Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới bởi những nét đẹp, những dấu ấn trong giao tiếp, ứng xử. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu văn hóa giao tiếp Nhật Bản có những nét đặc sắc nào nhé!

1. Văn hóa cúi chào của người Nhật

Khi tiếp xúc với tiếng Nhật cũng như nền văn hóa Nhật Bản, chúng ta đều có nghe tới văn hóa cúi chào của người Nhật. Nghi thức cúi chào trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản được gọi là Ojigi. Đây là một trong những quy tắc vô cùng quan trọng trong văn hóa ứng xử Nhật Bản.

Tùy vào địa vị xã hội và mối quan hệ giữa những người giao tiếp mà có những kiểu chào phù hợp. Trong văn hóa chào hỏi Nhật Bản, khi cúi chào, càng gập người xuống thấp thì mức độ tôn trọng đối phương sẽ càng cao. Tuy nhiên, về cơ bản có 3 kiểu chào sau

Kiểu 1 : Eshaku (会釈)
Đây là kiểu chào phổ biến nhất. Ở kiểu Eshaku chúng ta sẽ cúi đầu xuống khoảng 15 độ và để hai tay bên hông.
Kiểu 2 : Keirei (敬礼)
Với kiểu chào này, chúng ta sẽ gập người khoảng 30 độ. Cách chào này thường được dùng để chào hỏi những người lớn tuổi hơn, cấp trên, khách hàng hoặc đối tác làm ăn,…
Kiểu 3 : Saikeirei (最敬礼)
Đây là kiểu chào trang trọng và lịch sự nhất trong văn hóa chào hỏi Nhật Bản. Khi chào chúng ta sẽ cúi gập một góc 45 độ. Vì là cách chào trang trọng nhất nên nó thường được sử dụng trước Thiên Hoàng, bàn thờ trong đền Thần Đạo, trong chùa,…

2. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản tiếp theo cũng rất quan trọng đó là văn hóa cảm ơn và xin lỗi

Trong đời sống hàng ngày, người Nhật rất hay dùng các câu nói cảm ơn và xin lỗi. Thế nên nó đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Trong tiếng Nhật cũng có nhiều cách nói cảm ơn, xin lỗi dễ gây nhầm lẫn cho những người mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Ví dụ :
“どうも” là cảm ơn còn ”すみません” là xin lỗi. Nhưng khi ghép 2 từ này lại với nhau “どうもすみません” thì nó lại vừa mang nghĩa cảm ơn vừa mang nghĩa xin lỗi ở trong đó.
Ngoài ra ,cùng là xin lỗi nhưng lại có rất nhiều cách nói khác nhau, thể hiện mức độ lịch sự khác nhau như “ごめんなさい”, ” すみません “, ” 申し訳ございません” ,….

3. Văn hóa tặng quà

Tặng quà là nét đẹp vô cùng quan trọng trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản. Có 2 mùa trong năm để tặng quà đó là Chugen (1/7 đến 13/7) và Seibo (cuối năm). Tuy nhiên ở Nhật, người ta không chỉ tặng quà vào những dịp đặc biệt mà còn tặng trong lần gặp mặt đầu tiên, và cả trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, tặng quà đã trở thành một hình thức giao tiếp diễn ra thường xuyên trong đời sống của những người dân nơi đây.

Có rất nhiều thứ mà chúng ta cần phải lưu ý khi tặng quà cho người Nhật

– Khi tặng quà, giấy hoặc vải bọc quà không được có màu trắng. Theo người Nhật, màu trắng là màu tượng trưng cho chết chóc.
– Không tặng nhưng món quà liên quan hay gợi nhắc đến số 4. Bởi trong quan niệm Nhật Bản, số 4 là số tử.
– Khi muốn tặng quà cho một nhóm người nào đó,  thì cũng cần đảm bảo rằng có đủ quà cho tất cả những người có mặt ở đó.

– Không được tặng hoa cúc (Kiku) và hoa trà (Tsubaki) vào các dịp lễ tết. Bởi vì hoa cúc chỉ dùng trong đám tang. Trong khi đó hoa trà theo văn hóa Nhật Bản thì đó là vật không may mắn. Ngoài ra. người Nhật cũng tránh những loại hoa có màu tối. Ngoài những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản như chào hỏi, tặng quà, cảm ơn, xin lỗi,… còn rất nhiều điều khác nữa chúng ta cần học khi tiếp xúc với nền văn hóa Nhật Bản.

Đăng ký tư vấn ngay để nhận ưu đãi!