Một Số Ý Tưởng Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật Dành Cho, Những Sáng Chế Hay Của Học Sinh, Sinh Viên

GDVN- Học sinh đóng góp bao nhiêu phần trăm công sức cho dự án và khả năng ứng dụng thực tiễn của các sản phẩm đạt giải đến đâu là những câu hỏi cần làm rõ.

Bạn đang xem: Ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật

[external_link_head]

Theo đó, cuộc thi nhằm mục đích khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;

Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học;

Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

Bộ Giáo dục cũng yêu cầu khâu tổ chức cuộc thi phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.

Một Số Ý Tưởng Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật Dành Cho, Những Sáng Chế Hay Của Học Sinh, Sinh Viên

Có nên dừng tổ chức thi học sinh sáng tạo khoa học kĩ thuật? (Ảnh minh hoạ: baothaibinh.com.vn)

Những đề tài hóc búa, lặp lại ý tưởng

Có thể khẳng định, mục đích của cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thế nhưng, đến nay cuộc thi này ngày càng bộc lộ những bất cập bởi dư luận cho rằng, sự thực học sinh đóng góp bao nhiêu phần trăm công sức cho dự án và khả năng ứng dụng thực tiễn của các sản phẩm đạt giải đến đâu, là những câu hỏi cần làm rõ.

Dư luận hoài nghi về tính minh bạch của cuộc thi khoa học, kĩ thuật là hoàn toàn có cơ sở, bởi thực tế cho thấy, nhiều dự án mang ra dự thi và đạt giải mang bóng dáng của những nghiên cứu hàn lâm mà chỉ những nhà khoa học thực thụ mới có khả năng đảm nhiệm – trong khi học sinh bậc phổ thông chỉ ở lứa tuổi từ 14 đến 18.

Xem danh sách 11 dự án khoa học, kĩ thuật đạt giải cấp quốc gia năm 2019, nhiều người cảm thấy “choáng” với những “nhà phát minh” siêu việt.

Có thể liệt kê một số dự án như: “Nghiên cứu mối liên quan của đa hình đơn nucleotide với ung thư vòm họng để đánh giá nguy cơ của đối tượng nhiễm EBV trong cộng đồng” (học sinh Thành phố Hà Nội); “Nghiên cứu chế tạo vật liệu đa chức năng kích thước nano định hướng ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư” (học sinh Thành phố Hà Nội)…

Trao đổi thêm với các đồng nghiệp dạy môn Vật lí, Sinh học, chúng tôi được biết một số dự án của cuộc thi này lặp lại đề tài, ý tưởng của nhiều dự án đã được thực hiện, đó là: “Thiết kế thiết bị hỗ trợ cho học sinh mù, khiếm thị lớp 1 học chữ nổi” (học sinh tỉnh Đồng Nai); “Chế tạo bộ thí nghiệm quang biểu diễn dành cho học sinh khiếm thị thực hành môn vật lí” (học sinh Thành phố Hồ Chí Minh).

[external_link offset=1]

Máy điều hòa là một cái thùng xốp, bên trên có bốn cái quạt mini, phía bên hông máy là ba cái ống nhựa thông hơi từ trong thùng ra ngoài kèm theo hệ thống công tắc, mạch điện để điều khiển.

Lấy đá viên cho vào máy rồi bật bật công tắc thì một luồng gió mát lạnh thổi lên – có chức năng giải nhiệt . Thực ra, sản phẩm này đã được sinh viên nhiều trường đại học làm từ lâu.

Vì sao cuộc thi khoa học kĩ thuật còn bất cập?

Một Số Ý Tưởng Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật Dành Cho, Những Sáng Chế Hay Của Học Sinh, Sinh Viên Giật mình với nhiều “đề tài nghiên cứu khoa học” của học sinh phổ thông

Thứ nhất, học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 thì được dự thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế.

Ở lứa tuổi này, các em chủ yếu được học những kiến thức “phổ thông” nên rất khó đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực hàn lâm.

Tuy nhiên, theo quy chế của cuộc thi khoa học, kĩ thuật, mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học (đang công tác tại trường có học sinh dự thi) bảo trợ. Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học.

Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ.

Chính vì quy định này nên rất khó định lượng bao nhiêu phần trăm nội dung dự án là của thầy (và của người bảo trợ) và bao nhiêu phần trăm là của trò.

Thứ hai, do người hướng dẫn và nhà trường mắc bệnh sính thành tích nên dẫn đến thiếu liêm chính học thuật trong việc thực hiện dự án.

Đó là tình trạng giáo viên làm thay học sinh, xin/mua đề tài từ đồng nghiệp ở các tỉnh bạn, thậm chí thầy cô lấy luận văn, luận án của mình cung cấp cho học sinh.

Không khó để có thể tìm mua một dự án khoa học, kĩ thuật trên mạng xã hội – nhất là lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, với giá cả dao động từ vài ba trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng.

Cá nhân người viết từng chứng kiến, thầy và trò của một trường trung học phổ thông (xin giấu tên tỉnh thành) triển khai dự án thần tốc chỉ trong một tuần và mang dự thi nhưng vẫn được giải 3 cấp thành phố – khiến người chứng kiến chỉ biết lắc đầu ngao ngán.

