mà hệ thống đưa ra. Thợ mỏ sẽ được thưởng cho một lượng Bitcoin tương ứng cho với mức phí giao dịch mà họ xử lý. Đồng thời nhận được phần thưởng bổ sung cho mỗi khối Bitcoin khai thác, hiện tại là 12,5 BTC/khối.

Do phần thưởng cho mỗi khối Bitcoin khai thác quá cao, nên sự cạnh tranh giữa các thợ mỏ trở nên gắt gao hơn. Có tới hàng trăm nghìn siêu máy tính đang tìm cách khai thác khối Bitcoin tiếp theo. Ước tính công suất khai thác Bitcoin của toàn hệ thống Blockchain này bằng 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới gộp lại và nhân thêm 1000 lần. Sự cạnh tranh không ngừng của các thợ mỏ giúp gia tăng sức mạnh của mạng lưới Bitcoin. Sức mạnh của mạng lưới Bitcoin rất quan trọng đối với sự sống còn của hệ thống. Nếu kẻ tấn công có sức mạnh tính toán vượt quá một nửa sức mạnh của hệ thống thì nguy cơ đảo ngược giao dịch sẽ xảy ra (Tấn công 51%).

Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt đó, hệ thống phần cứng phải “tiến hoá” đi theo sức mạnh tính toán của hệ thống Bitcoin. Bắt đầu thời sơ khai bằng việc sử dụng sức mạnh khiêm tốn của máy tính cá nhân – gọi là CPU. Nhưng rồi các thợ mỏ phát hiện ra rằng việc sử dụng card đồ hoạ GPU để khai thác sẽ được lợi hơn và hiệu quả hơn. Khi việc xử lý các giao dịch Bitcoin trở nên nhanh hơn, các thợ mỏ lại nhận ra rằng thiết lập nhiều card đồ hoạ trên cùng một máy tính sẽ gia tăng sức mạnh hơn nữa.

Nhưng cả CPU và GPU vẫn chưa phải là sự lựa chọn hoàn hảo nhất, vì nó chỉ hiệu quả khi hoạt động đa nhiệm và tiêu tốn rất nhiều điện năng, trong khi việc đào Bitcoin chỉ cần làm duy nhất một việc là giải mã các hàm băm. Cùng với việc Bitcoin được ủng hộ rộng rãi và giá trị ngày càng tăng, một thiết bị chỉ dành cho riêng cho việc khai thác Bitcoin ra đời: Application Specific Integrated Circuit, hay còn gọi tắt là ASIC. ASIC là một con chip với sức mạnh giải mã vô cùng hiệu quả so với CPU và GPU. Do đó ASIC là lựa chọn giúp bảo vệ mạng lưới Bitcoin tốt nhất cho đến nay.

Năm 2013 là một năm của công nghệ ASIC khi rất nhiều công ty bước vào cuộc đua tạo ra con chip có sức mạnh lớn nhất. Nhưng tất cả chỉ tập trung vào tối ưu hoá hiệu quả hoạt động mà bỏ qua phần chi phí điện năng cho quá trình đào Bitcoin.

Vì chi phí điện năng để đào Bitcoin rất lớn nên nhiều nhóm thợ mỏ đã liên kết lại với nhau và xây dựng một trung tâm dữ liệu gọi là trang trại khai thác Bitcoin tại những địa điểm có chi phí điện năng rẻ, chẳng hạn như ở Iceland (Genesis Mining) hay khu vực Tân Cương – Tây Tạng.

Việc đào Bitcoin vẫn tiếp tục phát triển mạnh hơn và an toàn hơn cho đến hôm nay, cho dù phần thưởng cho mỗi khối Bitcoin đã giảm từ giữa năm 2016.Một tiến bộ đáng kể trong công nghệ khai thác là việc tạo ra các hồ khai thác (mining pool), đó là một cách liên kết sức mạnh cá nhân của thợ mỏ lại để gia tăng xác suất giải bài toán nhanh hơn. Sau đó mới chia nhỏ phần thưởng ra cho các thợ mỏ góp phần. Hiện nay đa số các hoạt động đào Bitcoin đều diễn ra tại Trung Quốc.

