Ngành Công nghệ Ô tô học những gì? Ra trường làm gì? Làm việc ở đâu?
Mục tiêu đào tạo ngành / nghề Công nghệ ô tô
Đào tạo người lao động nghề Công nghệ ô tô có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự tìm việc làm. Trong quá trình học tập, thảo luận, trao dồi kiến thức và kỹ năng nghề Công nghệ ô tô cho người học. Rèn luyện thái độ người học làm việc đúng tác phong công nghiệp, làm việc theo qui trình, an toàn, mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao.
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nghề trong ngành Công nghệ Ôtô nói riêng và có hiểu biết, có khả năng giải quyết một số vấn đề trong lĩnh vực Cơ khí Động lực nói chung.
– Kiến thức:
-
Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
-
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
-
Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
-
Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
-
Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
-
Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;
-
Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
-
Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
-
Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
-
Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;
-
Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.
– Kỹ năng:
-
Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;
-
Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
-
Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
-
Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
-
Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
-
Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
-
Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
-
Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
-
Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.
Môn học tiêu biểu
Môn cơ sở
-
Tiếng anh chuyên ngành
-
Điện kỹ thuật
-
Điện tử cơ bản
-
Vật liệu học
-
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
-
Vẽ kỹ thuật
-
Công nghệ khí nén – thuỷ lực ứng dụng
-
An toàn lao động
-
Tổ chức quản lý sản xuất
-
AUTOCAD
-
Nguội cơ bản
-
Hàn cơ bản
Môn chuyên ngành
-
Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa
-
Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và nhóm piston
-
Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel
-
Bảo dưỡng và sửa chữa điện động cơ ô tô
-
Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe ô tô
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
-
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
-
Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô
-
Thực tập tốt nghiệp
Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm:
-
Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
-
Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
-
Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
-
Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
-
Giáo viên giảng dạy thực hành trong các cơ sở đào tạo nghề.