Một số đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần và công ty hợp danh?

Xét về bản chất từ thuở ban đầu, công ty hợp danh là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ. Cho đến nay dù có đôi chút thay đổi về chủ thể tham gia vào sự liên kết đó, thì sự nhận thức như vậy về bản châ’t của công ty hợp danh vẫn có giá trị trong việc giải thích nhiều vấn đề pháp lý liên quan. …

1. Khái quát chung

Là một hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người, công ty hợp danh bao giờ cũng được nhắc tới trước tiên trong các đạo luật hay các công trình nghiên cứu về công ty. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay công ty hợp danh bị gắn với một hình thức công ty khác là công ty hợp vốn đon giản để cùng được gọi là “công ty hợp danh” ( Luật Doanh nghiệp 2020 ). Trong tiêhg Anh, công ty hợp danh được gọi là “general partnership” hay “simply partnership”, còn công ty hợp vốn đơn giản được gọi là “limited partnership”. Ở các nước thuộc họ pháp luật Anh- Mỹ, mỗi dạng công ty nói trên có quy chế pháp lý riêng để điều tiết việc thành lập và vận hành.

Một số đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần và công ty hợp danh?

Xét về bản chất từ thuở ban đầu, công ty hợp danh là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ. Cho đến nay dù có đôi chút thay đổi về chủ thể tham gia vào sự liên kết đó, thì sự nhận thức như vậy về bản châ’t của công ty hợp danh vẫn có giá trị trong việc giải thích nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Có thể hiểu một cách giản dị, công ty hợp danh là công ty của hai hay nhiều người cùng tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên hãng chung nhằm mục tiêu lợi nhuận. Một công ty hợp danh được xem là một người và cùng với nó là các chủ sở hữu của nó.

Công ty cổ phần mới được pháp luật ghi nhận vào năm 1867 ở Pháp và vào năm 1870 ở Đức . Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, hình thức công ty này đã được phôi thai từ thời La Mã cổ đại. Trong nền cộng hoà, những nhóm lợi ích phát triển một cách tự phát như sodaỉitas, universitas, collegium, societas…, và được cổ vũ dưới sự cho phép của chính quyền. Cho tới thế kỷ thứ 13, theo Luật Giáo hội, khái niệm persona field hay con người nhân tạo (artificial person) mới phát triển. Hệ quả của quan niệm này bao gồm: (1) Có sự chia tách giữa thực thể nhân tạo này vói các tự nhiên nhân cấu thành nên nó; (2) giới hạn tô’ quyền chống lại tự nhiên nhân đối vói tài sản của họ; và (3) đặt cơ sở cho tô’ quyêh chống lại thực thể nhân tạo đối với tài sản riêng của bản thân nó .

Công ty cổ phần còn có tên gọi khác là công ty vô danh, bởi không tên một thành viên nào của công ty được gắn vào tên công

ty như các hình thức công ty đối nhân theo truyền thông pháp luật về công ty của các nước trên thế giới. Vốn của công ty được chia thành các cổ phẩn. Người nắm giữ cổ phần được gọi là các cổ đông. Mỗi một cổ phần mang lại cho cổ đông một quyển lợi trong công ty.

Khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về công ty cổ phần mà có thể làm thoả mãn đòi hỏi của mội người. Vì vậy cách thức tốt nhất để nắm được khái niệm về công ty cổ phần là nêu và phân tích các đặc điểm của nó.

2. Khái niệm

2.1 Công ty hợp danh

Căn cứ theo quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:

Điều 177. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2.2 Công ty cổ phần

Căn cứ theo điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

3. Đặc điểm

3.1 Đặc điểm của công ty hợp danh

Công ty hợp danh có các đặc điểm rõ ràng và khác biệt với nhiều hình thức công ty khác.

3.1.1 Công ty họp danh là công ty được thành lập bởi hai hay nhiều người.

Do đó không thể có công ty hợp danh chỉ có một thành viên. Ở đây cần phải phân biệt giữa công ty hợp danh và công ty hợp vôn đon giản. Công ty hợp vốn đon giản là công ty có thể có ít nhất một thành viên nhận vốn và ít nhất một thành viên góp vốn. Đê’ phân biệt giữa hai loại công ty này cẩn nghiên cứu tình huống được đem ra phân tích ở dưới các đặc điểm được nêu ở đây.

3.1.2 Mỗi thành viên của công ty hợp danh đều có một phần quyền lợi trong công ty.

Luật Doanh nghiệp 2020 gọi đây là phần vốn góp của các chủ sở hữu công ty. Phẩn quyền lợi trong công ty họp danh, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần trong công ty cổ phần đều có bản chất tài sản. Nhưng phần quyền lợi trong công ty họp danh có quy chế pháp lý khác biệt với phần vốn góp và cổ phần.