Vì sao được gọi là đào bitcoin ?

Vì sao gọi là đào bitcoin ?

Nó được gọi như vậy bởi vì đó là quá trình giúp bạn khai thác bitcoin mới từ hệ thống của mình. Nhưng chính xác hơn, phần khai thác chỉ là một phần của quá trình xác nhận giao dịch.

Như bạn có thể thấy, mục tiêu chính của việc khai thác là duy trì sổ cái theo cách phi tập trung. Vì khai thác dựa trên một hình thức giải mã. Mỗi lần một thợ mỏ khác nhau giải mã và được cấp quyền cập nhật chuỗi khối.

Tất nhiên, những người khai thác có khả năng tính toán cao hơn sẽ thành công thường xuyên hơn. Nhưng do quy luật xác suất, có một cơ hội nhỏ là cùng một người khai thác lần nào cũng thành công.

Thuật toán đào Bitcoin

Một trong những đặc tính quan trọng của Bitcoin là khan hiếm. Đặc tính này được quy định thông qua thuật toán của Bitcoin, khiến cho số lượng đồng tiền này bị giới hạn ở mức 21 triệu, với số Bitcoin thưởng cho mỗi khối mới được đào thành công giảm dần theo thời gian. Đồng Bitcoin cuối cùng dự kiến được khai thác vào năm 2140.

Thuật toán Bitcoin quy định, mỗi khối mới phát sinh trong một khoảng thời gian chứa đựng (1) thông tin về các giao dịch mới phát sinh trong khoảng thời gian đó, (2) thông tin được mã hóa một chiều của các giao dịch trong khối liền trước nó trong Blockchain, và (3) một tham số để giải bài toán.

Trước hết, thông tin về các giao dịch mới phát sinh trong một khoảng thời gian được gói vào trong một khối. Sau đó thông tin này được mã hóa bằng thuật toán SHA-256 (Secure Hash Algorithm). Đây là thuật toán mã hóa bất cứ dữ liệu nào thành một kết quả dài 256 bit, tức 64 ký tự bao gồm chữ và số. Ví dụ, cụm từ ‘U23 Việt Nam lập kỳ tích lọt vào trận chung kết U23 Châu Á’ sau khi mã hóa bởi thuật toán SHA – 256 sẽ được kết quả là ‘f6679d7151d85fc4ea1ac4047ae4cdba7a2ed836652672c8f2178f695f45cef9’.

Kết quả này sau đó tiếp tục được ghép với kết quả mã hóa của một giao dịch khác kế tiếp bằng thuật toán SHA-256 (double hashing) cho tới khi còn hai kết quả hashing của các giao dịch trong khối này sau khi mã hóa. Quá trình này tạo thành một cây nhị phân gọi là Merkle Tree.

Tới đây, hai kết quả này được ghép lại và mã hóa để tạo thành một kết quả hashing sau cùng. Kết quả hashing sau cùng này gọi là Gốc (Merkle Root). (Hình minh họa)

*

Kết quả hashing sau cùng này được ghép cùng các thông tin khác trong khối, bao gồm (1) kết quả hashing của khối trước đó, (2) nhãn thời gian ghi chép việc khởi tạo khối, (3) tham số chạy Nounce là biến chạy ngẫu nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng. Các thông số này tiếp tục được mã hóa để tạo ra kết quả hashing cuối cùng của khối mới khởi tạo đó.

Kết quả hashing cuối cùng này sẽ có dạng chuỗi ký tự 256 bit (64 ký tự), chẳng hạn có dạng ‘0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f’.

