Một Số So Sánh Các Dòng Chip Intel Cho Máy Tính, Laptop
Bạn đang sử dụng máy tính, và mỗi chiếc máy tính đều cần đến CPU để vận hành và hoạt động. Một trong số những hãng CPU rất nổi tiếng đó là Intel. Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến một số thông tin về dòng CPU này cũng như so sánh các dòng chip intel khách quan nhất.
CPU là gì?
CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU đóng vai trò như não bộ của một chiếc Laptop, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của Laptop.
Cấu tạo bên trong của CPU
CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Đây cũng là thành phần quyết định laptop hay laptop mini cấu hình mạnh hay không
Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).
+ Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.
+ Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
Các dòng CPU intel
Phần này mình sẽ giới thiệu về các dòng chip Intel, các dòng chip này có cấu tạo và hiệu năng khác nhau phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các dòng chip này hiện vẫn đang có mặt mạnh mẽ trên thị trường.
- Bộ xử lý Intel Core (cho người sử dụng cơ bản)
- Bộ xử lý Intel Xeon (cho người dùng chuyên nghiệp, dùng để chạy máy chủ hoặc xử lý, sản xuất đồ họa)
- Bộ xử lý Intel Atom (sử dụng cho máy tính siêu di động, điện thoại thông minh và các thiết bị bỏ túi cần tiêu thụ điện năng thấp)
- Bộ xử lý Intel Pentium (cho người dùng cơ bản với nhu cầu thấp)
- Bộ xử lý Intel Xeon Phi (dùng cho super computer, máy chủ hiệu năng cao – HPC)
- Bộ xử lý Intel Quark SoC (dành cho thiết bị mang trên người như đom)
- Bộ xử lý Intel Celeron (cho người dùng cơ bản với nhu cầu cực thấp)
Bên cạnh đó, cũng có các thông số trên dòng chip hay sử dụng trên laptop và desktop:
- Dòng S (Performance-optimized lifestyle): giảm xung nhịp
- Dòng T (Power-optimized lifestyle): giảm điện năng tiêu thụ
- Dòng U (Ultra-low power): dùng trên các dòng laptop ít tiêu thụ điện năng
- Dòng X (Extreme edition): hiệu năng cao
- Dòng Y (Extremely low power): dùng trên các dòng laptop ultra book mỏng nhẹ
- Dòng K (overclocked): ép xung nhịp
- Dòng F: không có GPU đính kèm (phải mua card màn hình rời)
- Dòng KF: ép xung và không có GPU đính kèm.
CPU Intel Pentium
CPU Intel Pentium là dòng chip xử lý với hiệu năng ổn định và có mức giá bình dân tương thích với nhiều mainboard như Pentium III, Pentium IV,…
Các loại Chip Intel này thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân). Xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz. Hiện tại thì Pentium cũng đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell và được sản xuất ở quy trình 22nm. Cho khả năng siêu tiết kiệm điện TDP 15W, hiệu năng xử lí cũng tốt hơn CPU Core i thế hệ cũ.
CPU Intel Celeron
Đây là bộ xử lý thuộc cấp cơ bản của Intel. Sử dụng cho các công việc tính toán cơ bản được phát triển sau Pentium. Là phiên bản rút gọn hơn. Phiên bản này nhằm giảm giá thành. Sử dụng trên các mẫu máy tính giá rẻ phù hợp với các thao tác soạn thảo văn bản, gửi email, hoặc trên các máy tra cứu dữ liệu tại các trung tâm thương mại.
Ở các tác vụ thông thường, Pentium và Celeron gần như tương đương nhau (Nếu cùng số nhân và cùng xung nhịp xử lý). Tuy nhiên khi chạy ở các ứng dụng mạnh như xử lý đồ hoạ, game, video thì Pentium có đốc độ nhanh gấp từ 1,5 đến 2 lần.
CPU Intel Xeon
Intel Xeon là vi xử lý hướng tới các đối tượng các doanh nghiệp sử dụng các máy trạm để quản lý hoặc cá nhân yêu cầu hiệu năng ổn định cao. Cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU từ 1 hoặc 2 CPU cùng mộ máy. Ngoài ra cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.
Intel Xeon phù hợp với các hoạt động xử lý đa luồng nhiều tác vụ và quản lý các máy tính liên kết ở mức thấp hơn trong thời gian dài mà không cần tạm ngưng.
Intel Core i
Intel Core i là dòng vi xử lý phổ biến nhất của Intel, hiện nay CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm. Những sản phẩm này có hiệu năng tăng dần là Core i3, Core i5, Core i7 và Core i9.
