Modem là gì? Tất cả thông tin về chức năng, phân loại, cơ chế hoạt động của modem
Modem là gì? Modem được biết đến là thiết bị có nhiệm vụ mã hóa và giao tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Vậy ngoài chức năng trên thị Modem còn mang đến những ưu điểm gì? Cơ chế hoạt động của Modem như thế nào? Hãy cùng Thế Giới Máy Cũ giải đáp trong bài viết sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
1. Modem là gì?
Modem là gì? Modulator and Demodulator hay gọi tắt là Modem, đây là thiết bị được sử dụng để giải mã các tín hiệu mạng đến từ nhà cung cấp dịch vụ Internet để những thiết bị của người dùng như máy tính, điện thoại được hiểu và xử lý dữ liệu đó trên các mạng Internet.
Xem thêm: So sánh chip A16 Bionic và Snapdragon 8 Gen 2: Ai mới là kẻ thống trị?
Cấu tạo của Modem là một hộp có kích thước nhỏ và dùng để kết nối các thiết bị của người dùng với hệ thống Internet thông qua cáp Ethernet. Trước đó, Modem không được tích hợp thêm tính năng phát Wifi mà chỉ có trên Router. Nhưng ngày nay, các Modem đã được tích hợp tính năng này.
Nếu như các thiết bị của bạn sử dụng mạng 4G/ 5G để truy cập vào Internet thì không cần dùng đến Modem mạng. Ngược lại, nếu người dùng truy cập Internet thông qua nhà mạng thì phải sử dụng đến Modem kết nối. Thông thường, họ sẽ cung cấp cho bạn Modem miễn phí khi đăng ký các gói cước Internet.
Modem là thiết bị có nhiệm vụ giải mã các tín hiệu
2. Có bao nhiêu loại modem?
2.1. External Modem
External Modem là loại modem hoạt động một cách độc lập và nó không chứa bộ định tuyến. Loại modem này rất ít khi được kết nối trực tiếp với máy tính thông qua USB, Wifi hay Ethernet. Bằng việc sử dụng External Modem, bạn có thể chia sẻ kết nối của mình với nhiều nút mạng xung quanh như: hộ gia đình, văn phòng,… bằng cách gắn nó vào bộ định tuyến riêng.
Tham khảo thêm:
2.2. Router/Modem Combo
Router/Modem Combo có lẽ bạn đã đoán ra được loại modem này khi nghe đến cái tên đúng không nào? Modem này là sự kết hợp “không thể” nào hoàn hảo hơn giữa Modem và Router. Vậy nên nó đảm nhận vai trò của Router và chức năng của cả Modem.
Router/Modem Combo sẽ được chứa trong bộ định tuyến và nó cho phép nhiều kết nối nhất có thể trong mạng cục bộ (LAN) hay trên cả mạng diện rộng Internet. Nhờ và sự có mặt của Router/Modem Combo đã giúp người dùng lược bỏ đi những bước lắp đặt phức tạp, tiết kiệm chi phí, thời gian thay vì lắp đặt từng modem hay router như ban đầu.
Xem thêm: Top 6 iPad cho sinh viên – học sinh giá rẻ học tập và làm việc online
Router/Modem Combo giúp quá trình lắp đặt trở nên đơn giản
2.3. Integrated Modem
Một dạng modem khác có tên là Integrated Modem, nó được lắp vào máy tính thông qua USB hay card mạng được lắp vào khe PCI của máy tính. Trong giai đoạn trước thì Integrated Modem trở nên phổ biến nhưng sẽ rất hạn chế lượng thiết bị truy cập. Đến hiện tại thì loại modem này đã lỗi thời và gặp nhiều bất tiện khi sử dụng.
2.4. DSL Modem
DSL Modem được sử dụng đi kèm với Internet ADSL vào nhũng năm 2004 – 2007. Tuy vậy nhưng nó nhanh chóng bị “đào thải” hoàn toàn và thay vào đó là cáp quang, bởi tốc độ truy cập của DSL Modem là rất chậm.
Xem thêm: iPad Pro M2 2022 có mấy màu? Nên chọn mua màu nào hợp nhất?
2.5. Dial-up Modem
Ngay từ những năm đầu khi vừa xuất hiện Internet, Dial-up Modem (loại modem được sử dụng quay số) trở nên phổ biến. Thế nhưng nó nhanh chóng bị tụt lại phía sau bởi sự phát triển vượt bật của mạng Internet có băng thông rộng và tốc độ truyền cao. Vậy nên, có thể rất nhiều người sẽ không biết đến loại modem này.
2.6. Fiber Modem (cáp quang)
Fiber Modem (cáp quang) là loại modem được dùng cho Internet cáp quang và hiện tại loại này đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Fiber Modem mang đến tốc độ truyền tải cao, đáp ứng được hầu hết nhu cầu từ người dùng.
Fiber Modem (cáp quang) được sử dụng phổ biến trên thế giới
2.7. Modem dùng cáp đồng trục
Cuối cùng là modem sử dụng cáp đồng trục, loại này là một trong những loại phương tiện được dùng để kết nối Internet đầu tiên của con người. Và ở Việt Nam thì loại modem này chỉ được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.
Xem thêm: So sánh chi tiết camera OPPO Reno8 Pro vs điện thoại Samsung Galaxy S22
3. Các chức năng của Modem
Như đã cập nhật ở phần trên về khái niệm Modem là gì, tiếp theo mời bạn đọc tìm hiểu về các chức năng của Modem. Bên cạnh chức năng chính là giải mã các tín hiệu mạng thì modem còn mang đến các chức năng sau:
-
Modem giúp kiểm soát được lưu lượng mạng được tốt hơn;
-
Sao lưu và truyền dữ liệu nhanh chóng;
-
Có thể quản lý từ xa;
-
Chức năng nén dữ liệu giúp giảm được lượng thời gian gửi dữ liệu đi và giảm các lỗi phát sinh;
-
Tính năng sửa lỗi của modem phát huy tác dụng khi dữ liệu bị hỏng hay thay đổi trong khi truyền tải giữa các modem.