Thuật toán Bitcoin quy định, một khối mới chỉ có thể được khởi tạo khi thợ mỏ tìm được kết quả hashing cuối cùng này nhỏ hơn giá trị mục tiêu (Target Value) đang được duy trì trong hệ thống Blockchain. Chẳng hạn, với Target value mà hệ thống đang duy trì là ‘00007bbd6491304360d142bd5f32610214937c263b0bc6c44b3ac04574b62d4c’, thì kết quả hashing ở trên được coi là hợp lệ, bởi vì các ký tự đầu ‘00006’ nhỏ hơn ‘00007’ của Target Value.

Sau đó, kết quả này sẽ ngay lập tức được chuyển tới các khối khác trong mạng lưới để xác nhận. Sau khi có đa số (trên 50%) số khối trong Blockchain xác nhận kết quả, khối mới chính thức được tạo thành.

Nếu như kết quả chưa hợp lệ, tham số động Nounce sẽ được thay đổi ngẫu nhiên cho tới khi nào có một thợ mỏ tìm được tham số thỏa mãn tiêu chí hệ thống đặt ra, đó là kết quả hashing nhỏ hơn Target Value của hệ thống. Khi đó khối mới sẽ được tạo thành, và thợ mỏ khai thác được khối đó sẽ được thưởng một số lượng Bitcoin nhất định.

Như vậy, ‘bài toán’ mà các thợ mỏ phải giải chính là việc tìm ra tham số Nounce thỏa mãn tiêu chí của hệ thống. Khi số lượng thợ mỏ càng lớn, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh Target Value thấp xuống để đảm bảo thời gian để tạo thêm một khối mới duy trì ở khoảng 10 phút.

*

Quá trình tìm kiếm tham số Nounce ngẫu nhiên này gọi là ‘Proof of Work’ (Bằng chứng công việc), rất tốn kém điện năng để duy trì năng lực tính toán của hệ thống, khiến cho Bitcoin được cho là có giá trị, bởi việc tìm kiếm thêm các đồng Bitcoin mới sẽ ngày càng tốn kém nguồn lực điện năng.

Toàn bộ quá trình những người tham gia mạng lưới cùng tìm kiếm tham số Nounce để tạo ra kết quả hashing hợp lệ này nhằm xác nhận việc tạo thành các khối mới, hay chính là việc xác nhận các giao dịch mới, được gọi là mining. Như vậy, toàn bộ lượng điện năng khổng lồ mà các thợ mỏ đang tiêu thụ được sử dụng để chạy các phép toán ngẫu nhiên, một việc không có nhiều ý nghĩa.

Một số người chỉ trích việc này làm tiêu tốn nguồn lực của quốc gia. Giáo sư John Quiggin thuộc Đại học Queensland đã tính ra rằng, cứ nửa giờ, mạng lưới Bitcoin sử dụng một lượng điện năng gần tương đương với lượng điện các hộ gia đình bình thường tại Mỹ dùng trong một năm, với giả định các hộ gia đình bình thường tại Mỹ tiêu thụ điện năng từ 10.000 tới 12.000 kWh/năm. Tức là, lượng điện năng này tương đương với lượng điện cần thiết để tạo ra 4 Bitcoin, với mức giá hiện tại ở khoảng hơn 8.000 USD/Bitcoin.

Một số người khác cho rằng, đặc tính tiêu tốn nguồn lực này khiến cho Bitcoin thực sự là một tài sản có giá trị, bởi việc tạo ra đồng tiền mật mã này yêu cầu tốn kém chi phí.

Với những người giao dịch Bitcoin thông thường, việc hiểu được cơ chế kỹ thuật tạo ra đồng Bitcoin sẽ phần nào giúp nhận thức đầy đủ hơn về đồng tiền này. Qua đó, mỗi người sẽ có đánh giá khách quan về việc Bitcoin thực sự có giá trị hay không.

