Mức xử phạt nồng độ cồn vượt quá khi đi ô tô và xe máy 2023
Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với ô tô, xe máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ? Vượt quá nồng độ cồn tối đa cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển xe máy, xe ô tô là tăng đột biến theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu!
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Theo đó khi điều khiển phương tiện mà trong người có nồng độ cồn thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
1. Mức xử phạt lỗi vượt quá nồng độ cồn cho phép đối với ô tô:
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng
Xem thêm: Xử phạt vượt quá nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông đối với xe máy
2. Mức xử phạt lỗi vượt quá nồng độ cồn với xe máy:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xem thêm: Luật sư tư vấn quy định xử phạt nồng độ cồn trực tuyến miễn phí
3. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Với mức phạt ngày càng gia tăng đối với lỗi điều khiển xe máy, ô tô mà có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép, cùng với việc đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng động thì người tham gia giao thông không nên sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
Xem thêm: Công thức tính nồng độ cồn? Cách xác định uống sau bao lâu thì được lái xe?
4. Mức phạt lỗi nồng độ cồn người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Xem thêm: Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?
5. Các trường hợp được dừng phương tiện đo nồng độ cồn:
Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: An toàn, đúng quy định của pháp luật; Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn rất nhiều đối với các hành vi vi phạm, nhất là với hành vi uống rượu bia khi lái xe. Đa phần các ý kiến đều đồng tình với khung xử phạt mới, qua đó kỳ vọng sẽ đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn cố tình điều khiển phương tiện giao thông. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Như vậy, luật nghiêm cấm lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu bia, bất kể nồng độ cồn bao nhiêu.
Đáng chú ý, tại Nghị định 100/2019, Chính phủ quy định: Người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 10 – 12 tháng. Cùng hành vi trên, người đi xe đạp uống rượu bia, với mức phạt thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng. Tại quy định trước đây, vấn đề người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc thông qua Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã thể hiện chủ trương cứng rắn của Chỉnh phủ nhằm khắc phục tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Như vậy, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, khi đã uống rượu, đã có nồng độ cồn trong người thì dù bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì thì đều có thể bị xử lý hành chính. Ngoài việc xử phạt tiền như đã trình bày ở trên, các bạn còn bị các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe hoặc bị tạm giữ phương tiện. Vì mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, khi đã lái xe thì không sử dụng rượu bia.