Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á – sức hút từ nét đẹp của “bức tranh đồng văn”
Mục lục bài viết
Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á – sức hút từ nét đẹp của “bức tranh đồng văn”
Văn hoá luôn là một chủ đề tuy quen mà lạ bởi sự phong phú trong các khía cạnh cùng những nét đặc trưng cuốn hút. Ngày 17/3, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á với nhiều hoạt động khám phá, nghiên cứu chuyên môn đầy thú vị và hữu ích.
Diễn ra tại Saigon Campus, chương trình thu hút được quý thầy/cô và đông đảo sinh viên tham gia
Hoạt động nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các thầy cô là giảng viên trong và ngoài trường cùng gửi báo cáo tham luận. Đến tham dự Ngày hội có TS. Nguyễn Minh Nhựt – Phó Trưởng ban Văn hoá xã hội,
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
; TS. Võ Văn Thành Thân – Trưởng khoa Ngôn ngữ & Văn hoá Quốc tế, Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF); PGS.TS. Hoàng Văn Việt – nguyên Trưởng khoa Đông phương học Trường đại học KHXH&NV, Trưởng ngành Đông phương học Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.
Về phía HUTECH, cùng tham dự có TS. Kiều Tuân – Bí thư Đảng uỷ, thường trực Hội đồng trường; PGS.TS. Phan Đình Nguyên – Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Xuân Hoàng Việt – Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Văn Thế Vinh – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Phạm Văn Việt – Trưởng phòng Khoa học công nghệ; TS. Nguyễn Thành Luân – Phó Trường phòng Khoa học công nghệ cùng lãnh đạo các đơn vị trong trường.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Lãnh đạo HUTECH và các đơn vị tại Ngày hội
Với những tiết mục văn nghệ mang đậm chất riêng của các quốc gia, ngày hội đã mở màn đầy cuốn hút và sôi động:
múa dân tộc, múa cổ trang, múa Yosakoi, nhảy dance cover K-pop
bắt đầu cho “hành trình” khám phá văn hoá các quốc gia Đông Á. Con đường văn hoá t
ại phiên khám phá với rất nhiều những sản phẩm từ trang phục cho đến công cụ sinh hoạt và cả ẩm thực đặc trưng của các nước, khu vực như Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… các gian hàng trò chơi dân gian Việt Nam, xếp giấy origami, gốm sứ Nhật Bản và cả trà sữa, điểm tâm từ Đài Loan hay những quyển sách trưng bày, giới thiệu về đất nước Hàn Quốc cùng các trò chơi đập giấy, phóng tên đặc trưng của xứ sở Kim Chi. Tất cả đã làm nên một cung đường văn hoá đa dạng được thu nhỏ tại sảnh trường HUTECH. Chính những hoạt động khám phá và trải nghiệm thú vị như thế đã giúp các bạn sinh viên tích luỹ thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích cũng như nắm được nét đẹp văn hoá của các nước Đông Á.
Các tiết mục văn nghệ đa dạng thể hiện nét văn hóa, nghệ thuật của các quốc gia
Nhiều trò chơi hấp dẫn, mang đến những trải nghiệm thú vị cho sinh viên
Gian hàng ẩm thực đa dạng món ăn giúp sinh viên trải nghiệm văn hóa đa quốc gia
Sinh viên hào hứng tham gia các hoạt động tại Ngày hội Ngôn ngữ và văn hóa Đông Á
Về vị trí địa lý, Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, nhưng về mặt văn hoá, Việt Nam là một nước đồng văn và có nhiều điểm tương đồng cùng các quốc gia Đông Á. Cũng chính điều này đã khiến buổi báo cáo chuyên đề của ngày hội thêm nhiều tham luận so sánh, đối chiếu để thấy được những điểm tương đồng và nét khu biệt trong văn hoá Việt Nam. Được biết, Hội thảo văn hoá đã nhận 60 bài tham gia báo cáo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học, học viện trong cả nước. Các báo cáo đã được đưa vào kỷ yếu cũng như chia sẻ tại 4 tiểu ban: Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam; Trung Quốc học; Nhật Bản học; Công nghệ Việt – Nhật.
Phần
Báo cáo Hội thảo “Khoa học Ngôn ngữ & Văn hóa Đông Á 2023” tại các tiểu ban cũng diễn ra sôi nổi tại tòa B
Mỗi phần báo cáo là một nét riêng với nhiều chủ đề xoay quanh văn hoá bản địa Việt Nam, khu vực Nam bộ; Ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc; tín ngưỡng và những nét tương đồng, dị biệt trong văn hoá đời sống, tâm thức xã hội của các nước đồng văn khu vực Đông Á.
Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á mở ra nhiều cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm tri thức, văn hoá xã hội
Hội thảo đã mang đến cho các bạn sinh viên không gian trải nghiệm đa văn hoá, nơi giao lưu, kết thêm nhiều người bạn mới để cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm tri thức, văn hoá xã hội. Đây cũng chính là dịp để các thầy cô, những nhà nghiên cứu cùng nhau trao đổi, làm giàu hơn cho chuyên môn và mở ra cơ hội hợp tác, phát triển công tác giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội.
Tin: Thanh Tiền
Ảnh: Tuấn Minh
TT. Truyền thông
14609269