Ngành luật quốc tế là gì? Cần học gì? Mức thu nhập – JobsGO Blog
4.5/5 – (1 vote)
Ngành luật quốc tế là ngành thú vị, độc đáo, có thể giúp người học am hiểu về luật pháp quốc tế. Vậy bạn đã biết gì về ngành này chưa? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau nhé.
1. Tìm hiểu chung về ngành luật quốc tế
Luật quốc tế trong tiếng Anh còn gọi là International Law. Đây là một hệ thống quy tắc, quy phạm, quy định liên quan đến pháp luật đã được nhiều quốc gia và chủ thể luật quốc tế xây dựng nên. Luật được thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện. Nó điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các nước có tham gia ở mọi lĩnh vực.
Ngành luật quốc tế sẽ đào tạo sinh viên về kiến thức luật pháp, xoay quanh việc tìm hiểu, áp dụng luật trong bối cảnh toàn cầu. Khi theo học ngành này sẽ có 3 khối kiến thức đó là: Công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, so sánh thương mại quốc tế.
2. Ngành luật quốc tế học những gì?
Các bạn theo học ngành luật này luôn có những thắc mắc về chương trình học, môn học. Vậy ngành luật quốc tế sẽ đào tạo những gì cho bạn?
Hầu hết trong chương trình giảng dạy của các trường đều chú tâm vào việc trang bị kiến thức liên quan đến đối ngoại của nhà nước trong quan hệ giữa các nước. Đó có thể là kỹ năng lựa chọn hay áp dụng pháp luật vào việc đàm phán, giải quyết tranh chấp có yếu tố quốc tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về khung chương trình và các môn học của ngành này như sau:
Khối kiến thức đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin I, II
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Tin học
- Giáo dục thể châts
- Giáo dục quốc phòng
Khối kiến thức chuyên ngành
- Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước
- Logic học
- Công pháp quốc tế
- Tư pháp quốc tế
- Luật so sánh
- Luật kinh tế quốc tế
- Luật dân sự Việt Nam
- Luật hình sự Việt Nam
- Luật thương mại Việt Nam
- Luật điều ước quốc tế
- Luật nhân quyền quốc tế
- Luật tổ chức quốc tế
- Luật biển quốc tế
- Luật môi trường quốc tê
- Giải quyết tranh chấp quốc tế
- Luật ngoại giao và lãnh sự
- Luật đầu tư quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- ….
3. Ngành luật quốc tế có được ưa chuộng?
Ngành luật quốc tế đang ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn. Bởi ngành này đem lại nhiều kiến thức pháp luật trong nước, quốc tế, cơ hội làm việc ở nhiều môi trường. Đặc biệt hơn, ngành này giúp các bạn nâng cao tầm hiểu biết, khẳng định được giá trị bản thân mình.
Hiện nay có khá nhiều trường đại học trên cả nước có tuyển sinh và đào tạo ngành này. Số lượng sinh viên theo học cũng lớn. Không chỉ vậy, sinh viên còn có xu hướng tiếp tục theo chương trình sau đại học. Có thể thấy, ngành luật quốc tế không những được ưa chuộng mà nó còn quan trọng khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập.
4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành luật quốc tế
Luật quốc tế là ngành liên quan mật thiết với luật, các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Để theo đuổi được ngành này, trước tiên bạn nên xác định các tố chất phù hợp như:
- Cần phải công bằng, trung thực: Đối với ngành luật nói riêng, công bằng, trung thực là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp mọi người tin tưởng vào pháp luật và người làm luật như bạn. Nếu bản thân bạn không trung thực, không có sự công bằng thì chắc chắn sẽ không đi được lâu dài trong lĩnh vực này.
- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt: Dựa vào khả năng này, bạn sẽ truyền đạt được những kiến thức liên quan đến luật cho mọi người hiểu. Từ đó thuyết phục họ đi theo hướng mà bạn đưa ra. Đặc biệt, trong một phiên tòa tranh luận, nếu không có kỹ năng thuyết phục hay đàm phán, chắc chắn bạn sẽ thua ngay từ trận đầu.
- Luôn suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc: Đối với ngành luật, đặc biệt lại là luật có yếu tố nước ngoài thì việc suy nghĩ thấu đáo rất quan trọng. Luật riêng của các quốc gia sẽ có những điểm khác nhau. Vì vậy khi giải quyết vụ việc, sự việc nào đó thì bạn cần phải suy nghĩ rộng, thấu đáo mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra cách xử lý thích hợp.
- Có khả năng ngoại ngữ tốt: Nếu bạn muốn tương lai làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến thì trước tiên phải có ngoại ngữ. Nó là một điều kiện cần, giúp bạn giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên.
- Có trí nhớ tốt, sáng tạo và bản lĩnh vững vàng: Khi theo đuổi ngành này, bạn cần rèn luyện trí nhớ của mình tốt hơn nữa. Sáng tạo ở đây không phải tự làm ra quy định mới mà nó là sáng tạo trong cách tiếp nhận vấn đề, xử lý vấn đề. Đặc biệt, khi tham gia vào vụ việc nào đó, bạn cũng cần có tâm lý tốt, bản lĩnh vững, không dễ dàng bị lay động bởi người khác.
- Chịu được áp lực công việc lớn: Ngành luật quốc tế yêu cầu bạn phải có tinh thần thép, có khả năng chịu đựng áp lực cường độ liên tục.
5. Ngành luật quốc tế thi khối gì?
Ngành luật quốc tế có mã ngành là: 7380308
Các tổ hợp môn thi vào ngành này bao gồm như sau:
- Tổ hợp A00 gồm: Toán, Lý, hóa
- Tổ hợp A01 gồm: Toán, Lý, Anh
- Tổ hợp C00 gồm: Văn, Sử, Địa
- Tổ hợp D01 gồm: Văn, Toán, Anh
- Tổ hợp D09 gồm: Toán, khoa học tự nhiên, Anh
6. Học luật quốc tế tại trường nào?
Trong phần trên JobsGO đã nhắc đến việc có nhiều trường đào tạo ngành luật quốc tế trên khắp cả nước. Để giúp bạn có thêm những lựa chọn tốt hơn, trong phần này JobsGO sẽ tổ hợp tên trường, điểm thi và tổ hợp môn. Cùng theo dõi nhé!
Tên trường
Tổ hợp môn
Điểm chuẩn
2020
2021
2022
Học viện Ngoại giao Việt Nam
A01; D01; D06; D07
26
27.3
26.5
Viện đại học Mở Hà Nội
A01, D01
20.5
23.9
23.15
Trường đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
A00, A01, D01, C00
20
20
20
Trường đại học Công nghiệp TPHCM
A00, C00, D01, D96
20.5
20
25
7. Học ngành luật quốc tế ra trường làm gì?
Học ngành luật quốc tế ra trường có phải chỉ làm luật sư hay không? Có lẽ đây là câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc. Trong nội dung này, JobsGO sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về việc làm của ngành này.
Sau khi học xong ra trường, đảm bảo về khối lượng kiến thức vững chắc, các bạn có thể làm ở một số vị trí công việc như sau:
- Làm chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp: Bạn sẽ giúp công ty điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh ở lĩnh vực hoạt động, tư vấn cho chủ doanh nghiệp các yếu tố liên quan đến luật quốc tế.
- Chuyên viên dịch vụ pháp lý của luật sư: Ở vị trí này bạn sẽ được làm chuyên về các sự việc, vụ việc thương mại, dân sự, các hoạt động đầu tư mang yếu tố nước ngoài.
- Làm biên tập viên luật pháp quốc tế.
- Làm giảng viên luật trong các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Đặc biệt, môi trường làm việc trong tương lai của bạn cũng rất năng động, chuyên nghiệp. Cụ thể phải nói đến như: Cơ quan nhà nước (Sở tư pháp, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao, đại sứ quán,..), doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ quan truyền thông, trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu pháp luật,…
8. Mức lương dành cho ngành luật quốc tế
Về mức lương dành cho những ai theo đuổi ngành luật quốc tế khá đa dạng. Chủ yếu nó phụ thuộc vào vị trí làm việc, môi trường làm việc và cả định hướng lâu dài của bạn trong tương lai.
Nếu như bạn làm việc trong môi trường nhà nước thì lương sẽ được tính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Còn nếu bạn làm việc trong doanh nghiệp tư nhân, tổ chức nước ngoài thì:
- Mức lương trung bình cho người mới ra trường: 5 – 7 triệu.
- Mức lương trung bình cho người có kinh nghiệm: 10 – 15 triệu.
Ngoài ra, bạn còn có thể tự nâng cao lương bằng cách chứng minh thực lực, khả năng ngoại ngữ của mình trong công việc.
Như vậy, qua bài viết này có thể thấy, ngành luật quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn cùng mức lương ổn định, hấp dẫn. Mong rằng, qua thông tin chia sẻ này, bạn đã có được lựa chọn đúng đắn.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)