Cách tham gia đào bitcoin

Cách tham gia đào bitcoin

Bất kỳ ai muốn tham gia cập nhật sổ cái của các giao dịch Bitcoin, được gọi là blockchain, đều có thể làm như vậy.
Tất cả những gì bạn cần là đoán một số ngẫu nhiên và giải các phương trình do hệ thống tạo ra. Điều này được thực hiện bởi máy tính của bạn. Máy tính của bạn càng mạnh, bạn càng có thể đưa ra nhiều dự đoán trong một giây, tăng cơ hội chiến thắng.

Nếu bạn đoán đúng, bạn sẽ nhận được bitcoin và có thể tiếp tục viết về các giao dịch bitcoin trên blockchain. Giải pháp cho các phương trình rất khó đạt được, nhưng dễ dàng xác nhận.

Máy đào Bitcoin

Máy đào Bitcoin hay còn gọi là trâu cày Bitcoin là thiết bị giúp những người thợ khai thác bằng cách giải các thuật toán và kiếm được Bitcoin.

Có hai loại máy đào tiền điện tử, một là loại máy chuyên dụng được thiết kế ra chỉ để đào bitcoin, không đào được các loại tiền điện tử khác cũng như không làm được công việc gì khác. Một số loại máy có thể kể tới như AntMiner S7, Avalon 6, SP20 Jacson,…

*

Đặc tính của các máy này là tốc độ đào nhanh, ổn định, giá ở nước ngoài từ 250$ – 500$. Tuy nhiên nhược điểm là nó chỉ đào được bitcoin, không sử dụng vào mục đích khác và khi cần thanh lý thì rất khó. Cho nên ở Việt Nam ít “thợ mỏ” nào sắm máy này.

Một loại máy đào khác rất được ưa chuộng tại Việt Nam và được đầu tư ồ ạt đó là máy PC được gắn một hoặc nhiều VGA có cấu hình mạnh. Sau đó cài phần mềm mining vào máy này và chạy nó 24/7 để nó đào ra bitcoin và các loại tiền điện tử khác.

*

Nhược điểm của nó là giá cao, tiêu thụ điện nhiều, chạy nóng, tốc độ cũng không bằng máy chuyên dụng. Nhưng ưu điểm là đào được nhiều loại tiền ảo khác (thường thì ít ai đào bitcoin vì nó có độ khó quá cao mà người ta tập trung đào những đồng tiền có giá trị thấp nhưng dễ đào hơn rất nhiều như là ETH, ETC, XMR…), dễ dàng thanh lý,…

Liệu tôi có nên tham gia đào Bitcoin không?

Về mặt kỹ thuật thì bất kỳ ai cũng có thể tham gia đào Bitcoin, nhưng sự phức tạp của các thuật toán đã tăng lên rất nhiều, vì vậy, số tiền mà bạn sẽ phải bỏ ra để tăng sức mạnh tính toán còn tốn kém hơn là số tiền bạn sẽ kiếm được từ đồng xu mới và phí giao dịch từ việc xác minh khối giao dịch. Nói tóm lại, bạn sẽ lỗ.

Chính vì lý do này, các thợ mỏ bây giờ tạo thành các nhóm lớn gọi là “pool” để kết hợp sức mạnh tính toán của máy tính (gọi là “hashing power”).

Do thuật toán của Bitcoin, một số lượng lớn các máy tính làm việc cùng nhau có cơ hội tốt hơn để giải quyết các thuật toán một cách nhanh chóng và thu tiền về – trong khi chi phí được giảm dần.

Những “pool đào bitcoin” (hay còn gọi là mỏ đào Bitcoin) này thậm chí đã phát triển thành các thực thể tiêu dùng, những người dùng thường xuyên tham gia sẽ mất với một khoản phí, đa số các mining pool đều có thu phí trên lợi nhuận của mỗi thợ mỏ.

Chi phí đào Bitcoin độc lập

Phần cứng cần thiết để đào phụ thuộc vào việc bạn muốn đào cái gì. Nếu bạn đang tìm để đào bằng-chứng-cổ-phần Proof-Of-Stake POS (giao thức poS); thì sau đó máy tính bạn mà bạn đang đọc bài viết này có thể là hoàn toàn ổn.

