Nghĩa trang Hàng Dương và những câu chuyện ly kỳ
Theo thông báo của Ban Quản lí di tích Côn Đảo thời gian thăm viếng, dâng hương tưởng niệm tại di tích nghĩa trang Hàng Dương như sau:
- Ban ngày: Từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút
- Ban đềm: Từ 18 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút
Để đảm bảo tính tôn nghiêm, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường trong lễ viếng, dâng hương tưởng niệm tại di tích nghĩa trang Hàng Dương, quí khách khi thăm viếng nên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng.
Mục lục bài viết
Bài thơ nghĩa trang Hàng Dương
Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”
Hay:
“Nghĩa địa Hàng Dương vùi thây bao số phận
Hết lớp này lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ không tên và không tuổi…”
Qua bài thơ trên có thể cho ta thấy được cách chôn tù của thực dân và đế quốc ở Côn Đảo rất là tàn nhẫn và man rợ. Nhất là trong thời thực dân Pháp, mỗi khi có một tù nhân chết, cai ngục sẽ cho an táng bằng cách dùng hai chiếc bao bàng, một chiếc trùm từ trên đầu xuống, một chiếc trùm từ dưới chân lên rồi buộc lại bằng vài nuộc dây.
Sau đó đưa ra nghĩa địa đào một cái hố sơ xài để vùi lấp xuống dưới, bên trên cắm một cọc gỗ có đính một mảnh nhôm ghi vắn tắt số tù và ngày quá cố của người tù. Vài ngày sau, những đợt gió mạnh hoặc trâu, bò đi ngang qua dẫm bừa lên cọc gỗ ngã thế là mất hết dấu vết.
Chưa kể có những trường hợp tù nhân đi làm khổ sai bị tai nạn hoặc do kiệt sức mà chết, bọn cai ngục cũng sẽ cho vùi chôn tại chỗ. Nhiều chuyến vượt ngục trên biển của tù nhân bị sóng gió, thuyền, bè chìm đắm giữa biển khơi. Có thể nói rải rác khắp mọi nơi trên Côn Đảo đều có xác của tù nhân.
Ý nghĩa tượng đài nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương có các tượng đài mang ý nghĩa linh thiêng:
- Bức tượng Trao Áo
- Bức tượng Bất Khuất
- Bức tượng Hi Vọng
Bức tượng Trao Áo
Ngay ở trung tâm nghĩa trang là một sân hành lễ với tượng đài mang hình tượng Trao Áo. Tượng đài cao 9 m, nặng khoảng 25 tấn được xây dựng ngày 16 tháng 7 năm 1980. Phía chân bức tượng có ghi dòng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài này được tái tạo từ câu chuyện “Chết còn cởi áo cho nhau” với người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai và người nhận áo nguyên là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn