Một số câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc ôn thi, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn một số câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ “văn hóa”

Ngữ nghĩa của từ văn hóa:

– Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.

– Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc

– Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.

– Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.

Câu 2. Phân biệt khái niệm “văn hóa” với khái niệm “văn minh”, “văn hiến”, “văn vật”.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Văn minh: nền văn hóa phát triển ở mức độ cao (đặc trưng), nó có những đặc trưng cho cả một xã hội rộng lớn, một thời đại và cả nhân loại.

Văn hiến: là những truyển thống văn hóa lâu đời còn lưu giữ được.

Văn vật: truyển thống văn hóa biểu hiện ở các giá trị vật chất như nhân tài và di tích, công trình, hiện vật.

Văn vậtVăn hiếnVăn hóaVăn minhThiên về giá trị

Vật chất

Thiên về giá trị

tinh thần

Chứa cả giá trị vật chất và tinh thầnThên vể giá trị vật chất – kĩ thuật                     Có bề dày lịch sửChỉ trình độ phát triển                     Có tính dân tộcCó tính quốc tế            Gắn bó nhiều hơn

với phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị

Câu 3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Câu 4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.

1. Văn hóa học

– Là khoa học nghiên cứu về các vấn đề vă hóa của một địa phương, dân tộc hay cả nhân loại

2. Các chuyên nghành.

– Văn hóa đại cương (vấn đề văn hóa)

– Địa lý văn hóa (nghiên cứu dưới góc độ đất đai)

– Lịch sử (nghiên cứu trong tiến trình lịch sử)

– Cơ sở (một nền văn hóa bao gồm sử và địa văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa)

– Văn hóa là đặc trưng của con người nên phải được truền dạy và tiếp thu.

– Văn hóa giúp cải thiện cuộc sống, tâm hồn ra khỏi những hệ lụy tầm thường của vật chất. (không đồng nhất ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vần đề)

– Cần có thái độ tôn trọng và khoan dung vì văn hóa là chìa khóa của sự hòa nhập.

Câu 5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?

– Có hai loại hình văn hóa nhân loại là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hoá gốc du mục.

Câu 6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.

Văn hóa du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, TQ

Văn hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông TQ, Okinawa, Bang Asem Ấn Độ..

– Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á và Siberia.

– Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây.

Câu 7. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của nó.

Văn hóa gốc du mục

Văn hóa gốc nông nghiệp

– Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn.

– Sống du cư do tập tính chăn nuôi.

– Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động.

– Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông ngòi, thuận tiện cho trồng trọt.

– Sống định cư để trồng trọt.

– Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang tính chất trọng tĩnh

 Câu 8. So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.

Văn hóa gốc du mục

Văn hóa gốc nông nghiệp

– Í phụ thuộc vào thiên nhiên và không quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên.

– nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó và hòa hợp với tự nhiên.

– Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên.

– Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên

– Nghể trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư nên phụ thuộc vào thiên nhiên.

– Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên.

– Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ gìn môi trường sống.

– Hòa hợp với tự nhiên

Câu hỏi phụ: vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người phương Đông chúng ta?

– Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.

– Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân

VD: các hành vi đốt rừng phòng hộ, săn bắt động vật rừng quy hiếm vv…

– Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất cao,

– Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.

– Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.

Câu 9. So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.

Văn hóa du mục

Văn hóa nông nghiệp

– Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.

– Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.

– Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người cai trị.

– Quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng.

– Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ nữ.

– Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách nhiệm cung hình thành sớm.

– Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, địa phương cục bộ.

Câu hỏi phụ: tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi cách ứng xử của văn hóa nông nghệp là trọng phụ nữ?

– Truyền thống Việt Nam thì yếu tố xem trọng phụ nữ thể hiện rất rõ nét:

+ Phụ nữ cai quản kinh tế, tài chính trong gia đình, giáo dục con cái.

+ Vùng nông nghiệp ĐNA được phương Tây gọi là xứ sở mẫu hệ, điều này còn thể hiện rõ ở chê độ mẫu hệ của các dân tộc ít người như Ede, Giarai ngày nay..

– Tư tưởng coi thường phụ nữ vốn là do Trung Hoa truyền vào nước ta trong giai đoạn Bắc thuộc.

– Nước ta mới thoát khỏi thời đại phong kiến chưa lâu nên quan niệm này còn chậm thay đổi.

Câu 10. So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó.

Văn hóa gốc du mục

Văn hóa gốc nông nghiệp

– Trong lĩnh vực nhận thức thiên về lối tư duy phân tích ( theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển)

– Chú trọng các yếu tố (sống thực dụng, thiên về vật chất)

– Chấp hành nghiêm những quy định, trật tự, luật lệ xã hội mà tư duy đề ra.

– Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp.

– Tổng hợp kéo theo biện chứng – cái mà nông nghiệp quan tâm không phải là yếu tô riêng lẻ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng.

– Tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú.

5/5 – (1 bình chọn)