Điều tương tự với những altcoin mới; mặc dù tùy thuộc vào thuật toán đào của chúng; nhưng điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng. Bitcoin, như đã đề cập, là tốt nhất vào thời điểm này đối với những người chuyên nghiệp.

Nếu muốn kiếm được lợi nhuận lớn hơn, bạn có thể mua phần cứng đào từ các công ty. Đây được gọi là “giàn khoan” và nói chung là khá tốn kém.

Vì vậy bạn nên tính toán chi phí cần thiết để chạy nó; cũng như giá mua của nó, để xem nó có làm cho bạn có lợi nhuận hay không. Các yếu tố như giá điện là những yếu tố quan trọng cần được xem xét.

Cách tính lợi nhuận máy đào coin

Bước 1: Truy cập vào website tính lợi nhuận máy www.cryptocompare.com

Truy cập trang web www.cryptocompare.com -> Mining -> MINING CALCULATORS

*

Bước 2: Chọn loại coin muốn tính lợi nhuận

Tại hàng Currency: Bạn chọn đồng coin sẽ đào. Website sẽ tự cập nhật giá thị trường theo thời gian thực.

Ví dụ: Bạn muốn tính lợi nhuận của máy đào ANTMINER D3 DASH X11 ASIC MINER của BITMAIN

Nhấp chuột vào hàng Currency chọn Bitcoin (BTC) -> DASH

*

Bước 3: Nhập các thông số của máy đào coin

Máy đào Antimer D3 của Bitmain có các thông số kỹ thuật sau:

Tại Hashing Power: Bạn điền tổng công suất máy đào coin D3.

*

Tại Power consumption: Điện năng tiêu thụ. Điền công suất tiêu thụ của máy đào, có thể đo bằng đồng hồ điện hoặc cộng công suất tất cả các linh kiện lại chia cho 80% đối với nguồn chuẩn 80 Plus hoặc 90% đối với nguồn chuẩn 90 Plus.

*

Tại Cost per KW/h (s): Điền giá 1 kí điện quy về USD. Nếu dùng điện gia đình thì ghi giá điện cao nhất (chắc chắn), còn gửi xưởng hoặc điện 3 pha thì theo giá trung bình niêm yết. Phần mềm sẽ cho ta biết lợi nhuận một tháng của 1 dàn bao nhiêu tiền USD, bạn có thể quy đổi lại tiền Việt.

Kết quả trả về khi nhập các thông số máy đào coin:

Sau khi tính được lợi nhuận của máy đào coin Antminer D3, các miner sẽ dễ dàng tính được thời gian hòa vốn bằng cách chỉ cần lấy vốn đầu tư ban đầu (máy móc, thiết bị) chia cho lợi nhuận có được từ việc giao dịch coin đào được bạn sẽ ra số tháng để hòa vốn.

VD: 1 máy đào coin Antminer D3 tháng 09 giá thị trường hiện nay giá đầu tư khoảng 140.000.000 VNĐ

Đào đồng DASH lợi nhuận 4,533.32 USD/ tháng, tỷ giá mua vào của Vietcombak là 22.695 VNĐ/USD tương đương khoảng 102.883.697 VNĐ/tháng.

Vậy ta cần 140.000.000 / 102.883.697 = 1.36 tháng để hòa vốn. Có nghĩa rằng chưa đầy 01 tháng rưỡi ta sẽ có lợi nhuận ròng và 1 dàn máy đào coin Antminer D3.

Lưu ý về cách tính lợi nhuận và thời gian hòa vốn của máy đao coin:

Lợi nhuận có được còn phụ thuộc vào số coin đào được và giá trị lên xuống trên thị trường nên có thể thay đổi theo thời gian. Nếu đồng Coin tăng, giảm giá thì sẽ tăng, giảm lợi nhuận tương đương.Lượng coin đào được còn phụ thuộc vào độ Diff (viết tắt của Difficult) của khối. Khi đồng coin tăng giá, nhiều người sẽ lao vào đào thì diff sẽ tăng lên làm giảm lượng coin đào được.

