Nét đẹp phong tục gói bánh chưng ngày Tết của người Việt

Những ngày cận Tết, nhà nhà đều chuẩn bị gạo nếp để gói bánh chưng tạo nên không khí vô cùng rộn ràng, háo hức. Vậy bạn có biết phong tục gói bánh chưng ngày Tết có từ đâu không, cùng Mordan Mooncake khám phá nhé.

Nét đẹp phong tục gói bánh chưng ngày Tết của người ViệtNét đẹp phong tục gói bánh chưng ngày Tết của người Việt

Sự tích bánh chưng bánh giầy

Vào đời Vua Hùng thứ 6, nhà vua có ý định truyền ngôi cho các con. Nhân dịp đầu xuân vua cha mới họp các hoàng tử lại và nói rằng: “ Ai tìm được thức ăn ngon và ý nghĩa nhất thì ta sẽ truyền ngôi vua cho “.

Các hoàng tử đều thay nhau mang sơn hào hải vị đến cho vua cha với hy vọng lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con thứ 18 của Vua Hùng tên là Lang Liêu tính tình hiền lành, vì mẹ mất sớm nên ông lo lắng không biết nên dâng lên vua cha thứ gì.

Một hôm nằm ngủ thì có vị Thần xuất hiện trong giấc mơ và bảo: “ Vạn vật trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, gạo là thức ăn nuôi sống con người, con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Dùng lá bọc ngoài, đặt nhân bên trong ruột bánh tượng trưng cho sự bảo bọc và công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Lang Liêu tỉnh dậy vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần, chiếc bánh hình vuông từ nếp được gói bằng lá dong, bên trong là nhân thịt mỡ và đậu xanh, mang đi nấu chín trong vài giờ, chiếc bánh hình tròn ông dùng nếp đã nấu chín giã nhuyễn rồi vo tròn lại đặt trên miếng lá chuối.

2 Chiếc bánh được làm ra, ông đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, bánh hình tròn là bánh giầy rồi dâng lên vua cha. Vua nếm bánh thấy ngon và nghe được ý nghĩa sâu sắc bên trong liền rất vui và truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Phong tục nấu bánh chưng ngày Tết cũng từ đây mà ra đời.

Sự tích bánh chưng bánh giầySự tích bánh chưng bánh giầy

Nguồn gốc tục phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Bắt nguồn từ sự tích bánh chưng bánh giầy, sau khi Lang Liêu lên ngôi, hằng năm vào ngày Tết đều cho người làm 2 loại bánh này và truyền bá rộng rãi ra nhân gian để dâng lên tổ tiên.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, mọi người đều gói bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng tổ tiên, Trời Đất thể hiện sự kính trọng và biết ơn vì đã mang đến cho người dân mùa màng bội thu, có nhiều gạo để ăn.

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết được lưu truyền đến ngày nayPhong tục gói bánh chưng ngày Tết được lưu truyền đến ngày nay

Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Không phải tự nhiên mà bánh chưng, bánh giầy được xem là món ăn quan trọng không thể thiếu vào ngày Tết của người Việt. Hơn hết, Việt Nam gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vì vậy người ta gói bánh và dâng lên để cảm tạ tổ tiên, trời đất đã ban cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Việc gói bánh chưng ngày Tết không chỉ là hoạt động giúp con cháu nhớ đến công lao của tổ tiên đã sáng tạo và duy trì chiếc bánh này qua bao thế hệ mà thông qua hoạt động gói bánh còn thể hiện sự khéo léo tỉ mỉ qua những chiếc bánh được gói vuông vức, đều tăm tắp.

Tục gói bánh chưng ngày Tết là hoạt động mà ai trong nhà cũng có thể tham gia vào tùy theo sức của mình, mọi người quây quần bên nhau gói bánh, đợi bánh nấu chín và kể cho nhau nghe những câu chuyện ngày xưa. Tình cảm gia đình từ đó cũng  gắn chặt hơn, ấm áp hơn như ngọn lửa nấu bánh.

Ngoài bánh chưng truyền thống đặc trưng của Tết miền Bắc với hình dáng vuông vức được gói bằng lá dong thì miền Nam lại có chút biến tấu với bánh tét. Cũng được gói từ nếp nhưng với hình tròn hay còn được gọi là đòn, bên ngoài được thay thế bằng lá chuối thay vì lá dong bởi ở miền Nam chỉ cần ra sau vườn là có ngay lá chuối. Phần nhân bên trong cũng được biến tấu hơn ngoài thịt mỡ đậu xanh còn có bánh tét nhân chuối, bánh tét đậu, bánh tét lá cẩm màu đẹp mắt, … thể hiện sự sáng tạo không giới hạn của con người.

Bánh chưng và bánh giầy được bày trên bàn thờ gia tiên vào ngày TếtBánh chưng và bánh giầy được bày trên bàn thờ gia tiên vào ngày Tết

Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

Theo quan niệm hiện nay, bánh chưng cùng với bánh tét miền Nam tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Chiếc bánh chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, người Việt ta gắn liền mới nền nông nghiệp lúa nước, vì vậy việc dâng chiếc bánh chưng lên tổ tiên như thể hiện lòng biết ơn trời đất đã tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp mùa màng bội thu.

Lá dong xanh bao bọc bên ngoài bánh vừa tạo màu sắc đẹp mắt tự nhiên vừa tượng trưng cho sự bảo bọc của cha mẹ dành cho con cái, bên trong là thịt mỡ và đậu xanh tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy.  Hạt nếp dẻo trong ôm trọn phần nhân và sợi lạt trắng bên ngoài buộc chặt như thắt chặt, gắn kết các mối quan hệ giữa mọi người với nhau.

Chiếc bánh chưng còn thể hiện được sự tỉ mỉ chăm chút của người gói vào từng chiếc bánh sao cho đều và đẹp mắt, gói kỹ các lớp để nước không bị vào trong khi nấu, vì vậy chiếc bánh chưng chứa đựng không biết bao nhiêu tâm huyết của người làm, chiếc bánh càng lớn càng đặc biệt và đáng quý hơn.

Chiếc bánh chưng xanh không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đếnChiếc bánh chưng xanh không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến

Bánh chưng được gói khi nào?

Vào dịp Tết, tầm khoảng ngày 27, 28 tháng chạp là mọi người đã tất bật chuẩn bị các nguyên liệu như: lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh. Sau khi gói bánh, nấu bánh chưng với lửa lớn khoảng 3 – 4 tiếng tùy kích thước bánh cho đến khi bánh chín và chờ cho bánh nguội thì vừa kịp vào ngày mùng 1 Tết, bánh lúc này dẻo thơm ngon nhất. 

Bánh chưng không chỉ được gói vào ngày Tết để dâng lên ông bà tổ tiên mà còn được gói vào những ngày lễ truyền thống của dân tộc, đặc biệt là ngày giỗ tổ Hùng Vương không thể nào thiếu sự có mặt của bánh chưng và bánh giầy.

Cuộc thi gói bánh chưng được tổ chức vào ngày giỗ tổ Hùng VươngCuộc thi gói bánh chưng được tổ chức vào ngày giỗ tổ Hùng Vương

Mordan Mooncake đã chia sẻ đến bạn những ý nghĩa về nét đẹp phong tục gói bánh chưng ngày Tết của người Việt. hy vọng bạn càng thêm yêu quý, trân trọng loại bánh truyền thống này, luôn duy trì và phát huy truyền thống gói bánh chưng ngày Tết cho thế hệ con cháu mai sau.

 

Biên tập bởi Phạm Thị Thùy Trang

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 23 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 093 989 7171

Website: mordanbakery.vn

Fanpage: fb.com/mordanbakery