3.1.3 Các thành viên của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn định với các khoản nợ

của công ty.

3.1.4 Mỗi thành viên của công ty họp danh đều có tư cách thương nhân và đều là đại diện theo pháp luật

của công ty.

3.1.5 Công ty hợp danh là một hình thức công ty đối nhân.

Các thành viên của công ty liên kết với nhau dựa trên môì quan hệ gần gũi và tin tưởng lẫn nhau.

3.1.6 Công ty hợp danh có tên hãng chung (hay còn gọi là hội danh) được đặt ra

mà trong đó có thể bao gổm tên của một hay nhiều thành viên của công ty.

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về cách thức đặt tên như vậy. Tuy nhiên ở các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, người ta đặt tên công ty hợp danh như vậy, ví dụ: Ngô Huy Anh và công ty; Ngô Huy Quang Minh và bạn hữu…

Công ty họp danh theo quan niệm của Luật Doanh nghiệp 2020 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có nghĩa là hai người chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn định đối vói các khoản nợ của công ty. Điều này là đúng nếu Luật Doanh nghiệp 2020 không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công ty hợp vốn đơn giản. Như trên đã nói, bản châ’t của công ty hợp danh (general partnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader) để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy công ty họp danh phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên, nếu không thì vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ (mà pháp luật Việt Nam hiện nay gọi một cách không chính xác là doanh nghiệp tư nhân). Còn công ty họp vốn đơn giản chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ nghĩa là thành viên nhận vốn) và một thành viên góp vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kỳ người ta quan niệm: “Công ty hợp danh hữu hạn (limited partnership) bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên họp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn” . Cần lưu ý thêm: công ty hợp danh hữu hạn gọi theo cách của chúng ta xưa kia là “công ty hợp vốn đơn giản” hay “công ty hợp tư đơn thường”. Để làm rõ khái niệm công ty hợp danh, chúng ta cẩn khảo sát tình huống sau:

Lại Thị Lợi và Cù Thị Như Lan cùng nhau thành lập một công ty họp danh mang tên Lại Cù. Công ty hoạt động rất hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nưóc, giải quyết được rất nhiều việc làm cho một địa bàn có nhiều người thất nghiệp, thực hiện chính sách kinh tế lớn của địa phương. Không may Cù Thị Như Lan qua đời để lại tài sản cho người thừa kê’duy nhất mang tên Cù Thị Khoái, không có khả năng kinh doanh và không được sự tin tưởng về mặt kinh doanh của Lại Thị Lợi. Khoái không muôn rút khỏi công ty, nhưng cũng đổng ý chi là thành viên góp vốn của công ty. Lợi không muốn kết nạp thêm bất kỳ ai vào công ty vì không tin tưởng và không muốn chia sẻ cơ hội kinh doanh. Biết rằng tỷ lệ quyển lợi của Lợi và Lan trong công ty Lại Cù bằng nhau.

Đê’ giải quyết tình huôhg này, có ‘các giải pháp sau cẩn được đưa ra cân nhắc:

– Giải pháp thứ nhất: Khoái rút khỏi công ty. Điều này trái với ý chí của Lợi và Khoái. Lưu ý: luật tư không thể buộc bất kỳ ai hành động trái với ý muốn của họ nếu không có lý do chính đáng từ phía cộng đổng. Giả định Khoái rút khỏi công ty, công ty chỉ còn lại một mình Lợi. Lúc này công ty không thể còn là công ty hợp danh nữa, vì nó chông lại bản chất thực sự của công ty hợp danh, và xét về luật thực định, nó cũng chông lại các quy định về công ty hợp danh.

– Giải pháp thứ hai: Công ty Lại Cù chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này trái với ý muôn của Lợi. Hơn nữa pháp luật Việt Nam hiện không dự liệu trường hợp chuyển đổi hình thức giữa công ty đối vốn và công ty đối nhân.

– Giải pháp thứ ba: Khoái thay thế vị trí thành viên họp danh của Lan trong công ty Lại Cù. Điều này trái với ý chí của Lợi và Khoái, đổng thời chống lại tính châ’t đối nhân (tin tưởng lẫn nhau và nhắm tới nhân thân của nhau giữa các thành viên hợp danh) của công ty hợp danh.

– Giải pháp thứ tư: Công ty Lại Cù kết nạp thêm thành viên hợp danh mới. Điều này cũng trái với ý chí của Lợi và Khoái, đổng thời chống lại tính chất đối nhân của công ty họp danh.