Xem thêm: Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Khoa Học Công Nghệ Ở Việt Nam Hiện Nay

Thứ ba, học sinh đạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh/thành thì giáo viên được xem xét nâng lương trước thời hạn (thường là năm). Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án cũng được giảm trừ tiết dạy.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp trung học phổ thông .

Đó cũng là lí do khiến thầy và trò bằng mọi cách để có thể đoạt giải ở các cuộc thi khoa học kĩ thuật hàng năm.

Thứ tư, việc chấm thi dự án khoa học, kĩ thuật không lấy gì làm minh bạch và trình độ của giám khảo cũng là điều rất đáng bàn.

Còn nhớ vào tháng 3/2019, sau khi cuộc thi khoa học kỹ thuật phía Bắc công bố giải, một số phụ huynh đã có đơn khiếu nại cho rằng có ít nhất 5/15 giải nhất của các dự án được trao chưa xứng đáng do không sáng tạo, có ý tưởng và giải pháp trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các đề tài chuyên sâu trong và ngoài nước.

Trong buổi chấm thi, có một số giám khảo người trong nước và nước ngoài, họ hỏi một số khái niệm chuyên môn như “quang trở”, “từ trường xoáy”…,

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã giải thích cặn kẽ, mà giám khảo vẫn không hiểu.

Nên giữ hay bỏ cuộc thi khoa học, kĩ thuật?

Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đề nghị xem xét khả năng ứng dụng thực tiễn của các dự án/sản phẩm dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh phổ thông, và nên dừng việc tổ chức cuộc thi.

[external_link offset=2]

“Đó là những đề tài/dự án mà ngay cả các chuyên gia, nhà khoa học cũng cảm thấy vô cùng khó, hóc búa như phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư, vật liệu nano, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, các sáng chế, giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ mới…”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nói với Báo Lao Động.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nghiên cứu khoa học và sáng tạo khoa học kỹ thuật là những yêu cầu quá tầm đối với giáo viên phổ thông, cho nên tổ chức cho học sinh thi nghiên cứu khoa học và sáng tạo kĩ thuật là không phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, cá nhân người viết cho rằng, nên giữ lại cuộc thi khoa học kĩ thuật và Bộ Giáo dục cần thay đổi một số quy định cho phù hợp.

Thứ nhất, nên bỏ quy định học sinh bậc trung học cơ sở (lớp 8, 9) được dự thi khoa học, kĩ thuật, bởi độ tuổi các em còn nhỏ, tri thức về khoa học phổ thông chưa đầy đủ nên rất khó tiếp cận khoa học hàn lâm – ngoại trừ thần đồng, thiên phú.

Thay vào đó, nhà trường, Phòng, Sở nên tổ chức dạy học STEM thì sẽ rất thiết thực, vừa sức, khơi gợi nhiều hứng thú cho học sinh tham gia.

Thứ hai, cả giáo viên hướng dẫn, người bảo trợ và học sinh thực hiện dự án phải liêm chính học thuật, đó là trung thực, không đạo văn, không vi phạm bản quyền, trích dẫn tài liệu tham khảo cần rõ ràng, đúng quy định. Những dự án đạt giải cần công bố toàn văn lên trang web để công luận giám sát, phản biện.

Thứ ba, cần rà soát tất cả dự án đạt giải từ trước tới nay để xem dự án đã được phát triển, ứng dụng vào thực tiễn đời sống như thế nào.

Trong quá trình rà soát, nếu dự án có dấu hiện gian lận để học sinh được tuyển thẳng vào đại học, lấy học bổng du học, hoặc lấy danh tiếng về cho trường – như dư luận đồn thổi, thì các cơ quan có thẩm quyền cần kiên quyết xử lí nghiêm khắc để làm gương.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:

//thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-38-2012-TT-BGDDT-Quy-che-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-hoc-sinh-150866.aspx

//hsgs.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1512%3A11-du-an-doat-giai-nhat-cuoc-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia&catid=50%3Aguong-sang-kinh-nghiem-hoc&Itemid=117&lang=vi

//tuoitre.vn/bat-ngo-voi-nhung-phat-minh-khoa-hoc-cua-hoc-sinh-sai-gon-0969756783.htm?fbclid=IwAR1TVJUe-Gr45pRSuZTzsLsu7e1SFHOepNOsi-4VLFt3ueU-ERIlPeuJeZw

//vov.vn/cong-nghe/sinh-vien-kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-dieu-hoa-tu-che-413648.vov

//c3anthi.hungyen.edu.vn/thong-bao/huong-dan-cuoc-thi-khkt-danh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-nam-hoc-.html

//edu.hochiminhcity.gov.vn/thong-bao/trien-khai-hoi-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-thanh-pho-cmobile0969756783.aspx

//plo.vn/xa-hoi/giao-duc/thi-sinh-nao-duoc-xet-tuyen-thang-vao-gan-100-nganh-bac-dh-822495.html

//laodong.vn/xa-hoi/ts-nguyen-van-khai-toi-bi-duoi-khoi-phong-cham-thi-khoa-hoc-ky-thuat-872413.ldo

//laodong.vn/ban-doc/ts-nguyen-van-khai-de-nghi-dung-to-chuc-thi-hoc-sinh-sang-tao-khkt-871347.ldo

//laodong.vn/ban-doc/co-nen-tiep-tuc-cac-cuoc-thi-nghien-cuu-sang-tao-khoa-hoc-ky-thuat-864671.ldo[external_footer]