Kinh nghiệm đào coin

Bất kể lĩnh vực nào cũng có những điều căn bản mà những ai khi muốn tham gia và đào sâu hơn cần phải nắm bắt. Đào coin cũng không ngoại lệ, với 5 bí quyết được chia sẻ từ những người kinh nghiệm như sau:

Đầu tư máy đào coin/tiền ảo, có nghĩa là tối ưu hóa máy móc để chúng đem lại công suất đào mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơnNắm bắt nguyên tắc đào coin mà bạn chọn, bởi vì hoạt động đạo sẽ phụ thuộc vào từng đặc trưng khác nhau của mỗi loại coinDựa vào độ khó hiện tại và ước tính độ khó tương lai của coin mà bạn muốn đào, từ đó ước tính số coin đào được và lợi nhuận thu về trong tương lai trừ đi chi phí đầu tưCàng nhiều người đào thì độ khó sẽ càng tăng, và coin càng được đào nhiều đào lâu thì càng khan hiếm về sauDự đoán khả năng tăng trưởng trị giá của đồng tiền ảo mà mình muốn đào trong tương lai, và nên bắt đầu đào trước khi độ khó đang ngày một tăng cao

Nên đào coin nào?

Ai lại muốn đầu tư mà không sinh lời? Tiền đầu tư cũng là tiền mồ hôi nước mắt chứ đâu phải mọc từ trên cây? Cho nên, hiển nhiên câu hỏi “nên đào coin nào?” cũng bắt nguồn từ mong muốn bỏ túi lợi nhuận từ hoạt động đào coin.

Đây là một câu hỏi khó, bởi vì nếu ai cũng có thể biết được nên đào coin nào thì sẽ chẳng xảy ra những trường hợp thất bại. Mà chắc chắn cũng chẳng ai lại “hồn nhiên” đưa cho bạn một danh sách coin có thể sinh lời trong tương lai.

Tuy nhiên, dù không rõ được nên đào coin nào, bạn vẫn có thể lưu ý những điều sau đây:

Đổi loại coin đào qua lại khi cảm thấy cần thiết: Một số coin có cách đào tương tự nhau, cho nên bạn có thể đào coin này trong một thời gian rồi đổi sang coin khác, dựa theo dự đoán tăng giá của coin đó trong tương lai để thêm lợi nhuận, có thể là từ chia sẻ của một chuyên gia, hoặc một nguồn tin tức tiền điện tử nào đóChọn coin có độ khó tương đối và ẩn chứa nhiều tiềm năng phát triển: Lập ra một danh sách các coin “sơ sinh” nhưng mang nhiều tiềm năng, đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí và chấm điểm xem có nên lựa chọn coin đó để đào hay không, điều này cũng sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận của mình.Độ khó là một dạng đồ thị, và bạn có thể tìm kiếm trên Google một số trang cung cấp đồ thị độ khó (difficult chart), chẳng hạn như CoinWarz, so sánh với đồ thị giá của coin đó trên CoinMarketCap để hiểu rõ hơn.Chọn coin một cách linh động và tùy thuộc vào từng giai đoạn: Điều này cần lưu ý đặc biệt khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực đào coin, bởi vì tùy thuộc vào từng giai đoạn của thị trường và kinh nghiệm bản thân sẽ giúp bạn chọn được coin phù hợp.Thông thường, đối với những người mới, giải pháp an toàn nhất là đào coin top, chẳng hạn như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, v..v… Ngoài ra, bạn cũng nên xác định thời hạn đầu tư của mình, là trung hạn hay dài hạn.