Đến 2017, đã có 8 thế hệ CPU Core I xuất hiện thay thế vị trí của nhau trên thị trường chip xử lý máy tính.
Phân loại các chip Intel theo chức năng
Intel có nhiều dòng đa dạng nên người dùng có thể dựa vào các yếu tố để biết được tính năng của linh kiện
Dành cho laptop
Các dòng chip Intel dành cho laptop thì có hiệu năng ổn, kích thước nhỏ gọn cho laptop để tiện việc di chuyển. Chúng phục vụ tốt cho các nhu cầu của người dùng như giải trí, làm việc hay cả hai. Dưới đây là những sự lựa chọn cho nhu cầu của bạn:
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
- Vi xử lý Intel Core i3
- Vi xử lý Intel Core m3
- Vi xử lý trang bị công nghệ Intel vPro
- Vi xử lý Intel Pentium
- Vi xử lý Intel Celeron
Dành cho PC
Máy tính dạng All in One hay cả máy mini cũng sẽ có hiệu năng và tính năng tuyệt vời với dòng chip này. Đây là các mẫu chip Intel hay dùng cho PC, máy tính để bàn:
- Vi xử lý Intel Core X-Series
- Vi xử lý Intel Core i9
- Vi xử lý Intel Core i7
- Vi xử lý Intel Core i5
- Vi xử lý Intel Core i3
- Vi xử lý trang bị công nghệ Intel vPro
- Vi xử lý Intel Pentium
- Vi xử lý Intel Celeron
Bảng xếp hạng Chip Intel
Đến đây thì mình sẽ nói về dòng intel Core i nhé. Hiện nay Intel Core i có 3 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần: Core i3, Core i5 và Core i7. Điều đặc biệt chip dòng i có một con chip là intel Xeon là con chip có sức mạnh ngang ngửa chip Core i7.
Hầu như, bộ vi xử lý Core i3 đều có 2 nhân, Dù là máy tính để bàn hay kể cả laptop thì vi xử lý Core i3 chỉ có hỗ trợ công nghệ Hyper Threading. Vậy nên tốc độ xử lý của con chip này sẽ có phần yếu. Chính vì vậy nên các máy tính được trang bị chip Core i3 thì có giá thành rẻ.
Kế đến là bộ vi xử lý Core i5. Đây là sản phẩm trung cấp không thấp cũng không cao. Đối với máy tính để bàn, chip Core i5 có 4 nhân. Tuy nhiên chỉ có hỗ trợ công nghệ Turbo Boost. Với laptop thì Core i5 chỉ có 2 nhân đều hỗ trợ cả 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading. Các sản phẩm máy tính mà nhà sản xuất sử dụng chip Core i5 thì giá thành của các loại này sẽ ở mức tầm trung
Sản phẩm cuối cùng của dòng intel Core i là Core i7. Dòng này có hiệu nặng mạnh mẽ nhất so với 2 dòng trước đó. Về công nghệ cũng hiện đại hơn. Tất cả sản phẩm Core i7 này đều được hỗ trợ 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading. Đối với máy tính để bản thì được trang bị 4 hoặc 6 nhân. Còn với laptop thì trang bị 2 hoặc 4 nhân. Với hiệu năng mạnh và hiện đại nên những dòng máy tính trang bị công nghệ này có giá thành rất đắt
Đặc biệt có một con chip có tên là intel Xeon hiệu năng của nó ngang ngửa với Core i7. Tuy nhiên có một điều là chip Xeon không được sử dụng trong máy tính bàn chỉ được trang bị trên laptop. Nếu laptop sử dụng chip Xeon càng nhiều thì giá thành sản phẩm máy sẽ càng cao.
✧ Đọc thêm: Tư Vấn Mua Laptop Vẽ Autocad Tốt Nhất Hiện Nay
Đọc thêm: Tư Vấn MuaHiện Nay
So sánh các dòng chip intel
So sánh các đời chip Intel về số lõi (nhân)
Ngoại trừ các thế hệ chip Intel đời mới thì đại đa số các dòng laptop hoặc PC tại thị trường Việt Nam vẫn được tích hợp với những thế hệ Core i đời trước. Do đó, chúng ta sẽ chỉ tập trung phân tích và đánh giá dựa trên những số liệu mang tính phổ biến nhằm đem đến một cái nhìn dễ dàng và thực tế nhất.
Khác biệt đầu tiên mà bạn cần lưu ý là cả Core i5 và Core i7 đều có 4 nhân (Core i7 có thể có nhiều nhân hơn) trong khi Core i3 chỉ có 2 nhân. Đây sẽ là sự khác biệt mang ý nghĩa quyết định nhất tới hiệu năng của mỗi dòng chip. Đối với PC thì càng có nhiều nhân thì PC của bạn càng gia tăng khả năng hoạt động đa nhiệm.
Ví dụ, với PC có chip lõi tứ và nhiều RAM thì bạn vẫn có thể thoải mái lướt web hay thậm chí là chơi game khi đang chạy quét virus.
Chip đa nhân cũng có thể tăng tốc độ cho từng ứng dụng độc lập. Tuy vậy, điều này không áp dụng với tất cả các ứng dụng, bởi thiết kế ứng dụng hoạt động trên nhiều luồng/nhân xử lý là một tác vụ không hề đơn giản với các lập trình viên. Trong khi các vi xử lý ngày nay thường có ít nhất 2 nhân, nếu bạn chỉ là một người dùng bình thường với nhu cầu lướt web và chạy ứng dụng văn phòng, bạn sẽ không nhận được lợi ích thiết thực nào khi mua PC có Core i5 hoặc Core i7.
✯ Xem thêm:
Cho thuê laptop theo ngày
thủ tục nhanh gọn tại TPHCM.
So sánh các dòng chip intel – Hyper Threading
Khi công nghệ xử lí đa luồng Hyper-Threading chưa xuất hiện, số lõi vật lí của một vi xử lí phản ánh số tiến trình tính toán được CPU thực hiện trong cùng một thời điểm. Đồng nghĩa với một CPU đơn nhân, số thuật toán xử lí chỉ là 1 không hơn không kém, và rồi lên lõi kép, hay lõi tứ thì cũng chỉ tối đa là 4 thuật toán mà thôi.
Chính vì sự bất tiện đó, công nghệ Hyper-Threading ra đời với việc cho phép mở rộng khả năng xử lí đa luồng. Nhiều tiến trình cùng một lúc trên 1 nhân vật lí thông qua sự phân chia tài nguyên sử dụng. Bởi vì thế, mà những Core i3 hiện nay, mặc dù chỉ có 2 lõi vật lí thực sự bên trong, nhưng có đến 4 thuật toán được thực hiện ở cùng một thời điểm, và Core i7 có thể nâng con số này lên 8 dựa trên 4 lõi vật lí.
Nhưng rõ ràng là có 4 nhân vật lý vẫn sẽ tốt hơn nhiều so với 4 nhân “ảo”. Đây có thể là lý do khiến Core i3 có Hyper-Threading và Core i5 không có Hyper-Threading: Intel cần gia tăng một chút sức hấp dẫn của dòng chip cấp thấp nhưng cũng không thể để i5 lấn sân quá sâu vào địa bàn của i7. Nếu bạn cần một dòng chip 4 nhân mạnh mẽ hết mức có thể, bạn cần phải chọn Core i7.
So sánh các dòng chip Intel – Bộ nhớ đệm cache
Mỗi một vi xử lí, để đánh giá hiệu năng thực sự của chúng, tốc độ xung nhịp không phải là yếu tố duy nhất, mà bên cạnh đó, chúng ta cần phải quan tâm đến bộ nhớ đệm được tích hợp bên trong nó.
Thông thường, mỗi khi một lõi tiến hành xử lí, các thuật toán tạm thời đều được lưu trữ trong bộ nhớ đệm (cache) để sử dụng khi cần thiết và giải phóng sau khi tiến trình hoàn tất.
Với dung lượng càng cao, khả năng lưu trữ các thuật toán càng nhiều, khiến cho việc xử lí càng nhanh, và vì thế mà nó từ lâu đã trở thành một tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng đối với CPU.
Chip Core i3 cấp thấp có 3MB cache, cao cấp hơn có 4MB; tất cả các mẫu Core i5 có 4MB-6MB cache và Core i7 có từ 8MB trở lên.
Dung lượng cache thường sẽ không ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của bạn. Bởi thực tế là sự chênh lệch về cache giữa Core i3 và Core i5 cũng không đủ nhiều để làm nên khác biệt.
