Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng

Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 – 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở của người Tày – Nùng thường là nhà sàn có truyền thống từ rất lâu đời. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc xẻng, cày, bừa, nhốt gia súc, gia cầm, nhưng nay để đảm bảo vệ sinh môi trường thì các hộ gia đình đã di dời gia súc gia cầm xa nhà ở. 
Về văn hóa ẩm thực, các món ăn trong bữa cơm gia đình của đồng bào Tày rất phong phú và đa dạng, khi đặt chân đến các làng bản người Tày – Nùng, khách sẽ không khó để được thưởng thức vị chua của những món ăn, như: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua, canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua: khế, sấu, trám, tai chua… đều được tận dụng trong bữa ăn của đồng bào Tày – Nùng, hay vị đắng của những món như măng đắng, mướp đắng, rau ngải…
 Về trang phục, dân tộc Tày – Nùng được biết đến với màu áo chàm quen thuộc, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày – Nùng với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Ngoài ra, dân tộc Tày – Nùng còn có các sản phẩm thủ công nổi tiếng đó là thổ cẩm, sản phẩm này có truyền thống từ rất lâu đời, dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn… Nguyên liệu là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm nhiều màu khác nhau. 
Nghệ thuật của người Tày – Nùng Cao Bằng nổi tiếng với đàn tính 3 dây mà chỉ có ở Cao Bằng. Khi giọng hát vang lên kết hợp với điệu then rộn rã, chùm xóc nhạc réo rắt tất cả như hòa quyện vào từng phím đàn, tông nhạc hút hồn du khách khi đến với Cao Bằng.
Những thiếu nữ Tày trong trang phục truyền thống.
Những thiếu nữ Tày trong trang phục truyền thống.

Về Lễ hội, người Tày – Nùng có những lễ hội: Lễ mừng thọ, lễ hội Lồng Tồng (còn gọi là lễ hội xuống đồng) để cầu cúng thần Nông – vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành; Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày – Nùng được bắt đầu vào tháng Giêng và kéo dài đến trung tuần tháng Ba…
Cao Bằng là chiếc nôi cách mạng của cả nước và rất đỗi tự hào là vùng đất nổi bật về văn hóa truyền thống. Văn hóa dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.
Nguồn: baocaobang.vn

Người Tày – Nùng chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Người Tày – Nùng sinh sống khá gần gũi nhau. Họ mang những nét văn hóa khá tương đồng. Người Tày – Nùng nơi đây sử dụng ngôn ngữ riêng là tiếng Tày – Nùng hay còn gọi là tiếng Thổ.Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 – 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở của người Tày – Nùng thường là nhà sàn có truyền thống từ rất lâu đời. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc xẻng, cày, bừa, nhốt gia súc, gia cầm, nhưng nay để đảm bảo vệ sinh môi trường thì các hộ gia đình đã di dời gia súc gia cầm xa nhà ở.Về văn hóa ẩm thực, các món ăn trong bữa cơm gia đình của đồng bào Tày rất phong phú và đa dạng, khi đặt chân đến các làng bản người Tày – Nùng, khách sẽ không khó để được thưởng thức vị chua của những món ăn, như: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua, canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua: khế, sấu, trám, tai chua… đều được tận dụng trong bữa ăn của đồng bào Tày – Nùng, hay vị đắng của những món như măng đắng, mướp đắng, rau ngải…Về trang phục, dân tộc Tày – Nùng được biết đến với màu áo chàm quen thuộc, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày – Nùng với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Ngoài ra, dân tộc Tày – Nùng còn có các sản phẩm thủ công nổi tiếng đó là thổ cẩm, sản phẩm này có truyền thống từ rất lâu đời, dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn… Nguyên liệu là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm nhiều màu khác nhau.Nghệ thuật của người Tày – Nùng Cao Bằng nổi tiếng với đàn tính 3 dây mà chỉ có ở Cao Bằng. Khi giọng hát vang lên kết hợp với điệu then rộn rã, chùm xóc nhạc réo rắt tất cả như hòa quyện vào từng phím đàn, tông nhạc hút hồn du khách khi đến với Cao Bằng.Người Tày – Nùng có nhiều tết quanh năm và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, như: Tết Nguyên đán, Tết đắp nọi (có nghĩa là Nguyên đán nhỏ, dành cho những ai vì bận việc nước, việc quân chưa về hưởng Tết Nguyên đán; cũng có ý là tiễn tháng Giêng qua, bước vào vụ mới); Tết Thanh minh (ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hằng năm); Tết Đoan ngọ (ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch); Tết Khoăn vài (vía trâu), tổ chức ngày mùng 6 tháng Sáu âm lịch là Tết thu vía, trả công cho trâu, bò và trẻ em mục đồng chăn thả coi sóc trâu, bò sau vụ mùa cày cấy vất vả mọi bề đã hoàn thành; Tết Rằm tháng Bảy (Tết Trung nguyên), Tết Trung thu; Tết mừng cơm mới (Tết Trùng cửu), tổ chức vào ngày 9 tháng Chín âm lịch; Tết Trùng thập (ngày 10 tháng Mười âm lịch), tổ chức sau khi hoàn tất mùa gặt, người ta làm bánh dày để ăn, có ý nghĩa rửa và trả công cái nhíp cắt lúa; Tết Đông chí, đúng vào ngày Đông chí hằng năm, người Tày làm bánh trôi, còn gọi là phù noòng (coóng phù).Về Lễ hội, người Tày – Nùng có những lễ hội: Lễ mừng thọ, lễ hội Lồng Tồng (còn gọi là lễ hội xuống đồng) để cầu cúng thần Nông – vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành; Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày – Nùng được bắt đầu vào tháng Giêng và kéo dài đến trung tuần tháng Ba…Cao Bằng là chiếc nôi cách mạng của cả nước và rất đỗi tự hào là vùng đất nổi bật về văn hóa truyền thống. Văn hóa dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.Nguồn: baocaobang.vn