– Giải pháp thứ năm: Công ty Lại Cù giải thế để Lợi thành lập công ty khác. Giải pháp này chông lại lợi ích của cộng đồng vì công ty đang phát triển và có nhiều đóng góp cho xã hội. Đổng thời Lọi bị mâ’t cơ hội làm ăn và gánh chịu chi phí lớn cho việc tạo dựng lại công ty…

Các giải pháp trên đều có các khiếm khuyết lớn, khiêh cho luật không đi vào đời sống xã hội, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tê’ xã hội. Tốt nhất là chúng ta nên chọn giải pháp mà các hệ thống tài phán trên thế giói hiện nay vẫn đang sử dụng. Đó là thiết kế quy chế pháp lý riêng cho công ty hợp danh và cho công ty hợp vốn đơn giản. Nhung trước hết, cần phải nhận thức: công ty hợp danh và công ty họp vốn đơn giản là hai hình thức công ty khác biệt. Đồng thời nhà làm luật cần thiết kế đấy đủ các giải pháp cho vấn để chuyển đổi hình thức công ty.

Thành viên hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020 phải là cá nhân, có nghĩa là pháp nhân không thể góp vốn thành lập công ty hợp danh. Ở trên đã nói, bản châ’t thuở ban đầu của công ty họp danh là sự liền kết giữa các thương nhân thế nhân hay thương nhân đơn lẻ. Tuy nhiên ngày nay khi đã cách xa cái thuở ban đầu đó hàng thiên niên kỷ, thì công ty hợp danh mang bản châ’t là sự liên kết giữa các thương nhân mà trong đó có cả thương nhân thế nhân và thương nhân pháp nhân, có nghĩa là thành viên của công ty hợp danh có thế là pháp nhân, về mặt lý thuyết cho thâỳ pháp nhân mô phỏng vị trí pháp lý của thế nhân. Nó có tên gọi, cư sở, quốc tịch, ý chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có nghĩa là nó có các quyền dân sự như thế nhân trừ một số quyền đặc trưng của thế nhân như về gia đình, về chính trị… Đứng trứồc pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đều được gọi là người, nhung đê’ phân biệt giữa chúng người ta gắn vào đó các tính từ. Sự phân biệt như vậy là cần thiết đê’ thiết lập đời sôhg pháp lý khác nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở tới việc tham gia vào các hoạt động kinh tế của pháp nhân. Vê’ mặt pháp luật thực định, chúng ta đã thâỳ từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 cho đến nay có một hình thức đầu tư là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đổng hay hợp đổng hợp tác kinh doanh mà các luật gia trên thế giới quan, niệm đó chính là hình thức công ty hợp danh,

Ngày nay các công ty thường lựa chọn các hình thức đầu tư rất linh hoạt. Chúng có thế sử dụng hình thức công ty hợp danh đê’ tạo ra các chi nhánh chung hoặc đê’ kiểm soát hữu hiệu một công ty hoặc nhiều công ty khác trong việc khai thác một cơ hội kinh dọanh nào đó. Vậy việc hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư của các thương nhân mà không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng là điều bâ’t hợp lý. Đê’ lý giải đầy đủ cho quan niệm thành viên họp danh có thể là pháp nhân, chúng ta còn phải nắm được vị thế pháp lý của thành viên hợp danh.

Công ty họp danh và công ty dân sự rất gần gũi nhau, nhưng không chuyển đổi được sang nhau. Các thành viên của công ty hợp danh mặc nhiên được coi là có tư cách thương nhân và liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty gọn nhẹ, do đó nó rất thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp nhỏ. Hình thức công ty này xuất hiện ngày càng nhiều trong môì liên hệ giữa các công ty để hình thành một chi nhánh chung giữa các công ty, các tập đoàn, làm cơ sở cho việc phân nhánh mới. Trong “Giáo trình Luật kinh tế, Tập 1: Luật doanh nghiệp, Tình huôhg- Phân tích- Bình luận” của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS. TS Phạm Duy Nghĩa viết: “Luật sư thường được xem là cơ quan bổ trợ công lý, bởi vậy các hãng luật thường hoạt động dưới dạng hợp danh chứ không phải các công ty thương mại” . Đọc đoạn văn này ai đó băn khoăn: Phải chăng hợp danh hay công ty hợp danh không phải là công ty thương mại? Có lẽ vẫn cân cá ở việc xem dịch vụ pháp lý có phải là hành vi thương mại hay không, và việc tổ chức dịch vụ pháp lý dưới hình thức hợp danh phải chăng là một hợp đổng dân sự, nên sự ra đời của đoạn văn trên chỉ đề cập riêng tới các công ty luật mà không nhằm nói tới công ty hợp danh nói chung. Từ trước tới nay ở đâu người ta cũng nói công ty hợp danh là công ty thương mại, là thương nhân bởi hình thức, và nó được phân biệt với công ty dân sự.

Điều đó có nghĩa là công ty hợp danh vẫn phải gánh vác nghĩa vụ pháp lý và có khả năng trang trải các khoản thuếbằng tài sản thuộc sở hữu của nó. Bản thân đạo luật này gán quyền được sở hữu tài sản cho công ty hợp danh. Điều đó có nghĩa là công ty hợp danh là chủ thể của các quyền. Vậy hễ là chủ thể của quyền có nghĩa là chủ thế của pháp luật. Mà đã là chủ thể của pháp luật thì đều là người. Theo quan niệm pháp lý, người bao gổm con người thể châ’t hay con người tự nhiên (mà còn được gọi là thể nhân hay tự nhiên nhân), và con người pháp định (mà còn được gọi là pháp nhân). Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty họp danh có tư cách pháp nhân trong khi về đời sống pháp lý, công ty này hoàn toàn không có sự khác biệt khi phải chịu quy chế pháp lý của Luật Doanh nghiệp 2020.

Bộ luật Dân sự 2015 tỏ ra đồng nhất trong việc định nghĩa khái niệm pháp nhân trong khi hầu hết các Bộ luật Dân sự trên thế giới không đưa ra định nghĩa nào về nó. Cả hai bộ luật này quan niệm pháp nhân phải là tổ chức (có nghĩa là một tập hợp người). Hiện nay giống với tâ’t cả các nước trên thế giói có hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Việt Nam quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một pháp nhân. Đúng bản châ’t, nó không phải là một tập họp người mà là một nhóm lợi ích được xác lập bởi một người, nhưng xã hội thây cần cho nó một đòi sống pháp lý bởi ích lợi của nó đối với xã hội. Vậy là nhà làm luật cho phép nó hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, có nghĩa: nó là một pháp nhân.

3.2 Đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có các đặc điểm sau:

3.2.1 Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn, thuộc chếđộ trách nhiệm hữu hạn.

Đôì với hình thức công ty này, người ta không coi trọng nhân thân của các thành viên của công ty mà coi trọng cổ phần. Vì thế người ta xem đây là hình thức công ty đôì vốn điển hình. Có những công ty có tới hàng triệu cổ đông ở rải rác khắp noi trên thế giói mà họ không hề quen biết nhau. Thậm chí họ không quan tâm tói sinh hoạt nội bộ của công ty bởi sự chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng, do đó dẫn đến một CO’ cấu tách biệt công việc quản trị công ty như việc quản lý một định chế.

3.2.2 Công ty cổ phần có cơ câu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng.

Như đã phân tích ở đặc điểm trên về sự đòi hỏi phải có một cơ cấu quản trị tách biệt ở công ty cổ phần, vậy cơ cấu này cần được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu công ty và thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả, đồng thời ngăn cản sự tác động xâù của công ty tới xã hội. Vì những lý do đó, nhà làm luật thường can thiệp sâu hơn vào việc quản trị công ty cổ phần so vói các hình thức công ty khác. Trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ bản quản trị công ty cổ phần. Nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là chức năng của các cơ quan trong cơ câu quản trị của công ty được phân tách riêng biệt và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

3.2.3 Công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán.

Vốn được chia thành các phần nhỏ nhất bằng nhau và được chuyên nhượng một cách tự do đã giúp cho công ty cổ phần có được lợi thế hơn nhiều so với các hình thức công ty khác về việc huy động vốn dài hạn. Công ty cổ phần có hai công cụ góp vốn là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Với đặc điểm này, công ty cổ phần có khả năng kinh tế rất lớn. Công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.

3.3.3 Các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân.

Bản thân công ty mới là thương nhân. Những người có thẩm quyền giao dịch với bên ngoài chi là những người đại diện cho công ty. Theo lẽ thường tư cách thương nhân thường được trao cho thành viên chịu trách nhiệm vô hạn trong một công ty. Nhưng với công ty cổ phần, các thành viên của nó đều chịu trách nhiệm hữu hạn. Chỉ có công ty là chịu trách nhiệm vô hạn định đôì với các khoản nợ của mình.

Qua các đặc điểm này, có thể đưa ra một nhận xét rằng: việc chia vốn của công ty thành các cổ phần được tự do chuyển nhượng là hạt nhân lý luận căn bản của hình thức công ty này, từ đó dẫn tới sự phát triển logic pháp lý mà khiên nhà làm luật buộc phải quan tâm đặc biệt.

Điều luật này xác định công ty cổ phần có các đặc điểm sau: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thế là tô’ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tôì đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường họp do luật định; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; và Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê