Nền văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào trong thời kỳ Đại Việt?

a) Những thành tựu của văn minh Trung Hoa

– Chữ viết: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện. Kế thừa chữ triện và chữ lệ, chữ Hán ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay.
– Văn học: Trung Quốc có nền văn học rất phong phú đó là nhờ vào chế độ thi cử và việc văn chương trở thành thước đo của tri thức. Các thể loại tiêu biểu: Thơ, Từ, Phú, Kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu nhất là Kinh thi, Thơ Đường và Tiểu thuyết Minh – Thanh.
– Sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Các tác phẩm điển hình: Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu; Sử kí của Tư Mã Thiên; Hán thư của Ban Cố; Tam quốc chí của Trần Thọ; Hậu Hán thư của Phạm Diệp; Minh sử, Tứ khố toàn thư của thời Minh-Thanh
– Khoa học tự nhiên
+ Toán học: biết quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông; biết cách khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương; đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14
+ Thiên văn học: đặt ra lịch Can-Chi, chế ra dụng cụ để dự báo động đất; xác định một năm có 365,2425 ngày…
+ Y dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
+ Các phát minh lớn về kĩ thuật: giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn.
– Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
+ Hội hoạ: Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á.
+ Điêu khắc: có những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
+ Kiến trúc: Cũng có những công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới 6700 km ), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
– Tư tưởng và tôn giáo
+ Triết học: thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành
+ Tư tưởng: Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia…
– Thành tựu về giáo dục: trường học, khoa thi…

b) Những ảnh hưởng đối với văn minh Đại Việt

– Khái quát về văn minh Đại Việt (thế kỉ X-XVIII): biểu hiệu ở tất cả các mặt những đặc điểm của một dân tộc đã trưởng thành sau một nghìn năm khổ nhục vì ách Bắc thuộc.
+ Thế kỷ X: Ngô, Đinh, Tiền Lê: Củng cố độc lập, thống nhất đất nước.
+ Thế kỷ XI – XV: Từ đời Lý đến đời Hậu Lê. Quốc gia Đại Việt hình thành và phát triển.
+ Thế kỷ XV – XVIII: Khủng hoảng, suy vong
+ Cùng với sự tồn tại của quốc gia Đại Việt, một nền văn minh mới xuất hiện: Văn minh Đại Việt. Đó là nền văn minh tồn tại song song với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt, trên cơ sở kế thừa những bản sắc dân tộc từ nền VM Văn Lang – Âu Lạc và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố của văn hoá Chăm Pa, đặc biệt là nền văn minh Trung Hoa.
– Ảnh hưởng về chính trị, xã hội: thiết lập các bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền.
– Ảnh hưởng về văn hoá, chữ viết, KHKT, tôn giáo (Nho giáo).
+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
– Sự tiếp thu có chọn lọc mang bản sắc đặc trưng riêng của văn minh Đại Việt.
+ Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
+ Văn hoá dân gian:
Văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, hò, vè.
Trò chơi dân gian: đánh phết, đánh đu, chọi trâu, lò cò, ô ăn quan… đến nay vẫn còn bắt gặp, nhất là trong ngày hội làng.
Trong dân gian đã nung đợc nhiều loại men gốm bền đẹp: men ngọc, men hoa nâu, men nhiều màu.
+ Hội hoạ: Tranh Đông Hồ