Ngày ung thư thế giới – thu hẹp khoảng cách chăm sóc

  1. Ung thư gánh nặng chung của xã hội.

Theo số liệu báo cáo WHO năm 2021, số ca mắc và tử vong vì ung thư trên thế giới đã vượt qua một đỉnh mới nghiêm trọng đáng báo động khi ước tính đã có khoảng 20 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đã có 10 triệu người đã tử vong. Hiện nay,  ước tính toàn cầu  có  23 triệu người đang mắc ung thư. Mỗi năm có hơn 18 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong. Trong các loại ung thư, ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất (12,4%), sau đó là ung thư dạ dày, vú,  đại trực tràng,  gan,  tiền liệt tuyến, cổ tử cung. Riêng Ung thư phổi : Nam giới, tỉ lệ mắc cao nhất ở đông Âu(53,5/100.000) và ở Đông Nam Á (50,5/100.000) Nữ giới, tỉ lệ mắc cao nhất ở Bắc Mỹ (33,8/100.000) và bắc Âu(23,7/100.000). Trong đó, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (18%), tiếp theo là đại trực tràng (9,4%), gan (8,3%), dạ dày (7,7%) và vú (6,9%).

Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. 10 quốc gia có tỉ lệ mắc mới ung thư cao nhất là những nước phát triển gồm Australia, New Zealand, Ireland, Mỹ, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Canada, Pháp và Hungary. Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất (285/100.000 dân), sau đó đến Hàn Quốc (243/100.000 dân), kế đó là Singapore (233/100.000 dân), Trung Quốc ( 205/100.000 dân).

Các chuyên gia ung thư cho biết, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư liên quan đến hành vi và chế độ ăn bao gồm thói quen hút thuốc lá ở nam giới (45,3%), uống rượu bia ở nam giới (77.3%), chế độ ăn ít rau và trái cây (57.2%), và thiếu hoạt động thể lực (28.1%). Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế đất nước, áp lực nên nền y tế mối quốc gia.

Ví dụ như tại Anh, mỗi năm  nước này ước tính có tới 41.500 người bị chuẩn đoán mắc ung thư và gần 35.000 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học trường Đại học Oxford (Anh) tiến hành, chi phí chăm sóc sức khỏe và thiệt hại kinh tế do bệnh ung thư gây ra tại nước này mỗi năm lên tới 15,8 tỷ bảng (khoảng 25,2 tỷ USD). Kết quả điều tra cho thấy, bệnh nhân ung thư phổi gây thiệt hại lớn nhất, với gần 4 tỷ USD, tiếp theo là ung thư ruột – khoảng 2,5 tỷ USD, ung thư vú – 2,4 tỷ USD và ung thư tuyến tiền liệt – gần 1,4 tỷ USD.

Báo cáo công bố trên tạp chí y học The Lancet Oncology bệnh ung thư đã gây thiệt hại về kinh tế tới 126 tỷ euro cho các nước Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2009.  Khoản thiệt hại này gồm 51 tỷ euro chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, bao gồm thuốc men và 52 tỷ euro do mất khả năng lao động vì bị bệnh hoặc tử vong sớm. Hơn 20 tỷ euro còn lại được tính là phí tổn của việc chăm sóc (trên thực tế không được thanh toán) mà bạn bè và người thân của bệnh nhân ung thư thực hiện. Anh, Pháp, Đức và Italy chiếm hơn 2/3 số chi phí này

 Hay  như báo cáo nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện cho thấy căn bệnh ung thư khiến cho các nước Braxil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thiệt hại năng suất tương đương 46,3 tỷ USD trong năm 2012. Hay năm 2018, Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết những ca chết trẻ do mắc bệnh ung thư đang khiến Nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) thiệt hại mỗi năm hàng chục nghìn tỷ USD, của Trung Quốc là 28 tỷ USD.

Theo báo cáo từ Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên, năm 2021, tỷ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam tăng lên 9 bậc, xếp thứ 90/185 quốc gia và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, xếp thứ 50/185 quốc gia so với ghi nhận năm 2018. Cả nước hiện có khoảng hơn 350.000 bệnh nhân đang sống với bệnh ung thư. Các loại ung thư thường gặp là ung thư phổi, gan, đại trực tràng, vú, dạ dày, các ung thư vùng đầu, cổ.

 Đánh giá từ WHO cũng cho biết, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam với khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Điều đáng nói là phần lớn trường hợp ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn (khoảng 71,4%). Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

2. Thu hẹp khoảng cách chăm sóc bệnh nhân ung thư – thống điệp của ngày Ung thứ thế giới 2022

Chủ đề của Ngày Ung thư Thế giới trong 3 năm liên tiếp từ 2019-2021 là: “I AM AND I WILL – Tôi đang và tôi sẽ hành động”. Thông điệp này nhằm kêu gọi chính mỗi người trong chúng ta cam kết hành động nhằm giảm thiểu căn bệnh nguy hiểm này và những gánh nặng do ung thư gây ra cho bản thân người bệnh, người thân và xã hội thông qua việc chủ động phòng ngừa. Năm 2022, thông điệp mà WTO đưa ra cho ngày Ung thư thế giới là “thu hẹp khoảng cách chăm sóc”, nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, phòng ngừa, chăm sóc ung thư, thu hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển, đang phát triển, kém phát triển trong chăm sóc bệnh nhân ung thư. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh đang có sự khác biệt, bất bình đẳng trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư, đặc biệt giữa các nước thu nhập thấp và thu nhập cao.

Trước đây WHO đã đưa ra cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Trong báo cáo đó, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Ren Minghui cho rằng tỷ lệ 81% nói trên là lời cảnh tỉnh toàn thế giới về tình trạng bất bình đẳng “không thể chấp nhận được” giữa các nước giàu và các nước nghèo trong phòng ngừa, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư. Ông cho rằng nếu người dân có cơ hội tiếp cận rộng rãi các hệ thống khám sàng lọc và chăm sóc cơ bản, việc mắc ung thư có thể được phát hiện sớm, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị và ung thư không đồng nghĩa với án tử hình ở các nước nghèo. Báo cáo nhấn mạnh khoản đầu tư 25 tỷ USD trong thập kỷ tới có thể cứu sống khoảng 7 triệu người trên thế giới khỏi căn bệnh này. Cũng theo báo cáo, tổng số ca ung thư trên thế giới sẽ tăng khoảng 60% vào năm 2040 và thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25% số ca tử vong vì ung thư.

Sự chênh lệch trong chăm sóc bệnh nhân ung thư được thể hiện rõ qua các con số. Việc chăm sóc và điều trị toàn diện cho bệnh ung thư thì sẵn có ở hơn 90% các nước có thu nhập cao nhưng dưới 15% ở các nước có thu nhập thấp. Tỷ lệ sống sót của trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư là hơn 80% ở các nước thu nhập cao, trong khi ở các nước thu nhập thấp và trung bình thì dưới 30%; và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người mắc bệnh ung thư vú hiện đã vượt quá 80% ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, trong khi chỉ mới đạt 66% ở Ấn Độ và chỉ mới ở mức 40% ở Nam Phi.

Một cuộc điều tra gần đây của WHO cho thấy một cuộc khảo sát gần đây của WHO cho thấy rằng các dịch vụ chăm sóc và điều trị ung thư được chi trả bởi các chương trình chăm sóc y tế lớn nhất của chính phủ ở khoảng 37% các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong khi ít nhất 78% các quốc gia có thu nhập cao đã thực hiện. Theo các chuyên gia y tế, chất lượng điều trị tốt hơn ở các quốc gia có thu nhập cao góp phần giảm đến 20% số ca tử vong do ung thư tại nhóm các nước này trong giai đoạn 2000-2015. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với nhóm các quốc gia nghèo chỉ ở mức 5%.

Ung thư không phải là chết, theo WHO cho thấy việc quan trọng để kiểm soát bệnh ung thư là nâng cao chất lượng các dịch vụ phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị đa mô thức và chăm sóc hỗ trợ cho người bệnh.  Trong đó bước đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi cho sàng lọc ung thư, tiếp đó là tăng khả năng tiếp cận với xạ trị. 

Xuân Hợi

Theo Tạp chí Tri thức Xanh, số 158 – 02/2022