Do Chip laptop Core i7 vừa có cache cao vừa có Hyper-Threading, sẽ là rất khó để xác định sự chênh lệch về cache có đem lại khác biệt thực tế nào về hiệu năng hay không.
cho thuê máy tính bàn , cho thuê laptop, cho thuê Macbook TPHCM trọn gói số lượng lớn đồng hiệu, cấu hình cao ổn định
✯ Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn thì hãy liên hệ dịch vụtrọn gói số lượng lớn đồng hiệu, cấu hình cao ổn định
Khả năng sử dựng giữa các dòng cpu intel đang có trên thị trường
Không chỉ đơn thuần là chúng ta có dòng chipset intel Core i3, i5, i7, mà bên trong đó, chúng ta còn có sự phân biệt về khả năng sử dụng, từ dòng K, U đến M và nhiều hơn thế nữa.
Những chiếc PC chọn phiên bản Core Inside thông thường nhằm đảm bảo hiệu năng. Còn các Ultrabook hay Laptop lại hướng đến việc tích hợp các dòng M, U. Vừa có hiệu năng tương đối ổn định, nhưng lại có thêm khả năng tiết kiệm năng lượng nhờ vào công suất hoạt động thấp hơn hẳn.
Chính vì thế mà chúng ta cần cân nhắc một cách kĩ lưỡng để có thể chọn cho mình một CPU sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như thiết bị mình mong muốn.
Bảng so sánh tốc độ CPU Intel
CPU
Tốc độ xử lý của CPU
TDP (chi phí điện năng)
Intel Core i9-9900KS
4.0 / 5.0 GHz
127W
Intel Core i9-10980XE
3.0 / 4.8 GHz
165W
Intel Core i7-9700K
3.6 / 4.9 GHz
95W
Intel Core i9-9700K
3.6 / 5.0 GHz
95W
Intel Core i9-9900K
3.6 / 5.0 GHz
95W
Intel Core i9-9900KF
3.6 / 5.0 GHz
95W
Intel Xeon W-3175X
3.1 / 4.3 GHz
225W
Intel Core i9 -9980XE
4.4 / 4.5 GHz
165W
Intel Core i7-8700K
3.7 / 4.7 GHz
95W
Intel Core i7-8700
3.2 / 4.6 GHz
65W
Intel Core i9-7960X
2.8 / 4.2 GHz
165W
Intel Core i5-9600K
3.7 / 4.6 GHz
95W
Intel Core i5-8600K
3.6 / 4.3 GHz
95W
Intel Core i9 -7980XE
2.6 / 4.2 GHz
165W
Intel Core i9 -7900X
3.3 / 4.3 GHz
140W
Intel Core i5 -8600
3.1 / 4.3 GHz
65W
Intel Core i7-7700K
4.2 / 4.5 GHz
91W
Intel Core i5-8500
3.0 / 4.1 GHz
65W
Intel Core i5-9400/ i5-9400F
2.9 / 4.1 GHz
91W
Intel Core i5-8400
2.8 / 4.0 GHz
65W
Intel Core i7-7820X
3.6 / 4.3 GHz
140W
Intel Core i3-9350KF
4.0 / 4.6 GHz
91W
Intel Core i3-8350K
4.0 / – GHz
91W
Intel Core i7-7700
3.6 / 4.2 GHz
65W
Intel Core i7-7800K
3.5 / 4.0 GHz
140W
Intel Core i7-7600K
3.8 / 4.2 GHz
91W
Intel Core i7-7600
3.5 / 4.1 GHz
65W
Intel Core i7-9100
3.6 / 4.2 GHz
65W
Intel Core i3-8300
3.7 / – GHz
62W
Intel Core i3-8100
3.6 / – GHz
65W
Intel Core i5-7500
3.4/ 3.8 GHz
65W
Intel Core i5-7400
3.0 / 3.5 GHz
65W
Intel Core i3-7350K
4.2 / – GHz
60W
Intel Core i3-7300
4.0 / – GHz
51W
Intel Core i3-7100
3.9 / – GHz
51W
Intel Pentium G5600
3.9 / – GHz
54W
Intel Pentium G5400
3.7 / – GHz
54W
Intel Pentium G4620
3.7 / – GHz
54W
Intel Pentium G4560
3.5 / – GHz
54W
Như vậy chúng ta đã đi qua một số thông tin về CPU Intel và một vài so sánh các dòng chip intel đang có trên thị trường. Hy vọng qua bài viết mà chothuelaptop.com.vn chia sẻ, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hơn cho bản thân. Rút ra được một số kinh nghiệm cá nhân trong việc lựa chọn cấu hình máy tính, cũng như biết cách sử dụng hiệu quả.