Nên đi chùa cầu duyên ở chùa nào cho linh nghiệm?
Tín ngưỡng đi chùa cầu duyên dường như đã không còn quá xa lạ với các chàng trai thanh gái tú đúng không nào. Để điều cầu nguyện trở nên linh nghiệm thì chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật, lòng thành và văn khấn cầu duyên tại chùa một cách đầy đủ, chỉnh chu nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các điều này, đặc biệt là với những ai lần đầu cầu duyên.
Vấn đề mà bản thân không biết thì mình tìm hiểu thôi đúng không nào. Không có gì phải lo lắng cả. Ở bài viết này, Đồ Cúng Việt sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Ý nghĩa của tín ngưỡng đi chùa cầu duyên
Mỗi truyền thống tín ngưỡng điều mang theo mình những ý nghĩa đẹp riêng của nó, tín ngưỡng đi chùa cầu duyên cũng vậy. Cũng không biết từ bao giờ, các chàng trai cô gái lại sắm sửa lễ vật về các chùa được cho là “linh nghiệm” để cầu duyên. Đi chùa cầu duyên với tâm niệm và mong muốn đường tình duyên gặp được nhiều suôn sẻ, khi đi lẻ bóng khi về có đôi, gặp được ý trung nhân.
Đến chùa cầu nguyện thành tâm sẽ được Phật Pháp chứng giám mà ban nhân duyên lành, ” se sợi chỉ đỏ” cho những chàng trai cô gái có tình yêu lận đận chưa tìm được 1 nữa của mình.
Ngoài ra, với những người yêu nhau tuy đã chia tay nhưng vẫn còn vương vấn, chưa dứ được tình cảm thì sau khi đi chùa cầu duyên về có thể đến được với nhau.
Nên đi chùa cầu duyên ở chùa nào cho linh nghiệm?
Dù là ở chốn phồn hoa đô thi như Sài Gòn hay nơi phố cổ như Hà Nội điều có những ngôi chùa cầu duyên khá “linh thiêng”. Mọi người cứ truyền tai nhau và cùng nhau đi lễ để cầu duyên.
Thông thường, các chàng trai cô gái sẽ lựa chọn một trong các ngôi chùa sau:
- Chùa Hà
Có lẽ đây chính là ngôi chùa cầu duyên được rất nhiều người biết đến. Ngôi Chùa Hà nằm tại con phố nhỏ trùng tên với chùa trên tuyến đường Cầu Giấy – Hà Nội.
- Chùa Ông
Hà Thành có Chùa Hà thì Sài Gòn sẽ có chùa Ông. Chùa Ông được đánh giá là ngôi chùa cầu duyên bậc nhất ở Sài Gòn. Ngôi chùa này tọa lạc trên khi đường Nguyễn Trải Quận 5 sầm uất.
- Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng không chỉ là địa điểm du lịch văn hóa mà còn là nơi để các bạn trẻ Đà Nẵng đến cầu nhân duyên, đối lứa yêu nhau luôn được bền chặt.
Cần sắm lễ vật gì khi đi chùa cầu duyên?
Đi chùa cầu duyên thì cần chuẩn bị những lễ vật gì? Thông thường việc đi chùa cầu duyên hay đi lễ gì ở đền chùa cũng thế, chúng ta thường đi lễ theo thành ý và sự thành tâm của mình. Chúng ta không cần phải câu nệ lễ vật dâng cúng là phải cầu kì, hoa mỹ.
Xung quanh ngôi chùa mà bạn cầu duyên sẽ có những bà lão hay người dân sống xung quanh ngồi bán lễ vật. Khi đến đây, các bạn sẽ được chỉ về cách sắm lễ vật.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, khi đi chùa cầu duyên cần sắm những lễ vật sau:
- Hoa quả: Tùy theo mùa trong năm mà bạn có thể lựa chọn nhưng nên có màu sắc sặc sỡ như: Màu vàng, xanh, đỏ, tím, và màu trắng.
- Tiền vàng nên có 5 lễ.
- Trầu cau thường sẽ là 1 quả cau 3 lá trầu.
- Cần chuẩn bị bánh chưng và bánh dày – mỗi loại 1 chiếc
- Bánh xu xê là một đôi.
Văn khấn cầu duyên chuẩn tâm linh tại chùa
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con kính lạy.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa.
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh.
Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn.
Đức Đệ Tam Mẫu Thoải.
Con tên là.……
Sinh ngày.…, Thánh.…., Năm.…. (âm lịch)
Cứ trú tại.……
Hôm này ngày.…., Tháng.…., Năm.…., (âm lịch). Con đến Thánh Đức Tự (tên đúng của Chùa Hà). Thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ).
Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác. Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện, cho con gặp được người có tâm có đức, có tài có chí, tâm đầu ý hợp, chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu xác định yêu để cưới) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Cẩn cáo (xong vái 3 vái).
Văn khấn cầu duyên tại nhà
Ngoài cầu duyên tại chùa thì có nhiều chàng trai cô gái thực hiện cầu duyên tại nhà. Văn khấn cho lễ cầu duyên tại nhà khác với tại chùa, cụ thể như sau:
Nam mô A di Đà phật.
Nam mô A di Đà phật.
Nam mô A di Đà phật.
Con lạy chín phương Trời. con lạy mười phương Phật.
Hôm nay, Ngày: ….. , Tháng….. ,Năm …. , (tính theo âm lịch).
Con tên là:…………………., tuổi……,
Kính cẩn khánh bái.
Chư Phật mười phương. Tứ phủ công đồng Thánh đế. Mẫu đệ nhất thiên tiên. Mẫu địa nhị thượng ngàn. Mẫu đệ tam thủy cung. cập chư Tiên đồng Tây Hồ phủ.
Hôm nay, con có chút lễ vật mọn dâng bày, cung thỉnh chư vị Phật, Chư Thánh, Chư Mẫu lai lâm chứng giám.
Kính tấu Phật Thánh, Chư mẫu, Chư Tiên, trong trời đất có đạo âm dương giao hòa, hóa sinh vạn vật, đạo nhân sinh có nam có nữ, đến tuổi thì tác thành đôi lứa vợ chồng. Nhờ ơn Trời Phật Thánh Mẫu và phúc ấm Gia tiên.
Con tên là:…………………
Trú tại số nhà:…… ,Phố………………. ,Phường………….., Quận………, TP………… .(đọc địa chỉ nơi cư trú)
Hiện chưa tìm được ý trung nhân xứng đôi vừa lứa, mong gặp cảnh ngộ tương đồng tương cảm, cá nước duyên ưa, nảy sinh cảm tình chân thành, mong muốn sớm được xum họp một nhà.
Con khấu đầu thành tâm cầu xin chư Phật, Thánh, Tiên, Mẫu bản phủ lai lâm chứng minh chứng giám phù độ gia trì vun bồi tình cảm, tác duyên tạo phúc cho con gặp may mắn tác thành đôi lứa, cho con sở cầu tình duyên xuôi chèo mát mái, để đi đến cuộc hôn nhân như nguyện ước.
Con là người trần, nghĩ sao thưa vậy, chỉ mong Phật Thánh Mẫu chứng minh chứng giám xin có tờ giấy cánh sớ dâng bày.
Nhân đây con cũng bái xin Phật Thánh Tiên Mẫu, giáng linh vào đôi uyên ương cát tường này để con mang về làm vật cát tường may mắn, hồi hướng ân đức của Phật, Thánh, Mẫu bên cạnh con, dẫn đường chỉ lối, phù độ cho con có tình duyên được vuông tròn như nguyện. Cho con gặp người tâm đầu ý hợp, thành vợ thành chồng, con cái đông đủ, thuận hòa sống với nhau đến trọn đời.
Kính lạy Chư vị Phật Thánh Tiên Chúa, các Mẫu chấp lễ chấp cầu ban phúc giáng linh vật cát tường cho chúng con, chúng con không dám quên ơn tạ lễ.
Tín chủ con: ………………., con xin rập đầu bái đến trăm lạy.
Cần lưu ý gì khi đi chùa cầu duyên?
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật và văn khấn cầu duyên thì chúng ta cần phải lưu ý các điều sau để tránh điều không hay xảy ra. Cụ thể:
- Đền chùa là nơi yên tĩnh thiêng liêng thờ cúng, do vậy, nên tắt chuông điện thoại, không chụp ảnh, nô đùa làm hỏng cảnh quan chùa.
- Ăn mặc lịch sự và thể hiện sự tôn trọng, tránh ăn mặc hở hang.
- Nói nhẹ nhàng, tránh lớn tiếng nơi cửa Phật.
- Các bạn nên chọn ngày lành tháng tốt để đi cầu duyên. Tuy nhiên cũng đừng nên đi vào những dịp quá đặc biệt thì sẽ khá đông, cản trở cho việc cúng vái.
- Lễ vật đơn giản nhưng bày tỏ được sự thành tâm. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất.
TÓM LẠI LÀ:
Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật, cách đi chùa và văn khấn cầu duyên một cách chỉnh chu nhất. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự thành tâm của mình để được Phật pháp cầu nguyện và se duyên lành.
Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Xem thêm chi tiết:
[Đầy đủ] Lễ vật & văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên Chuẩn Nhất
[Chi tiết] Sự tích & văn khấn Bà Chúa Nam Phương Chuẩn nhất