Tối ưu hoá lợi nhuận đào coin

Không nên đào coin bằng máy chuyên dụng

Khi Bitcoin càng được nhiều người biết đến, thì việc đào Bitcoin trở nên khó khăn hơn, nhất là khi các chip đào coin chuyên nghiệp ra đời (ASIC), khiến cho cuộc chơi dần dần trở nên chua chát hơn với những người tham gia đào Bitcoin quy mô nhỏ.

Thông thường, những công ty chuyên thiết kế và sản xuất được chip ASIC sẽ tự tổ chức hệ thống đào Bitcoin quy mô. Và khi có dấu hiệu công ty cạnh tranh sắp đưa ra thị trường chip mới, thì họ đem máy cũ đi bán để có kinh phí nghiên cứu và sản xuất chip thế hệ tiếp theo với tốc độ cao hơn.

Do vậy, những người mua máy về sau thực chất đều mua lại những máy đào cũ đã lỗi thời, và dù có được quảng bá rằng tốc độ cao tại thời điểm đó, thì thế hệ sắp tới sẽ xuất hiện tốc độ cao gấp đôi, gấp ba, thậm chí nhiều hơn nữa sắp ra đời, khiến cho việc mua thiết bị của họ trở nên quá rủi ro.

Bởi vì khi có nhiều máy tốc độ cao hơn tham gia, độ khó đào coin sẽ tăng lên, tốc độ máy chậm đi, hiệu suất đào giảm sút, và thậm chí số lượng coin đào được bán đi cũng không đủ trả tiền điện nữa.

Săn altcoin/coin mới trên thị trường

Bitcoin ngày càng nổi tiếng và được nhiều người săn lùng, nhất là khi chip ASIC ra đời, thì cơ hội của những người đào coin quy mô nhỏ hoặc dân đào mới bắt đầu lại ngày một thu hẹp cơ hội kiếm lời từ việc đào Bitcoin.

Do đó, họ lại tản ra những dòng coin mới, gọi chung là altcoin và đào coin bằng CPU hoặc card đồ họa, bởi vì những dòng coin mới thường có độ khó rất thấp, việc quan trọng còn lại là lựa chọn được coin tốt để đào và hold cho đến khi nó tăng giá trong tương lai.

Tuy nhiên, thời kì này cũng dần đi qua, hiện tại mọi người đang tập trung vào Ethereum và xu thế ICO thay vì đào coin.

Đào coin bằng card đồ hoạ (card màn hình VGA)

Trên thế giới hiện có hai nhà sản xuất GPU chính, bao gồm:

NVIDA (chip xử lý hình ảnh trên GPU)AMD/ATI (chip xử lý video trên GPU, hay còn gọi là VPU hoặc Video Processing Unit)

Mỗi nhà sản xuất trên sẽ sản xuất ra từng loại card khác nhau, tùy theo một mục đích cụ thể, chẳng hạn như: chơi game, thiết kế đồ họa, đào Bitcoin, v..v… Và thông thường, 1 VGA sẽ có 6 GPU (thợ đào coin gọi là trâu cày 6 card).

Chiến lược đào coin

Đào xong, bán luôn, quy đổi ra đô-la. Đây là cách phổ biến được giới đào coin ưa chuộng bởi vì nó giảm thiểu rất nhiều rủi ro, tuy nhiên lãi sẽ không nhiều.Hold coin đào được hoặc đổi sang cặp coin yêu thích rồi bán khi được giá, chẳng hạn như BTC, ETH, v..v… Cách làm này cũng được khá nhiều người áp dụng, hoặc kết hợp giữa cách 1 với cách 2, có nghĩa là bán bớt một phần coin đào được để chi tiêu hàng ngày (trả điền điện, uống trà sữa); phần còn lại thì đổi sang coin khác và hodl chờ thời.Đào và hold dài hạn là cách khá ít người áp dụng vì nó giống như chiến lược đầu tư dài hạn, “không dành cho người yếu tim, yếu bóng vía”.

Chuyên mục: Tài Chính – Kinh Doanh