5. Sự khác biệt giữa Modem và Router
Xét sự khác biệt giữa Modem và Router về:
5.1. Cơ chế hoạt động
-
Cơ chế Modem: Modem sẽ giúp chuyển đổi các tín hiệu kỹ thuật trên máy tính, điện thoại để chuyển thành tín hiệu analog.
-
Router: Các router sẽ đóng gói, kiểm tra các thông tin và xác minh đường dẫn để các gói đó được truyền đến thiết bị đích.
Có thể hiểu, cơ chế hoạt động của thiết bị này là khác nhau. Router sẽ là nơi để đóng gói các thông tin và gán IP cho các thiết bị có trong hệ thống mạng. Tuy vậy, nhưng các thông tin được truyền tải qua cáp quang hay cáp đồng bộ là analog (thông tin liên tục). Những thông tin này sẽ khác với định dạng trên các thiết bị xử lý là digital 0 và 1), vậy nên cần có một thiết bị trung gian để chuyển đổi giữa hai luồng thông tin này.
Xem thêm: So sánh tổng thể iPhone 14 Pro vs Google Pixel 7 Pro: Android và iOS ai dẫn đầu xu thế?
Lúc này, modem phát huy tác dụng khi chuyển đổi thông tin từ dạng digital → analog để truyền trong các kết nối Internet. Sau đó, các thông tin sẽ được truyền ngược lại (analog → digital) để điện thoại, máy tính có thể đọc được.
Modem và Router khác nhau về cơ chế hoạt động, vị trí và chế độ kết nối
5.2. Vị trí kết nối
-
Modem: Thông qua cáp quang, đường dây đồng mà các modem sẽ được kết nối trực tiếp với nhà mạng.
-
Router: Các router sẽ được đặt giữa hệ thống mạng (có thể là tập hợp các máy tính, hay máy tính và switch,… ) và các modem.
Cả hai thiết bị Router và Modem đều được kết nối vật lý với nhau. Vậy nên các thiết bị có thể kết nối với router cũng sẽ được kết nối với modem. Các router hiện nay đang trang bị cổng Gigabit và Ethernet nên có thể kết nối với nhiều thiết bị (ngay cả Wifi cho kết nối không dây) và hệ thống mạng khác nhau.
Xem thêm: Tiết lộ cách đổi mật khẩu Wifi bằng điện thoại và máy tính nhanh chóng và chuẩn 100%
Mặc khác, bạn cũng sẽ nhận thấy cả Modem và Router đều được tích hợp chung trong thiết bị Wifi và nó có thể cắm trực tiếp vào cáp quang cung cấp từ nhà mạng. Tuy vậy nhưng khả năng phát Wifi sẽ rất hạn chế.
5.3. Chế độ kết nối
-
Modem: Các chế độ kết nối vật lý có trên Modem bao gồm: Half Duplex (Bán song công), Full Duplex (Song công toàn phần), 4 dây và 2 dây.
-
Router: Chế độ kết nối trên Router gồm: Global Configuration, Administrator và User Execution.
Có thể thấy chế độ kết nối trên Router và Modem có sự khác biệt nhưng cả hai được tích hợp chung vào một thiết bị và loại Modem này có tên là Router/Modem Combo. Công nghệ này giúp cho các thiết lập hay kết nối mạng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Xem thêm: Bật mí cách kết nối Bluetooth giữa các thiết bị với điện thoại iPhone và Android
6. Ưu và nhược điểm của Modem là gì?
Dù được chọn là con đường để giao tiếp các dữ liệu tối ưu nhưng Modem vẫn mang những ưu và nhược điểm riêng:
6.1. Ưu điểm
-
Modem mang tính chuyển đổi các tín hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả;
-
Tốc độ truyền với băng thông cao;
-
Cung cấp cho người dùng nhiều gói cước Internet với mức giá linh hoạt và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau;
-
Công nghệ fax có tính tương thích với một số modem nên được sử dụng để gửi và nhận tin nhắn ngay tức khắc.
Modem mang đến tốc độ truyền cao
6.2. Nhược điểm
-
Khi sử dụng các modem, máy tính của bạn có sẽ gặp những tình huống như bị tấn công từ tin tặc, phần mềm virus nguy hại,… Do vậy nên các modem ngày nay đã tích hợp tường lửa bảo vệ và bạn có thể dùng phần mềm bảo mật cho trường hợp này.
-
Khi cần nâng cấp Modem bạn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp mạng ISP.
-
Đa số các dòng Modem sẽ thiếu tính di động và các dòng Modem DSL sẽ không khả dụng ở những nơi có đường truyền mạng yếu như nông thôn, vùng núi,…
7. Tổng kết
Nhìn chung, Modem phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ mạng và cần đến sự hỗ trợ khi quá trình lắp đặt hay reset là khá phức tạp, còn với Router thì đơn giản hơn nhưng nó lại không giải mã các tín hiệu từ IPS.
Trên đây là những chia sẻ của Thế Giới Máy Cũ về Modem là gì mà những chức năng, cơ chế hoạt động cũng như ưu và nhược điểm của thiết bị này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc và đừng quên theo dõi những bài viết tin tức, so sánh, đánh giá, tư vấn về công nghệ mới nhất tại website Thế Giới Máy Cũ bạn nhé!
Bài viết liên quan: