Nên đi chùa vào ngày nào để cả năm may mắn, phúc lộc dồi dào?
Mục lục bài viết
1. Nên đi chùa vào ngày nào để cả năm may mắn?
1.1. Đi chùa mùng 1 Tết Nguyên Đán
Theo phong tục của người Việt, lên chùa vào mùng 1 Tết Nguyên Đán hàng năm đã trở thành tục lệ vô cùng quen thuộc. Thậm chí nhiều gia đình sẽ lựa chọn lên chùa vào thời khắc giao thừa đêm 30 Tết. Đi chùa dịp Tết chính là cách để họ cầu cho bản thân, cho gia đình luôn được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi, gia đình hòa thuận, chúng sinh an lạc.
Vì thế, đi chùa vào mùng 1 Tết đồng nghĩa với việc cả năm người đó sẽ luôn sống an lạc, may mắn. Đi chùa đầu năm giúp tâm hồn con người thêm phần thư thái, hứa hẹn năm mới với nhiều tin vui mới.
[external_link_head]
1.2. Lên chùa mùng 2, 3 Tết Nguyên Đán
Theo quan niệm dân gian, mùng 2 và mùng 3 là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. Do đó, nhiều gia đình lựa chọn lên chùa vào ngày này với mong muốn cầu tài lộc, tiền bạc quanh năm dư dả.
1.3. Đi chùa ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán
Ngoài ngày 1,2,3 người dân thường xuyên đi lễ chùa thì nên đi chùa vào ngày nào khác nữa? Thông thường, mùng 4 Tết Nguyên Đán là ngày các gia đình Việt Nam chào đón các vị thần bắt đầu hạ giới từ thiên đình về cai quản năm mới. Do đó, người Việt quan niệm nếu thành tâm thì bất cứ điều gì xin trong ngày này đều sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực. Mùng 4 dịp Tết Nguyên Đán được xem là này cầu gì được nấy, những người muốn cầu duyên nên chọn ngày này để lên chùa.
1.4. Đi chùa mùng 6 Tết Nguyên Đán
Ông bà ta quan niệm ngày mùng 6 Tết là ngày bình an. Đây cũng là ngày tốt để xuất hành các chuyến đi xa. Do đó, đi chùa vào ngày này, người đi chùa sẽ cầu xin lộc bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
2. Sắm lễ đi chùa ngày Tết cần những gì?
2.1. Đồ lễ chuẩn bị khi đi chùa đầu năm
Chuẩn bị đầy đủ lễ vật khi đi chùa cầu an đầu năm là điều tối thiểu bất cứ ai cũng cần nắm được. Khi đi chùa, tín chủ cần chuẩn bị lễ chay bao gồm: xôi, chè, hoa quả,… Tuy nhiên với các ngôi chùa có thờ Thánh Mẫu hay Thần Linh, bạn có thể chuẩn bị thêm các lễ vật mặn như (giò, chả, thịt gà,…). Ngoài các ban này, lễ vật mặn cần tránh đặt ở các khu vực thờ Phật điện trong chùa.
Ngoài ra, lễ vật bạn không nên đặt tại khu Phật chính điện, hãy đặt chúng ở ban Thần Linh, Thánh Mẫu chính. Tiền cúng nên bỏ vào các hòm công đức, tuyệt đối không nên đặt tiền bạc vào lễ vật dâng. Các loại hoa quả khi chuẩn bị dâng lên chùa ngày Tết, bạn không nên mua các loại hoa dại hay hoa tạp. Hãy lựa chọn các loài hoa quen thuộc dùng khi cúng bái như hoa sen, mẫu đơn hay hoa huệ,… là tốt nhất.
Trước khi tới chùa dâng hương, bạn hãy giữ chay tịnh cho bản thân đồng thời làm nhiều việc thiện. Bên cạnh các lưu ý trên, trước khi tới chùa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ văn khấn. Bạn nên tham khảo các bài văn khấn trong sách hoặc từ các vị sư tăng để có bài khấn chuẩn nhất.
2.2. Thứ tự làm lễ tại chùa ngày Tết
Sau khi đã nắm được nên đi chùa vào ngày nào, dù đi chùa ngày Tết hay bất cứ dịp nào trong năm, bạn cũng nên theo trình tự các bước sau:
[external_link offset=1]
Thực hiện thắp hương, dâng lễ tại khu vực ban thờ Đức Ông. Sau là đặt lễ ở chính điện, bạn hãy dâng hương, nhang đèn. Nên nhớ phải thắp hương, lễ vái đầy đủ tại tất cả các ban thờ khác có tại nhà Bái Đường.
Mỗi khi thắp hương cần đặt 3 hay 5 lễ trên bàn thờ. Với các ngôi chùa có thêm điện thờ Mẫu, Tứ Phủ, gia chủ cần tới dâng lễ, thắp hương cầu nguyện. Cuối cùng hãy tới dâng lễ khu vực nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Sau khi làm lễ xong, bạn có thể nán lại để trò chuyện với các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Bên cạnh đó, khi tới chùa bạn cần tránh việc nô đùa, nói chuyện lớn tiếng hoặc bình phẩm. Tới Phật đường tuyệt đối nên tránh đi giày vào, không ăn uống hoặc hút thuốc, không quay phim hay chụp ảnh trong chùa,…
3. Trang phục đi chùa ngày Tết cho gia đình
3.1. Đồ dành riêng khi đi chùa
Bên cạnh tìm hiểu nên đi chùa vào ngày nào thì việc lựa chọn trang phục Tết cho gia đình cũng vô cùng quan trọng. Nếu là một phật tử, bạn nên diện trang phục áo lam, áo nâu, áo tràng như đi lễ thường ngày, Các bộ đồ này hiện được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng bán đồ Phật giáo.
Hãy kết hợp với túi cùng màu, giày thấp để tạo nên bộ trang phục đi chùa ngày Tết phù hợp. Trang phục này vừa đảm bảo sự giản dị, vừa mang lại sự thoải mái, lịch sự, thoát tục và được đa số mọi người lựa chọn khi đi chùa ngày Tết. Ý nghĩa của những bộ đồ này chính là giúp người mặc loại bỏ đi các rườm rà không cần thiết trong trang phục hàng ngày. Tượng trưng cho việc cần lược bớt những mưu cầu của bản thân ở trần thế.
3.2 Trang phục lễ chùa cho nữ giới
- Trang phục quần áo lịch sự, kín đáo, màu sắc trang nhã
Chị em có thể lựa chọn các bộ quần áo thường ngày để đi chùa dịp đầu năm. Các bộ trang phục gọn gàng, kín đáo chính là cách bạn thể hiện lòng thành của mình với các bậc tối cao. Chúng đồng thời cũng thể hiện sự tôn nghiêm, giản dị của người đi lễ ở nơi đất Phật. Do đó, bạn cần tránh mặc các trang phục ngắn, xuyên thấu phản cảm hay màu sắc lòe loẹt để mặc đi chùa nhé.
- Áo dài truyền thống
Áo dài là một trong số các trang phục chị em lựa chọn nhiều khi lên chùa dịp Tết. Áo dài nhã nhặn sẽ tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện được văn hóa truyền thống và nguồn cội. Trang phục này vô cùng lý tưởng cho chị em du xuân nhưng vẫn thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính trong ngày đầu năm mới. Vì vậy, chuẩn bị áo dài Tết để dùng được các dịp và không phải lo lắng thêm về việc chuẩn bị áo quần đi chùa là điều đáng cân nhắc. Như thế chị em cũng đỡ nặng đầu và bớt một phần trong việc chuẩn bị đồ cho mình lẫn gia đình.
3.3 Trang phục lễ chùa cho nam giới
- Áo vest, quần âu
Đây chắc chắn là trang phục phù hợp với những nơi cần sự trang nghiêm nhưng vẫn hợp thời trang. Chúng không chỉ chuyên phục vụ các bữa tiệc, hội thảo mà còn là bộ đồ lý tưởng để đi lễ chùa. Phái mạnh cũng cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn trang phục để tránh việc chọn đồ không phù hợp khi đến những chỗ linh thiêng ngày đầu năm mới.
- Áo dài khăn vấn
Áo dài không chỉ là sự lựa chọn hợp lý dành cho chị em phụ nữ, chúng còn được các đấng mày râu cực kỳ ưa chuộng trong các dịp Tết đến xuân về. Áo dài nam cũng thể hiện sự giản dị, thanh lịch nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các đấng mày râu bên cạnh câu hỏi nên đi chùa vào ngày nào.
3.4 Trang phục lễ chùa cho trẻ em
Bên cạnh lựa chọn trang phục cho cha mẹ thì cha mẹ nên cân nhắc chọn trang phục cho các bé khi đi chùa. Trang phục cần đảm bảo sự trong sáng, dễ thương đúng lứa tuổi khi đến một nơi linh thiêng vào đầu năm.
Áo dài chính là sự chọn phù hợp khi lễ chùa dành cho cả bé trai và bé gái. Những chiếc áo dài Tết cho bé vừa thể hiện truyền thống dân tộc, vừa không phản cảm. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chọn cho bé gái những chiếc váy dài thoải mái, không quá nhiều màu sặc sỡ để đưa con đi chùa. Tương tự bé trai hãy chọn các màu sắc nhã nhặn cho bé, những trang phục không gò bó hoặc những bộ vest nhỏ.
4. Những ngôi chùa linh thiêng tại Sài Gòn nên hành hương dịp Tết
Phong tục du xuân, cầu mong bình an vốn được cha ông ta lưu giữ qua nhiều thế hệ. Trong đó, Sài Gòn chính là cái “cái nôi” Phật giáo phương Nam nên nơi đây hiện có rất nhiều chùa chiền. Nơi đây có nhiều ngôi chùa linh thiêng, hàng năm thu hút hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi tìm đến chiêm ngưỡng, cúng bái. Dưới đây Yeutre.vn sẽ gợi ý tới bạn 5 ngôi chùa lớn, nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn để bạn lựa chọn.
4.1. Chùa Giác Lâm – Quận 10
Chùa Giác Lâm là một trong số những ngôi chùa nổi tiếng tại TP HCM, nơi đây luôn thu hút lượng khách đông đảo tới tham quan nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. Chùa hiện được tôn tạo theo kiến trúc miền Nam truyền thống. Chánh điện của chùa được xây dựng theo kiểu truyền thống với 1 gian 2 trái, tứ trụ. Lượng khách tới thăm chùa vào dịp Tết hàng năm tương đối đông nhưng không gian chùa rất yên tĩnh.
Bên cạnh tới cầu bình an cho gia đình, các du khách khi tới khu vực chùa Giác Lâm còn được tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời nơi đây. Đồng thời tìm hiểu thêm về nét kiến trúc, điêu khắc độc đáo ngôi chùa vẫn giữ nguyên vẹn tới ngày nay. Địa chỉ của chùa Giác Lâm tại 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình.
[external_link offset=2]
4.2. Chùa Ngọc Hoàng – Quận 1
Trước đây, ngôi chùa này có tên gọi khác là điện Ngọc Hoàng, nơi đây thờ thần Hoàng của người Hoa. Ngôi chùa được thiết kế theo phong cách kiến trúc đậm nét kiến trúc Trung Hoa. Hiện ngôi chùa đang lưu trữ nhiều tượng gỗ đẹp mắt và vô cùng quý giá. Nếu đang băn khoăn nên đi chùa vào ngày nào, bạn hoàn toàn có thể tới đây vào các ngày mùng 1,2,3,4,6 Tết và các ngày khác trong năm, Khi đặt chân tới cổng chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng hồ sen bung nở tuyệt đẹp, tỏa hương thơm ngát. Trong chánh điện chùa luôn luôn được hương khói tạo nên không gian mờ ảo linh thiêng.
Chùa Ngọc Hoàng rất nổi tiếng linh thiêng dành cho những người tới cầu đường tình duyên và đường con cái. Hàng năm nhiều người thường đi chùa cầu duyên đầu năm ở đây. Sau khi chiêm bái, du khách nên làm lễ phóng sinh rùa để tích phước đức. Chùa Ngọc Hoàng ngụ tại 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1.
4.3. Chùa Vĩnh Nghiêm – Quận 3
Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ngay trên khu đất tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – con đường được mệnh danh là đẹp nhất thành phố. Ngôi chùa này rất nổi tiếng tại Sài Gòn và toàn miền Nam tuy nhiên không phải ai cũng hiểu kiến trúc của chúng. Ngôi chùa được lấy ý tưởng nguyên mẫu từ một ngôi chùa gỗ ở Bắc Giang, theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Chùa được thiết kế bao gồm các tòa chánh điện lớn cùng ngôi tháp đá cao lên tới 14 mét gồm 7 tầng. Chúng được thiết kế với hoa văn chạm trổ cùng họa tiết đẹp mắt theo phong cách kiến trúc thời Lý- Trần.
Vậy nên đi chùa vào ngày nào là phù hợp? Thông thường, dịp đầu năm chùa Vĩnh Nghiêm rất đông khách. Du khách thập phương tới tham quan, chiêm ngưỡng và cúng bái rất đông. Do đó, để tránh tình trạng chen chúc, du khách nên tới chùa vào thời điểm sáng sớm hoặc trưa. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện tọa lạc tại địa chỉ 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3.
4.4. Chùa Xá Lợi – Quận 3
Đây là ngôi chùa có thiết kế độc đáo nằm trên góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu. Chùa Xá Lợi với hệ thống khuôn viên rộng lên tới 2.500 mét vuông. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi chính không gian yên ả, thanh tịnh cùng hệ thống cây xanh rợp bóng hai bên lối vào chùa.
Tới đây, du khách chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi độ cao của chùa. Chùa được xây dựng với ngôi tháp cao 7 tầng – 32 mét. Tầng cao nhất của chùa là nơi đặt đại hồng chuông nặng 2 tấn, đúc theo mẫu của chuông đồng chùa Thiên Mụ ở Huế.
Nếu có dịp du lịch tới Sài Gòn dịp Tết Nguyên Đán, du khách đừng quên ghé chùa Xá Lợi chiêm ngưỡng kiến trúc nơi đây. Đồng thời cầu xin tài lộc, bình an cho bản thân, gia đình. Địa chỉ chùa Xá Lợi ngụ tại 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3.
4.5. Việt Nam quốc tự – Quận 10
Ngôi chùa này có diện tích lớn nhất Sài Gòn là là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM. Chùa nằm trên đường lớn nên diện tích khá nhỏ với 3 chánh điện chính. Ngôi chùa hàng năm thu hút lượng lớn Phật tử và du khách tới viếng thăm, tụng kinh vào ngày rằm hay lễ Tết. Dịp Tết Nguyên Đán, chùa đón lượng Phật tử tới rất đông. Du khách khi tới chùa cần lưu ý tài sản tránh tình trạng mất cắp. Ngôi chùa hiện tọa lạc tại địa chỉ 244 đường 3/2, phường 12, Quận 10.
Nên đi chùa vào ngày nào dịp Tết là câu hỏi được nhiều du khách băn khoăn. Trong dịp Tết, du khách có thể tới chùa vào bất cứ thời điểm nào để cầu bình an cho bản thân và những người trong gia đình. Tuy nhiên nếu đi chùa theo hình thức tham quan, du lịch, bạn nên đi sau mùng 3 Tết khi đã dành những khoảng thời gian quây quần bên gia đình đầy ý nghĩa bạn nhé!
Phạm Dịu Tổng hợp[external_footer]